A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 năm 2015

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp

Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp trong tháng 7 là chăm sóc lúa Thu, tập trung thu hoạch các loại cây trồng vụ Hè Thu, đồng thời khẩn trương thực hiện khâu làm đất, chuẩn bị gieo trồng các loại cây vụ Mùa.

Nhằm đưa sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, bà con nông dân và các ngành chức nămg trong tỉnh tập trung khắc phục tình hình thiếu nước, phòng ngừa sâu bệnh; kiểm soát tình hình dịch bệnh và hoạt động giết mổ, tiếp tục công tác tiêm phòng cho đàn gia súc và gia cầm.

a) Trồng trọt

Tổng diện tích gieo sạ lúa Hè Thu ước tính đạt 42.330,3 ha, giảm 0,1% (-24,9 ha) so với cùng kỳ và đạt 101,3% so với kế hoạch. Các địa phương trọng điểm lúa của tỉnh đã xuống giống tương đối khá như Tuy Phước 7.381 ha, An Nhơn 7.053,1 ha, Phù Cát 6.011 ha, Hoài Nhơn 5.395 ha, Phù Mỹ 5.302 ha, Tây Sơn 4.340,8 ha và Hoài Ân 3.541 ha.

Tính đến ngày 12/7/2015, diện tích lúa Hè đã thu hoạch 8.974 ha, giảm 27% so với cùng kỳ, đạt 21,2% diện tích gieo trồng.

Nhìn chung tình hình thời tiết vụ Hè Thu khá khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài từ sau Tết Nguyên đán đến nay dẫn đến tình trạng thiếu nước, đất đai khô cằn, các hồ thủy lợi vừa và nhỏ có khả năng không đảm bảo đủ nước tưới cho đến cuối vụ. Tính đến nay, tổng diện tích lúa vụ Hè Thu bị hạn hán do thiếu nước 3.387,6 ha. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương phối hợp cùng ngành Nông nghiệp vận động nhân dân sử dụng nguồn nước tưới tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời tăng cường khoan giếng chủ động bơm chống hạn cho lúa và các loại cây trồng cạn, chỉ đạo điều phối nguồn nước từ các hồ hợp lý.

Diện tích gieo trồng một số cây trồng cạn chủ yếu vụ Hè Thu 2015: Rau các loại 3.628,4 ha, tăng 0,1%; cây vừng 2.196,6 ha, tăng 9,7%; cây lạc 1.238,7 ha, tăng 1,6%; đậu các loại 762,4 ha, tăng 4,1%. Riêng diện tích trồng ngô đạt 3.193 ha, giảm 2,8%; sắn 957 ha, giảm 30,7%; đậu tương 83,4 ha, giảm 27,2%; mía 2 ha, giảm 20% so với cùng kỳ.

Thời tiết năm nay nắng nóng kéo dài đã phát sinh một số loại sâu bệnh trên cây trồng, nhưng chỉ mang tính cục bộ, mức độ gây hại không đáng kể. Nhìn chung các loại cây trồng vụ Hè Thu nơi có nước tưới đều sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo tiến độ đến ngày 16/7/2015, lượng nước đo được tại các hồ thủy lợi trọng điểm của tỉnh là 169,4 triệu m3, bằng 37% dung tích thiết kế và tăng 18% so với cùng kỳ. Các hồ đập dự trữ do các địa phương quản lý đã tích trữ 19,61 triệu m3, bằng 16,4% so với dung tích thiết kế và tăng 28,3% so với cùng kỳ.

b) Chăn nuôi

Đến nay không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm. So với cùng kỳ, đàn gia súc và gia cầm trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhẹ. Đàn trâu toàn tỉnh hiện có 21.705 con, tăng 2,7% (+568 con); đàn bò 257.762 con, tăng 3,1% (+7.638 con); đàn lợn 758.650 con, tăng 2,5% (+18.446 con). Tổng đàn gia cầm hiện có 6.589,9 nghìn con, tăng 0,1% (+7,9 nghìn con).

