|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình kinh tế - xã hội tháng Quí I năm 2014

Tổng sản phẩm địa phương (GDP) ước đạt  2.579,7  tỷ đồng, tăng 8,02% so với cùng kỳ (tăng 1,4% so với mức tăng quý I năm 2013); trong đó: nông, lâm thuỷ sản tăng 3,92% (riêng nông nghiệp tăng 3,57%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước 1,57%); công nghiệp và xây dựng tăng 10,35% (riêng công nghiệp tăng 10,41%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước 3,31%); dịch vụ tăng 8,58% (cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước 0,68%). Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 28,6%; công nghiệp, xây dựng chiếm 29,5%; dịch vụ chiếm 41,9% (cùng kỳ tương ứng là 33,3%-23,3%-43,4%). Các hoạt động văn hoá - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, an sinh xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh cơ bản ổn định. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.

          1. Về phát triển kinh tế

a) Về sản xuất nông, lâm, thủy sản, quản lý tài nguyên môi trường

Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) quý I ước đạt 638,9 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 235,8 tỷ đồng, tăng 1,7%; giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 375,3 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Về trồng trọt, tính đến ngày 20/3/2014, toàn tỉnh đã gieo sạ 47.811 ha lúa, đạt 101,7% so với kế hoạch và tăng 4,5% so với cùng kỳ; diện tích các loại cây trồng cạn đã được xuống giống: Cây ngô 2.234 ha, giảm 1%; lạc 6.833 ha giảm 10,9%; đậu các loại 642 ha, giảm 28,7%; đậu tương 60,8 ha, giảm 40,4% và rau các loại 5.257 ha, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sâu bệnh trên cây trồng vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 chủ yếu là vàng lá sinh lý gây hại cục bộ ở một số địa phương, nhưng đã được phòng trừ, khống chế kịp thời nên mức độ gây hại không đáng kể. Đến ngày 20/3/2014 đã thu hoạch lúa Đông Xuân được 3.160 ha, năng suất ước đạt 64,5 tạ/ha. Trong vụ sản xuất Đông Xuân 2013-2014, ngành Nông nghiệp cùng với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các Hợp tác xã Nông nghiệp đã mở rộng xây dựng 160 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 6.785,5 ha các loại cây trồng: Lúa, ngô, lạc, rau, mía, sắn… với 38.446 hộ tham gia.

Về chăn nuôi, trước tình hình dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát trở lại và lây lan từ các tỉnh lân cận đến tỉnh ta, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm đã xảy ra rải rác tại một số huyện trên địa bàn tỉnh. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn tiêu hủy các đàn gia cầm trên; cấp thuốc sát trùng dự phòng cho các huyện thực hiện tiêu độc sát trùng khu vực nuôi; cấp vaccine cúm gia cầm cho các địa phương xảy ra các ổ dịch tổ chức tiêm phòng bao vây dập dịch, và tiêm phòng cho các đàn thủy cầm mới tái đàn. Toàn tỉnh đã tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho gia súc đợt I/2014 (từ ngày 10/2/2014), đến ngày 28/2/2014 đã tiêm được 144.529 liều cho trâu bò và 86.469 liều dịch tả cho lợn. Tiêm phòng cúm cho gần 3,6 triệu liều cho đàn gà, vịt và các loại gia cầm. Kiểm dịch xuất nhập tỉnh 10.541 con trâu bò, 291.120 con lợn, 3,1 con gà, vịt. Kiểm soát giết mổ 2.573 con trâu bò, 54.823 con lợn và 92.785 con gà.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá cố định 1994) ước đạt 58,6 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong quý I, tiếp tục công tác phúc tra, nghiệm thu đánh giá chất lượng rừng trồng, khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, chăm sóc rừng trồng năm 2013. Đồng thời, triển khai công tác chuẩn bị cây giống, diện tích đất lâm nghiệp, thiết kế rừng trồng và các điều kiện khác để thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2014. Công tác tuyên truyền và kiểm tra, giám sát địa bàn để ngăn chặn việc khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, phá rừng làm nương rẫy được tăng cường

  Giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 1994) ước đạt 368 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh quý I ước đạt 38.279 tấn, tăng 5,6% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá ngừ đại dương là 2.237 tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Nhờ khai thác khá nên hầu hết các tàu khai thác đều có lãi. Tính đến ngày 17/3/2014, toàn tỉnh đã thả giống nuôi tôm khoảng 979,9 ha, giảm 10% so với cùng kỳ; tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh đến nay là 8,3 ha (bệnh đốm trắng 1,8 ha, bệnh môi trường 6,5 ha). Diện tích nuôi tôm bị bệnh đã được xử lý

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, sinh thái trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai xử lý các tồn tại và tăng cường chỉ đạo quản lý. Trong quý I/2014, đã giao đất cho 06 trường hợp với tổng diện tích 29,8 ha; cho thuê đất 21 trường hợp, diện tích 37,2 ha; giới thiệu địa điểm 15 trường hợp, diện tích 342 ha; giao đất khu dân cư 29 trường hợp, diện tích 30,9 ha; công nhận QSDĐ 39 trường hợp, diện tích 18,6 ha; gia hạn giao đất khu dân cư 09 trường hợp, diện tích 4,8 ha; gia hạn thời gian giới thiệu địa điểm 02 trường hợp, diện tích 59,1 ha; gia hạn giao đất dự án 01 trường hợp, diện tích 286,6 ha; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho 101 hồ sơ, với diện tích 665,25 ha và diện tích sàn 51,632 ha; đăng ký giao dịch bảo đảm cho 75 trường hợp. Đã cấp, gia hạn 03 Giấy phép khai thác đá vật liệu xây dựng thông thường; 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường.

Trong quý 1, Văn phòng điều phối xây dựng NTM đã phối hợp chuẩn bị nội dung phục vụ Họp BCĐ xây dựng NTM tỉnh tháng 2-2014 và họp giao ban Thường trực BCĐ hàng tháng. Bổ sung, kiện toàn BCĐ tỉnh; bổ sung quy chế hoạt động, phối hợp của BCĐ tỉnh bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, Cục Thống kê. Trình phân công các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, doanh nghiệp theo dõi, giúp đỡ 25 xã hoàn thành xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 và 44 xã hoàn thành giai đoạn 2016-2020. Thành lập Ban vận động tài trợ xây dựng NTM tỉnh, ban hành thư kêu gọi đóng góp xây dựng NTM của Trưởng ban Ban chỉ đạo tỉnh. Phối hợp các sở ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Trình UBND tỉnh phân bổ Vốn Trung ương và tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2014. Phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh xây dựng nội dung và kế hoạch tuyên truyền và đào tạo tập huấn năm về xây dựng NTM năm 2014. Hướng dẫn và thống nhất kế hoạch thực hiện xây dựng NTM 2 năm 2014 - 2015 của 25 xã hoàn thành xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Thành lập Tổ công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