 Hiện nay toàn tỉnh đã thực hiện xong việc tiêm phòng đợt I năm 2015 như sau: Tiêm phòng lở mồm long móng 240.940 con trâu, bò; tiêm phòng lở mồm long móng cho lợn 70.537 con; tiêm phòng cúm gia cầm (H5N1) 3,1 triệu con; đồng thời tiêm phòng các loại bệnh thông thường 835.729 liều cho lợn, 3,6 triệu liều cho gia cầm.

Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác phòng chống cúm gia cầm như tăng cường quản lý đàn và quản lý các lò ấp, tiêu độc sát trùng định kỳ 16,4 triệu m2 chuồng trại chăn nuôi, kiểm soát giết mổ 11.800 con trâu, bò; 41.661 con lợn và 53.000 con gà. Kiểm dịch động vật xuất, nhập tỉnh 14.907 con trâu, bò; 482.680 con lợn; 7,8 triệu con gia cầm và 17,9 triệu quả trứng các loại. Số lượng kiểm dịch quá cảnh 15.617 con trâu, bò; 682.637 con lợn; 7,9 triệu con gia cầm và 16,5 triệu quả trứng các loại.

1.2. Lâm nghiệp

Diện tích rừng được chăm sóc đợt I năm 2015 là 12.306 ha, đạt 100% kế hoạch và tăng 11,7% so với cùng kỳ. Trong đó, rừng phòng hộ 1.358 ha, rừng trồng sản xuất 10.948 ha.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, các đơn vị đã sản xuất được 137,8 triệu cây giống các loại, tăng 62,5% so với cùng kỳ, đảm bảo đầy đủ cây giống cho vụ trồng rừng trong năm.

Diện tích rừng được giao khoán quản lý bảo vệ 104.468 ha (khoán chuyển tiếp từ năm 2014). Hiện nay, theo kế hoạch diện tích khoán mới 94 ha đang lập hồ sơ thiết kế.

 Tổng diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 10.957,7 ha, tăng 18,6% (+1.722 ha) so với cùng kỳ. Hầu hết các diện tích khoanh nuôi và khoán quản lý bảo vệ đều sinh trưởng và phát triển tốt. Các ngành chức năng trên địa bàn, các hộ nhận khoán thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ chặt, phá rừng và xâm hại rừng trái phép.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã khai thác được 376.500 m3 gỗ, tăng 25,5% (+20.138 m3) so với cùng kỳ. Riêng tháng Bảy, tổng số gỗ khai thác ước tính đạt 80.300 m3, tăng 14,3% (+10.038 m3) so với cùng kỳ; chủ yếu là gỗ rừng trồng.

1.3. Thuỷ sản

a) Nuôi trồng thuỷ sản

Tính đến ngày 16/7/2015, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản đạt 4.410 ha, tăng 3 ha (+0,1%) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm 1.681 ha[1], tăng 1 ha (+0,1%).

Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích tôm bị nhiễm bệnh là 32,7 ha, tăng 53,5% (+11,4 ha) so với cùng kỳ; trong đó, bệnh đốm trắng 1,96 ha, bệnh môi trường 30,74 ha). Diện tích nuôi tôm bị bệnh đã được xử lý.

Trong 7 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước tính đạt 4.098,3 tấn, tăng 1% (+44,1 tấn) so với cùng kỳ. Trong đó, tôm các loại thu hoạch được 2.622,3 tấn, giảm 0,3% (-7,7 tấn).

b) Khai thác thuỷ sản

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, từ đầu năm đến nay các ngành chức năng đã tiếp nhận 5.486 hồ sơ, gồm 5.217 hồ sơ hỗ trợ nhiên liệu, 76 hồ sơ hỗ trợ máy HF và 193 hồ sơ hỗ trợ bảo hiểm.

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đến nay UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt đủ điều kiện vay vốn cho 7 ngư dân ký hợp đồng đóng mới tàu vỏ sắt.