b) Về sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) Quý I năm 2014 tăng 8,15% so với cùng kỳ (năm gốc 2010). Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng giảm 1,64%, do các sản phẩm khai thác giảm đáng kể như: tinh quặng titan giảm 11,07%, đá granite khai thác giảm 6,92%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,73% do đóng góp đáng kể của nhiều sản phẩm sản xuất tăng như: Cá ướp đông tăng 33,14%, tôm đông lạnh tăng 8,18%, thức ăn gia súc tăng 60,49%, bia đóng chai tăng 11,95%, áo sơ mi người lớn tăng 27,75%, dăm gỗ tăng 7,6%, ghế gỗ tăng 9,75%, bàn gỗ các loại tăng 6,94%. Một số nguyên nhân tăng trưởng của các ngành như đang mùa khai thác thủy sản, đơn hàng ổn định do đó doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho công nhân tăng ca, làm thêm giờ; các nhà máy thức ăn gia súc đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu tiêu thụ tăng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm đáng kể như đường RS giảm 9,1%, dung dịch đạm huyết thanh giảm 15,48%. Sản xuất và phân phối điện tăng 50,77% do các hồ thủy điện đã tích đủ nước thuận lợi cho chạy phát điện. Cung cấp nước và hoạt động thu gom, xử lý rác thải tăng 10,82% so với cùng kỳ, do sản lượng nước máy thương phẩm tăng 14,04%, thu gom rác thải tăng 7,83%.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh như đường RS, ngành dăm gỗ…chưa thực sự phát huy hết tiềm năng lợi thế. Chẳng hạn như: Sản lượng đường chỉ đạt 90,9% so với cùng kỳ. Ngành sản xuất mía đường cần đầu tư nhiều hơn từ khâu nguyên liệu đến công suất sản xuất sản phẩm đầu ra mới có thể đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành này lên. Ngành dăm gỗ mặc dù tăng 7,6% nhưng phát triển không ổn định, hiện nay gặp một số khó khăn như sản lượng tiêu thụ 2 tháng đầu năm chỉ đạt 67,98% so với cùng kỳ, chi phí đầu vào tăng, cạnh tranh nguyên liệu giữa các nhà máy với nhau, trong khi đầu ra tăng chậm không bù được chi phí làm nhiều doanh nghiệp thua lỗ, một số khác hoạt động cầm chừng. Trước thực trạng này, cần có chính sách hợp lý quy hoạch lại số lượng nhà máy dăm và vùng nguyên liệu phù hợp, bên cạnh mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm đa dạng hơn, bền vững hơn. Chỉ số tồn kho tháng 02 năm 2014 so với tháng trước tăng 8,14%. Một số sản phẩm tồn kho tăng cao như tôm đông tăng 29,09%, đường RS tăng 32,45%, thùng hộp tăng 20,64%, đá lát tăng 76,77%.

Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp biến động nhưng không đáng kể. Chỉ số sử dụng lao động tháng 3 tăng 3,01%. Sau Tết, các doanh nghiệp khẩn trương tuyển mới lao động bổ sung để ổn định sản xuất. Tuy nhiên, lao động ở ngành khai thác giảm do một số doanh nghiệp hết thời hạn giấy phép khai thác nên cho công nhân nghỉ việc.

c) Về thương mại, dịch vụ, tài chính

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội ước đạt 10.457 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Công tác bảo đảm lưu thông hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống buôn lậu, gian lận thương mại được tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong quý 1, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 109 vụ, phát hiện vi phạm 80 vụ và xử lý 82 vụ. Trong đó:  hàng nhập lậu 07 vụ; gian lận thương mại: lĩnh vực giá 16 vụ, nhãn hiệu hàng hóa 02 vụ; vi phạm trong kinh doanh: đăng ký kinh doanh 6 vụ, quy định ghi nhãn hàng hóa 43 vụ, vi phạm khác 8 vụ. Tổng số tiền thực nộp NSNN trong quý I/2014 là: 192.175.000 đồng (trong đó: Phạt vi phạm hành chính: 192.175.000 đồng/66 vụ; Phạt cảnh cáo: 16 vụ). Tiền thu nộp NSNN quý I/2014 giảm 86,8 % so với quý I/2013.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm nay giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 4,75% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2014 chỉ số giá tăng 5,36% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 164,6 triệu USD, tăng 5,2% so cùng kỳ, trong đó kinh tế Nhà nước đạt 12,8 triệu USD, chiếm 7,8%; kinh tế tư nhân đạt 144,4 triệu USD, chiếm 87,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,4 triệu USD, chiếm 4,5% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Nhìn chung, xuất khẩu trong những tháng đầu năm tăng không đáng kể. Tuy nhiên, có một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá trong quý như: hàng thủy sản tăng 22,2%, hàng dệt may tăng 110,5%, dăm gỗ tăng 41,9%, thuốc tây tăng 22,5% so với cùng kỳ...  Giá trị nhập khẩu ước đạt 38,1 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ; các mặt hàng nhập khẩu tăng như thức ăn gia súc tăng 246,2%, phụ kiện hàng may mặc tăng 78,4%, phân bón tăng 476,1%, máy móc thiết bị tăng 221,6%, nguyên phụ liệu sản xuất tân dược tăng 95,4% so với cùng kỳ.

Hoạt động thương mại có nhiều tiến bộ, thị trường hàng hóa trong tỉnh tiếp tục phát triển sôi động, phong phú, đa dạng, sức mua của các tầng lớp dân cư tăng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Các DN thương mại chuẩn bị tốt lực lượng hàng hóa, tổ chức nhiều chương trình khuyến mại đặc biệt, giá cả hấp dẫn đã đáp ứng được nhu cầu mua sắm của nhân dân và tham gia bình ổn thị trường Tết nên trên thị trường không xảy ra tình trạng sốt giá, khan hiếm hàng. Hoạt động thương mại miền núi được quan tâm, nhất là trong dịp tết Nguyên đán, các mặt hàng chính sách xã hội và hàng tiêu dùng thiết yếu được đưa đến đồng bào miền núi và vùng sâu, vùng xa đáp ứng nhu cầu mua sắm tết của đồng bào, góp phần ổn định giá cả thị trường.

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách đến tỉnh trong quý I/2014 ước đạt 551.991 lượt khách, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2013 (trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 44.159 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2013, khách nội địa ước đạt 507.832 lượt khách tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013). Doanh thu du lịch quý I/2014 ước đạt 165,597 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013.

Vận chuyển hành khách ước đạt 8.444 ngàn lượt hành khách, tăng 5,2% và luân chuyển ước đạt 781 triệu lượt hành khách-km, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Vận chuyển hàng hoá ước đạt 3.408 ngàn tấn, tăng 0,3%, luân chuyển hàng hóa 538 triệu tấn-km, tăng 3,7% so cùng kỳ. Hàng thông qua cảng biển đạt 1,896 triệu TTQ, giảm 4,5% so cùng kỳ; trong đó Cảng Quy Nhơn đạt 1,718 triệu TTQ, giảm 3,6%, Cảng Thị Nại và Tân Cảng đạt 178 ngàn TTQ, giảm 12,9% so cùng kỳ.

Về hoạt động tài chính, tín dụng, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng đã giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, bên cạnh đó một số tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có mức lãi suất huy động và cho vay thấp hơn trần lãi suất theo quy định. Ước tính đến ngày 31/3/2014, tổng nguồn vốn hoạt động là 45.456 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu tháng và tăng 3,3% so với đầu năm (Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương 25.500 tỷ đồng, tăng 2,58% so với đầu năm). Tổng dư nợ ước đạt 36.050 tỷ đồng, giảm 0,29% so với đầu năm (trong đó nợ xấu 980 tỷ đồng, giảm 1,21% so với đầu năm, chiếm tỷ lệ khoảng 2,72% so với tổng dư nợ). 

 Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh quý I năm 2014 ước đạt 1.007 tỷ đồng, đạt 22,3% dự toán, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 847 tỷ đồng, đạt 24,4% dự toán năm, tăng 10,7% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu trên 130 tỷ đồng, đạt 15,9% dự toán năm, bằng 97,9% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 1.407 tỷ đồng, đạt 20,3% dự toán năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Trong đó, chi thường xuyên 1.085 tỷ đồng, đạt 22,1% dự toán, tăng 7,6% so với cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 239 tỷ đồng, đạt 34,1% dự toán năm, tăng 45,6% so với cùng kỳ.

d) Về thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển:

Trong quý I, Vốn đầu tư phát triển tập trung đầu tư cho các công trình, dự án dở dang từ những năm trước chuyển sang. Để đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình, dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả cao, các ngành chức năng đã tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công; thanh toán kịp thời đối với khối lượng hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tính đến 26/3/2014, giá trị khối lượng vốn đầu tư XDCB đạt 223,5 tỷ đồng, đã thanh toán được 495,8 tỷ đồng đạt 38,4% kế hoạch năm. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh, khối lượng ước đạt 57,3 tỷ đồng, đã thanh toán 56,1 tỷ đồng, đạt 53,8% kế hoạch năm; nguồn cấp quyền sử dụng đất, khối lượng thực hiện ước 27,8 tỷ đồng, đã thanh toán  27,3 tỷ đồng, đạt 20% so với kế hoạch năm; vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước đạt 58,85 tỷ đồng, đã thanh toán 59,1 tỷ đồng, đạt 19,5% so với kế hoạch năm.