Để tiết kiệm nhiên liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và tăng hiệu quả trong khai thác, nhiều tàu cá ở các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức mô hình liên kết, hình thành các tổ, đội khai thác, đánh bắt thủy hải sản, hỗ trợ cùng nhau ra khơi và tiêu thụ sản phẩm.

Sản lượng khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt 125.809 tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương đạt 6.089 tấn, tăng 5%.

2. Sản xuất công nghiệp

2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

 

Chỉ số sản xuất công nghiệp (%)

 

Tháng 7 năm 2015 so với tháng trước

Tháng 7 năm 2015 so với cùng kỳ

7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ

Tổng số

99,18

119,32

107,60

Khai khoáng

90,76

55,02

44,43

Công nghiệp chế biến, chế tạo

100,24

125,88

113,75

Sản xuất và phân phối điện,...

92,54

105,45

95,94

Cung cấp nước, xử lý rác thải,...

100,79

106,55

107,24

a. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2015 so với tháng trước

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Bảy so với tháng trước giảm 0,82%. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác giảm 9,24%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,24%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 7,46%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 0,79%.

Ngành khai khoáng có chỉ số sản xuất giảm 9,24% chủ yếu do ngành khai thác đá giảm 14,55%, trong đó sản phẩm đá xây dựng khác giảm 13,26%; sản phẩm đá granite khai thác giảm 16,02%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng 0,24%. Một số ngành có chỉ số tăng so với tháng trước như: Chế biến gỗ tăng 14,39%, trong đó sản lượng dăm gỗ tăng 19,84%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,11%; sản xuất đồ uống tăng 4,97%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 3,56%.  

Một số ngành có chỉ số giảm: Chế biến thực phẩm giảm 7,75%, trong đó sản lượng tôm đông lạnh giảm 5,17%, sản lượng thức ăn chăn nuôi giảm 14,09%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 26,71% do hết vụ sản xuất, trong đó sản lượng ghế gỗ giảm 15,1%, sản lượng bàn gỗ giảm 40,26%.

Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất giảm 7,46%. Trong đó, sản lượng điện sản xuất giảm 38,64%; điện thương phẩm tăng 3,23%.

Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải có chỉ số sản xuất tăng 0,79%. Trong đó, khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 0,63%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 1,03%.

b. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2015 so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Bảy so với cùng kỳ tăng 19,32% do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng cao. Trong đó, công nghiệp khai thác giảm 44,98%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,88%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 5,45%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 6,55% so với cùng kỳ.

Ngành khai khoáng có chỉ số sản xuất giảm 44,98% do khai thác quặng kim loại giảm 71,89%, trong đó sản lượng tinh quặng inmentit giảm 73,33%, quặng titan giảm 69,78%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng 25,88%. Nhiều sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ như: Phi lê cá tăng 9,36%; thức ăn chăn nuôi tăng 66,37%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ tăng 30,21%; dăm gỗ tăng 56,59%; dung dịch đạm huyết thanh tăng 36,33%; đá ốp lát tăng 71,49%; đá lát, đá khối tăng 155,22%; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại tăng 37,17%; cấu kiện thép tăng 15,44%; bàn gỗ tăng 26,79%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm có sản lượng giảm so với cùng kỳ như: Bia đóng chai giảm 13,81%; hộp thùng bằng bìa cứng giảm 6,32%; gạch ốp lát giảm 2,7%; đá xây dựng khác đã qua chế biến giảm 1,69%.

Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất tăng 5,45%. Trong đó, sản lượng điện sản xuất tăng 22,73%; sản lượng điện thương phẩm tăng 3,23%.

Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải có chỉ số sản xuất tăng 6,55%. Trong đó, chỉ số hoạy động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 7,87%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 5,53%.

c. Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ tăng 7,6%. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác giảm 55,57%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,75%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 4,06%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 7,24%.

Ngành khai khoáng có chỉ số sản xuất giảm 55,57% do sản lượng tinh quặng inmentit giảm 75,46%, quặng titan giảm 76,7%; đá granite khai thác giảm 25,44%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất tăng 13,75%. Sản lượng một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước như: Thức ăn chăn nuôi tăng 72,13%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ tăng 19,26%; áo sơ mi tăng 12,1%; áo phông tăng 38,84%; dung dịch đạm huyết thanh tăng 23,06%; gạch ốp lát tăng 17,9%; đá ốp lát tăng 74,16%; đá lát, đá khối tăng 95,61%; tấm lợp bằng kim loại tăng 12,3%; ghế gỗ tăng 8,66%; bàn gỗ tăng 6,78%; đồ nội thất bằng gỗ khác tăng 13,7%. Ngược lại, một số sản phẩm có sản lượng giảm như: Phi lê cá và các loại cá tươi ướp lạnh giảm 1,68%; tôm đông lạnh giảm 25,8%; bia đóng chai giảm 6,78%; hộp, thùng bằng bìa cứng giảm 2,3%.

Ngành sản xuất và phân phối điện có chỉ số sản xuất giảm 4,06%. Trong đó, sản lượng điện sản xuất giảm 14,78%; ngược lại, sản lượng điện thương phẩm tăng 1,61%.

Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải có chỉ số sản xuất tăng 7,24%. Trong đó, chỉ số hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 7,71%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 1,63%.

2.2. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2015 giảm 17,51% so với tháng trước. Một số sản phẩm chủ yếu có chỉ số tiêu thụ giảm: Đường RS giảm 97,5%; ghế gỗ giảm 36,38%; bàn gỗ giảm 56,89%.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2015 tăng 16,91%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chế biến đều có chỉ số tiêu thụ tăng so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm có chỉ số tiêu thụ tăng khá như: Áo phông tăng 122,22%; dăm gỗ tăng 36,51%; dung dịch đạm huyết thanh tăng 7,68%; gạch ốp tường tăng 62,93%; bàn gỗ tăng 16,96%.

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2015 tăng 9,65% so cùng kỳ. Một số sản phẩm có chỉ số tăng khá như: Áo sơ mi tăng 21,78%; áo phông tăng 51,95%; gạch ốp lát tăng 57,9%; đá lát, đá khối tăng 125,36%.

2.3. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2015 so với tháng trước giảm 12,29%. Một số sản phẩm có chỉ số tồn kho giảm như: Phi lê cá giảm 3,38%; đường RS giảm 3,12%; bia đóng chai giảm 28,99%; dăm gỗ giảm 32,7%; dung dịch đạm huyết thanh giảm 34,23%; ghế gỗ giảm 19,78%.

So với cùng kỳ năm trước, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2015 tăng 77,05%. Một số sản phẩm có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ như: Đường RS tăng 4,6 lần; gỗ xẻ tăng 19,28%; hộp, thùng bằng bìa cứng tăng 42,22%; đá ốp lát tăng 150,54%.  

2.4. Chỉ số sử dụng lao động

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 7/2015 giảm 1,43% so với tháng trước và tăng 2,18% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,04% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng đang thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên chỉ số giảm 30,71%; ngược lại, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,42%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,29%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,57%.

3. Hoạt động ngân hàng

Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tính đến ngày 30/6/2015 đạt 53.936 tỷ đồng, tăng 2,33% so với đầu tháng và tăng 10,1% so với đầu năm.

Nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến cuối tháng 6/2015 đạt 33.108 tỷ đồng, tăng 3,76% so với đầu tháng và tăng 12,3% so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng VNĐ đạt 31.806 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,1% tổng huy động, tăng 3,13% so với đầu tháng và tăng 12,02% so với đầu năm; huy động bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ đạt 1.302 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,9% tổng huy động, tăng 22,23% so với đầu tháng và tăng 19,63% so với đầu năm.

Tổng dư nợ tính đến 30/6/2015 đạt 41.627 tỷ đồng, tăng 2,22% so với đầu tháng và tăng 8,08% so với đầu năm. Tổng nợ xấu trên địa bàn chiếm tỷ lệ 1,64% so với tổng dư nợ.