Tình hình thực hiện các công trình trọng điểm:

Quốc lộ 19 đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao với QL 1A:

- Gói thầu số 1-Nút giao thông cầu Thị Nại (Km5+040-Km5+460): cơ bản hoàn thành toàn bộ khối lượng chủ yếu của gói thầu xử lý nền, đắp nền với giá trị 145,84/152,63 tỷ đồng (đạt 95%).

- Gói thầu số 2 - Nền đường và công trình thoát nước đoạn Km5+460-Km15+441:

+ Gói thầu Xây dựng nền đường và công trình thoát nước nhỏ đoạn Km5+460 - Km15+441 đang thi công đường công vụ tại một số vị trí trên tuyến đã thực hiện xong công tác GPMB, với giá trị 4,5/905,84 tỷ đồng (đạt 0,5%);

+ Gói thầu Xây dựng cầu Hà Thanh 6, Hà Thanh 7 và cầu Tuy Phước đoạn Km5+460 - Km15+441 mới ký kết hợp đồng ngày 06/3/2014.

- Gói thầu số 3- Nền, mặt đường và công trình thoát nước đoạn từ Km0-Km5+460 (từ Cảng Quý Nhơn đến nút giao cầu Thị Nại): Chủ đầu tư đang triển khai bước khảo sát, lập thiết kế BVTC-DT và điều chỉnh bổ sung nút Đống Đa – Hoa Lư theo chủ trương của UBND tỉnh tại văn bản số 129/UBND-KTN ngày 13/01/2014.

- Công tác bồi thường GPMB: hiện nay BQL GPMB và Phát triển quỹ đất tỉnh khẩn trương phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện bồi thường, GPMB cho gói thầu số 2 (đoạn Km5+460-Km15+441).

Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án đạt đúng kế hoạch đề ra.

Nâng cấp QL1D đoạn ngã 3 Phú Tài đến Ngã ba Long Vân:

- Về triển khai thi công: khối lượng thực hiện ước đạt 17,392/71,384 tỷ đồng (đạt 24,4%)

- Công tác GPMB:

+ Phía Bắc: đã thực hiện cơ bản xong công tác BTGPMB cho 203 hộ và 10 tổ chức, đã chi trả 43,132 tỷ đồng/196 hộ và 10 tổ chức, chưa chi trả 1,161 tỷ đồng/07 hộ. Việc di dời tuyến điện, cáp quang và cấp nước cơ bản hoàn thành.

+ Phía Nam: đã kiểm kê đo đạc xong 168 hồ sơ. BQL Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh đang phối hợp với phường Trần Quang Diệu xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất.

+ Khu tái định cư 1,68ha  (Khu đa phương thức): đã xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu tái định cư, đủ điều kiện để bố trí giao đất cho các hộ dân.

Tiến độ thực hiện dự án chậm vì vướng Giải phóng mặt bằng.

Nâng cấp mở rộng QL1D đoạn từ ngã ba Long Vân đến bến xe liên tỉnh: Ngày 25/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung dự án Nâng cấp mở rộng QL1D đoạn từ ngã ba Long Vân đến bến xe liên tỉnh vào Đề án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên sử dụng vốn TPCP tại văn bản số 8988/VPCP-KTN. Hiện nay, Sở GTVT đang hoàn thiện công tác lập dự án theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 828/UBND-KTN ngày 11/3/2014 (tổng chiều dài tuyến khoảng 7,4km; chiều rộng nền đường 40m; tổng mức đầu tư khoảng 1.067,19 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư: Bộ GTVT và ngân sách tỉnh...).