Thực hiện Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đến 30/6/2015 đạt 7.671 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng dư nợ, giảm 1,01% so với đầu tháng và tăng 3,22% so với đầu năm. Riêng nợ xấu 81 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,06% dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4. Đầu tư

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Bảy năm 2015 ước tính đạt 315 tỷ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương đạt 160,7 tỷ đồng, chiếm 51% trong tổng số, tăng 83,3% so với cùng kỳ; vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 64,1 tỷ đồng, chiếm 20,4%, tăng 22,8; vốn nước ngoài (ODA) đạt 16,2 tỷ đồng, chiếm 5,2%; vốn xổ số kiến thiết đạt 8,2 tỷ đồng, chiếm 2,6%, giảm 59,7%; vốn khác đạt 65,8 tỷ đồng, chiếm 20,8%, giảm 57%.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính đạt 1.378,9 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cùng kỳ, đạt 59,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương đạt 703,7 tỷ đồng, chiếm 51% trong tổng số, tăng 65,8% so với cùng kỳ, đạt 56,4% kế hoạch năm; vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 357,5 tỷ đồng, chiếm 25,9%, tăng 10,1%, đạt 68,6% kế hoạch; vốn ODA đạt 28,5 tỷ đồng, chiếm 2,1%, giảm 77,5%, đạt 12,2% kế hoạch; vốn xổ số kiến thiết đạt 77,1 tỷ đồng, chiếm 5,6%, tăng 24,1%, đạt 85,7% kế hoạch; vốn khác đạt 212,1 tỷ đồng, chiếm 15,4%, giảm 51,5%, đạt 91,2% kế hoạch.

5. Thương mại, giá cả và dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước tính đạt 3.840,2 tỷ đồng, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ.

Chia theo ngành kinh tế, ngành thương nghiệp đạt 3.202,5 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ; ngành khách sạn, nhà hàng đạt 439,7 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ; ngành dịch vụ đạt 194,8 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 18,8% so với cùng kỳ; ngành du lịch, lữ hành đạt 3,2 tỷ đồng, giảm 4,7% so với tháng trước và tăng 24,4% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo ngành hàng

 

Tổng mức (Tỷ đồng)

 

So sánh (%)

 

Tháng 7 năm 2015

7 tháng đầu năm 2015

 

Tháng 7 so với tháng 6

6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ

Tổng số

3.840,2

26.385,5

 

100,6

111,6

Thương nghiệp

3.202,5

22.130,8

 

100,5

112,1

Khách sạn, nhà hàng

439,7

2.933,0

 

101,2

106,0

Du lịch

3,2

18,0

 

95,3

103,7

Dịch vụ

194,8

1.303,7

 

100,2

116,5

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 26.385,5 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khu vực kinh tế Nhà nước đạt 870,9 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng mức và tăng trưởng 16,5%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 25.494,9 tỷ đồng, chiếm 96,6%, tăng trưởng 11,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,7 tỷ đồng, chiếm 0,1%, tăng trưởng  -19,1%.

Chia theo ngành kinh tế, trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm, kinh doanh thương nghiệp đạt 22.130,8 tỷ đồng, chiếm 83,9% tổng mức bán lẻ và tăng trưởng 12,1% so với cùng kỳ, mức tăng chi tiết của các nhóm ngành hàng chủ yếu như sau: Lương thực, thực phẩm tăng 6,8%, hàng may mặc tăng 14%, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 27%, vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 37%, gỗ và vật liệu xây dựng tăng 28,3%, ô tô các loại tăng 14,1%, phương tiện đi lại tăng 31,1%, xăng, dầu tăng 20,5%, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 32,3%.

Ngành khách sạn, nhà hàng đạt 2.933 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức bán lẻ và tăng trưởng 6% so với cùng kỳ.

Ngành dịch vụ đạt 1.303,7 tỷ đồng, chiếm 4,9% và tăng trưởng 16,5%.

Ngành du lịch, lữ hành đạt 18 tỷ đồng, chiếm 0,1% và tăng trưởng 3,7%.