đ) Về xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp:  

Tiếp tục triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư và đầu tư xây dựng hạ tầng theo kế hoạch. Về công tác xúc tiến đầu tư, trong quý I/2014 đã cấp mới 03 Giấy CNĐT (tại KCN Phú Tài và Long Mỹ). Điều chỉnh 08 Giấy CNĐT (tại KKT Nhơn Hội và KCN Phú Tài, Long Mỹ) với vốn đầu tư tăng thêm là 92,5 tỷ đồng và thu hồi 03 Giấy CNĐT (tại KCN Phú Tài và Long Mỹ). Đến nay, tại KKT Nhơn Hội có 34 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 24.005,6 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện 3.877 tỷ đồng trong đó, 09 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 413 triệu USD; tại các khu công nghiệp có 208 dự án đầu tư được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 28.489 tỷ đồng; trong đó, 10 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư khoảng 1.067,464 triệu USD; 79 dự án đang đầu tư xây dựng với 891 tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện; 03 Dự án đầu tư hạ tầng vừa hoạt động vừa xây dựng, với 382,5 tỷ đồng vốn đầu tư thực hiện.

Theo Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, huyện Phù Cát có 4 CCN với tổng diện tích 140,1 ha; đến nay, có 03 CCN đã đi vào hoạt động (CCN Gò Mít, CCN Cát Nhơn, CCN Cát Trinh), diện tích 90,1 ha, diện tích đất đã cho thuê 38,4 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 58%; có 17 DN và 14 cơ sở sản xuất đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 1.570 lao động. Riêng CCN Cát Hiệp đang kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng và xúc tiến lập quy hoạch chi tiết.

Tại CCN Tà Súc, huyện Vĩnh Thạnh, ngày 28/2/2014, Công ty TNHH SX-TM XNK ANATA tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất than Binchotan, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 17,5 tỉ đồng, sử dụng công nghệ Nhật Bản, sản lượng than đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 2.500 tấn/năm. Sản phẩm than của nhà máy đạt các tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản và EU

e) Về hợp tác đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Trong quý I, cấp Giấy CNĐT thành lập Công ty cho 2 dự án của các nhà đầu tư đến từ Ấn Độ và Trung Quốc với tổng vốn đầu tư 3,5 triệu USD. Hiện nay cả tỉnh có 53 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1.622,64 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 30 dự án, với vốn đầu tư 1.279,35 triệu USD; lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có 6 dự án, với vốn đầu tư  34,95 triệu USD; lĩnh vực dịch vụ có 17 dự án, vốn đầu tư 308,34 triệu USD. BQL Khu kinh tế có 19 dự án, trong đó KCN là 10 dự án, vốn đầu tư  1.068,46 triệu USD; KKT có 9 dự án, vốn đầu tư 413 triệu USD. UBND tỉnh cấp 34 dự án, tổng vốn đầu tư 141.18 triệu USD.

2. Về văn hoá - xã hội

a) Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh truyền hình trước trong và sau Tết nguyên đán Giáp Ngọ có nhiều tiến bộ. Đã tổ chức thành công chương trình dạ hội đón giao thừa mừng Đảng mừng Xuân Giáp Ngọ -2014; Hội báo Xuân “Mừng Đảng Mừng Xuân Giáp Ngọ - 2014”; Lễ kỷ niệm 84 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Lễ hội Kỷ niệm 225 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên. Tham gia thi đấu Giải cờ vua, cờ tướng trẻ khu vực miền Trung năm 2014 tại Thanh Hóa; Cúp các CLB kick-boxing nam, nữ toàn quốc năm 2014 tại thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk), các võ sĩ, vận động cờ đã đạt tổng cộng 13 HCV, 5 HCB và 8 HCĐ. Tổ chức thành công giải Giải billiards - snooker cúp Quốc gia (vòng 1) năm 2014... thu hút nhiều vận động viên tham gia.

b) Ngành giáo dục và đào tạo đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ 1 và tổ chức thực hiện kịp thời, đảm bảo đúng kế hoạch thời gian học kỳ II năm học 2013-2014, tiếp tục chỉ đạo duy trì thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia, kết quả đạt 37 giải (02 giải Nhì; 13 giải Ba; 22 giải khuyến khích), thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh Trung học toàn quốc, kết quả đạt giải Ba toàn cuộc và giải Nhất lĩnh vực Kỹ thuật điện và cơ khí,  giải Ba lĩnh vực Y khoa và Giáo dục sức khỏe; thi Máy tính cầm tay cấp toàn quốc, có 15 học sinh đạt giải (Giải Nhất: 02, giải Nhì: 01, giải Ba: 07; giải KK: 05). Đang triển khai công tác tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng năm 2014.