5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

a. Xuất khẩu

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Bảy ước tính đạt 50,8 triệu USD, giảm 13,2% so với tháng trước và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của các thành phần kinh tế

 

Kim ngạch (Nghìn USD)

 

So sánh (%)

 

Tháng 7       năm 2015

7 tháng đầu năm   năm 2015

 

Tháng 7          so với tháng 6

7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ

Tổng số

50.823

395.354

 

86,8

111,8

Kinh tế Nhà nước

4.219

29.846

 

114,8

100,5

Kinh tế tập thể

13

25

 

-

208,3

Kinh tế tư nhân

41.929

340.978

 

86,0

112,3

Kinh tế có vốn ĐTNN

4.662

24.505

 

76,1

120,3

Tính chung 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 395,4 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 29,9 triệu USD, chiếm 7,6% trong tổng số, tăng 0,5%; kinh tế tư nhân đạt 341 triệu USD, chiếm 86,2%, tăng 12,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,5 triệu USD, chiếm 6,2%, tăng 20,3% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu và tăng trưởng nhóm hàng xuất khẩu, một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ: Sản phẩm bằng gỗ đạt 129,3 triệu USD, chiếm 32,7%, tăng 16% so với cùng kỳ; gỗ đạt 72 triệu USD, chiếm 18,2%, tăng 76,8%; hàng nông sản khác đạt 70,5 triệu USD, chiếm 17,8%, tăng 24,6%; hàng dệt may đạt 38,5 triệu USD, chiếm 9,8%, tăng 7,1%; giày dép các loại đạt 5,8 triệu USD, chiếm 1,5%, tăng 4,5%; sản phẩm bằng plastic đạt 4,7 triệu USD, chiếm 1,2%, tăng 249,1%.

Một số mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn, có kim ngạch giảm so với cùng kỳ: Hàng thủy sản đạt 35,1 triệu USD, chiếm 8,9%, giảm 8,2%; quặng và khoáng sản khác đạt 22,5 triệu USD, chiếm 5,7%, giảm 14,2%; gạo đạt 9,3 triệu USD, chiếm 2,4%, giảm 29,5%; sản phẩm từ sắt thép đạt 0,4 triệu USD, chiếm 0,1%, giảm 17,2%.

Về xuất khẩu trực tiếp, 7 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt 386,5 triệu USD, chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng được xuất khẩu đến 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục. Trong đó, châu Á đạt 219,5 triệu USD, chiếm 56,8% kim ngạch xuất khẩu trực tiếp; châu Âu đạt 121 triệu USD, chiếm 31,3%[2].

b. Nhập khẩu

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Bảy ước tính đạt 19 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng trước và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu của các thành phần kinh tế

 

Kim ngạch (Nghìn USD)

 

So sánh (%)

 

Tháng 7       năm 2015

7 tháng đầu năm 2015

 

Tháng 7          so với tháng 6

7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ

Tổng số

18.971

126.998

 

96,7

101,4

Kinh tế Nhà nước

1.832

12.989

 

299,8

78,9

Kinh tế tư nhân

13.968

90.122

 

94,0

117,0

Kinh tế có vốn ĐTNN

3.171

23.887

 

76,6

75,2

Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 127 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 13 triệu USD, chiếm 10,2% trong tổng số, tăng trưởng -21,1%; kinh tế tư nhân đạt 90,1 triệu USD, chiếm 71%, tăng trưởng 17%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 23,9 triệu USD, chiếm 18,8%, tăng trưởng -34,8%.

Về cơ cấu và tăng trưởng hàng hóa nhập khẩu, nhóm gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 37,9 triệu USD, chiếm 29,9%, tăng trưởng 62,6%; nhóm thức ăn gia súc ước tính đạt 19,1 triệu USD, chiếm 15%, tăng trưởng 37,4%; nhóm phụ liệu hàng may mặc đạt 18,3 triệu USD, chiếm 14,4%, tăng trưởng 7%.

Một số sản phẩm có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Nhóm thuỷ sản đạt 13,4 triệu USD, chiếm 10,6%, giảm 0,6% so với cùng kỳ; phân bón đạt 8,7 triệu USD, chiếm 6,8%, giảm 25,3%; nhóm máy móc thiết bị, phụ tùng khác đạt 7,6 triệu USD, chiếm 6%, giảm 68,4%; nhóm nguyên phụ liệu sản xuất tân dược đạt 6,1 triệu USD, chiếm 4,8%, giảm 3% so với cùng kỳ.

5.3. Vận tải hành khánh và hàng hóa

a. Vận tải hành khách

Tổng lượng vận chuyển hành khách tháng Bảy ước tính đạt 2.455,2 nghìn hành khách, luân chuyển 223,9 triệu HK-km. So với tháng trước, vận chuyển và luân chuyển cùng tăng 0,4%. So với cùng kỳ, vận chuyển tăng 9,2%, luân chuyển tăng 9,3%.

Vận chuyển hành khách đường bộ đạt 2.447,3 nghìn hành khách, luân chuyển 223,8 triệu HK-km. So với tháng trước, vận chuyển và luân chuyển cùng tăng 0,4%. So với cùng kỳ, vận chuyển và luân chuyển cùng tăng 9,3%.

Vận chuyển hành khách đường biển đạt 6,2 nghìn hành khách, luân chuyển 0,1 triệu HK-km. So với tháng trước, vận chuyển và luân chuyển cùng tăng 0,4%. So với cùng kỳ, vận chuyển và luân chuyển cùng giảm 5,1%.

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng lượng hành khách vận chuyển ước tính đạt 18.697,7 nghìn hành khách, luân chuyển 1.739,1 triệu HK-km; so với cùng kỳ vận chuyển tăng 6,9%, luân chuyển tăng 8,3%. Trong đó, vận chuyển hành khách đường bộ đạt 18.633,6 nghìn hành khách, luân chuyển 1.738,5 triệu HK-km; so với cùng kỳ vận chuyển tăng 6,9%, luân chuyển tăng 8,3%. Vận chuyển hành khách đường biển đạt 50,8 nghìn hành khách, luân chuyển 0,5 triệu HK-km; so với cùng kỳ vận chuyển giảm 1,5%, luân chuyển giảm 0,7%.

b. Vận tải hàng hóa

Tổng lượng hàng hóa vận chuyển tháng Bảy ước tính đạt 1.282,4 nghìn tấn, luân chuyển 214,2 triệu tấn-km. So với tháng trước, vận chuyển tăng 9,9%, luân chuyển tăng 10,3%. So với cùng kỳ, vận chuyển tăng 6,6%, luân chuyển tăng 8,9%.

Vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 1.276,7 nghìn tấn, luân chuyển 209,3 triệu tấn-km. So với tháng trước, vận chuyển tăng 10,1%, luân chuyển tăng 11,1%. So với cùng kỳ, vận chuyển tăng 6,8%, luân chuyển tăng 9,3%.

Vận chuyển hàng hóa đường biển đạt 5,5 nghìn tấn, luân chuyển 4,9 triệu tấn-km. So với tháng trước, vận chuyển giảm 13,3%, luân chuyển giảm 15,7%. So với cùng kỳ, vận chuyển giảm 24,6%, luân chuyển giảm 7,2%.

Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 8.436,9 nghìn tấn, luân chuyển đạt 1.357,8 triệu tấn-km; so với cùng kỳ, vận chuyển tăng 3,4%, luân chuyển tăng 6,3%. Trong đó, vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 8.408,8 nghìn tấn, luân chuyển 1.331,2 triệu tấn-km; so với cùng kỳ, vận chuyển tăng 3,5%, luân chuyển tăng 6,4%; vận chuyển hàng hóa đường biển đạt 26,6 nghìn tấn, luân chuyển 26,6 triệu tấn-km; so với cùng kỳ, vận chuyển giảm 8,5%, luân chuyển tăng 1,9%.