c) Hoạt động khoa học và công nghệ, tiếp tục tổ chức nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trong kế hoạch năm 2014. Kiểm tra tiến độ và nghiệm thu khối lượng hoàn thành năm 2013 đối với các đề tài, dự án. Công tác triển khai các quy chuẩn Việt Nam, kiểm định đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa được chú trọng.

d) Hoạt động y tế đã tích cực triển khai tốt công tác y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Công tác phòng chống dịch được quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ; chú trọng hoạt động tuyên tuyền phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng, chủ động điều tra, giám sát dịch tễ và triển khai các biện pháp phòng chống, xử lý các ổ dịch, nhất là các bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi... tính đến ngày 16/3/2014, toàn tỉnh đã ghi nhận 56 cas mắc bệnh sốt xuất huyết, 45 cas bệnh sốt rét và 97 cas bệnh tay - chân - miệng (tử vong 0). Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm được chú trọng. Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam nhằm nâng cao y đức, tinh thần thái độ phục vụ, phong trào thể dục thể thao và rèn luyện sức khỏe...

đ) Các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xoá đói giảm nghèo tiếp tục được triển khai thực hiện. Trong quý I/2014, đã làm thủ tục cho 49 người đi xuất khẩu lao động (Hàn Quốc 9 người, Nhật Bản 26 người, Đài Loan 3 người, Malaysia 8 người, Singapore 3 người). Tổ chức 6 phiên giao dịch việc làm tại sàn giao dịch Quy Nhơn và các điểm giao dịch tại các huyện, thị xã (có 222 lượt doanh nghiệp và 1.525 lượt người tham gia), 965 lao động đăng ký việc làm trong nước; 786 lao động được sơ tuyển tại các phiên giao dịch. Tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ: Đã tổ chức cấp phát 5.000 tấn gạo cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại do lũ lụt và dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014, đã hỗ trợ cứu đói cho 159.067 hộ (297.772 nhân khẩu), trong đó 275.078 nhân khẩu được cấp 01 tháng, 9.851 nhân khẩu được cấp 02 tháng, 12.843 nhân khẩu được cấp 03 tháng; căn cứ kết quả điều tra, rà soát cựu chiến binh, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ gia đình cận nghèo đợt 1 năm 2014 đã cấp cấp 191.103 thẻ BHYT. Quyết định trợ giúp đột xuất cho 04 hộ gia đình có người đau ốm nặng dài ngày, với số tiền 6 triệu đồng. Quyết định trợ cấp chế độ mai táng phí đối với 02 thân nhân của Cựu chiến binh từ trần thực hiện theo Nghị định 150, với số tiền 22 triệu đồng.

Công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công và các chính sách xã hội, trong quý I/2014 di chuyển 02 hài cốt liệt sĩ về nguyên quán và 22 hồ sơ liệt sĩ đi ngoài tỉnh; điều chỉnh 4 trường hợp thông tin mộ liệt sĩ. Cấp lại 2 thẻ thương binh và 10 giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. Báo quản lý thân nhân liệt sĩ chuyển về nơi quản lý mới 37 trường hợp. Thẩm định danh sách đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng cho 1.271 trường hợp. Các địa phương đã cấp 52.000 suất quà (11 tỷ đồng) của Chủ tịch nước và tổ chức chu đáo các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” đối với các gia đình chính sách có công trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình dự án hạ tầng thiết yếu về giao thông, thuỷ lợi, trường học, điện, nước sạch... để phục vụ đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ. Các chính sách dân tộc, miền núi đang được triển khai đúng đối tượng, đúng địa bàn; tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh cơ bản ổn định.

(Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh)


Tin nổi bật Tin nổi bật