Hàng hoá thông qua cảng biển 7 tháng đầu năm 2015 ước tính đạt 5.415,4 nghìn TTQ, tăng 21,7% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa thông qua cảng Trung ương đạt 4.782,2 nghìn TTQ, tăng 20,6%; Cảng địa phương đạt 633,2 nghìn TTQ, tăng 30,5% so với cùng kỳ. Hàng hóa thông qua cảng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: Sản phẩm bằng gỗ, dăm gỗ, gỗ nguyên liệu nhập nội địa, phân bón, nguyên liệu thức ăn gia súc và hàng nông thủy sản.

5.4. Chỉ số giá

a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

a1. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2015 so với tháng trước

Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chung tháng Bảy so với tháng trước tăng 0,16%. Chỉ số giá tháng này tăng chủ yếu do ảnh hưởng tăng của giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Tác động lên chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng hóa và dịch vụ như sau:

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,06%. Đây là nhóm tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng chính. Chỉ số nhóm này tăng do ảnh hưởng giá các mặt hàng vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,92%, giá điện tăng 2,96%, giá nước tăng 0,1%;

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,53%. Trong đó, may mặc tăng 0,8%, giầy dép tăng 0,29%;

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,33%. Trong đó, điều hòa nhiệt độ tăng 2,17%, đồ điện tăng 2,16%;

Nhóm giao thông tăng 0,19%; do giá xăng, dầu diesel tăng 0,39%;

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%; do ảnh hưởng của giá vật phẩm văn hóa tăng 2,53%, hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 0,26%;

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,1%. Trong đó, giá thuê trang phục cưới tăng 6,9%;

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,09%; do mặt hàng rượu các loại tăng 1,22%;

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07%. Trong đó, nhóm lương thực giảm 0,31%, do mặt hàng gạo giảm 0,32%; nhóm thực phẩm giảm 0,11%, do một số mặt hàng thực phẩm chủ yếu giảm như: Thịt gia súc tươi sống giảm 0,73%; thịt gia cầm tươi sống giảm 1,9%; thủy sản tươi sống giảm 1,01%; riêng nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,21%;

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,06%, do ảnh hưởng của giá một số loại thuốc như thuốc cảm giảm 4,28%; 

Nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục có chỉ số ổn định.

 

CPI các tháng năm 2015 so với (%)

 

Bình quân cộng dồn so cùng kỳ

 

Kỳ gốc
2009

Cùng kỳ năm trước

Tháng 12 năm trước

Tháng
trước

           Tháng 1

164,87

101,00

99,98

99,98

101,00

           Tháng 2

165,75

100,80

100,51

100,53

100,90

           Tháng 3

165,96

101,55

100,64

100,13

101,12

           Tháng 4

165,42

101,46

100,31

99,67

101,20

           Tháng 5

165,67

101,40

100,46

100,15

101,24

           Tháng 6

166,72

101,65

101,10

100,63

101,31

           Tháng 7

166,98

101,33

101,26

100,16

101,31

a2. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2015 so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Bảy so với cùng kỳ tăng 1,33%; trong đó, có 7/11 nhóm hàng tăng giá. Cụ thể: Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 8,38%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,65%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,34%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,95%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,01%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,94%; nhóm giáo dục tăng 1,33%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số ổn định. Ba nhóm có chỉ số giảm: Giao thông giảm 9,28%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,92%; bưu chính viễn thông giảm 0,3%.

a3. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ tăng 1,31%. Có 9/11 nhóm hàng tăng giá. Trong đó, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 7,7%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,77%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,16%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,92%; nhóm giáo dục tăng 1,43%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,13%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,05%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,15%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,1%. Hai nhóm có chỉ số giảm: Giao thông giảm 11,37%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,25%.

b. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Chỉ số giá vàng tháng 7/2015 giảm 1,53% so với tháng trước và giảm 7,25% so với cùng kỳ năm 2014. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2015 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng 2,55% so với cùng kỳ.

Bình quân 7 tháng đầu năm 2015, chỉ số giá vàng giảm 4,57% so với cùng kỳ. Ngược lại, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,04%.

6. Một số vấn đề xã hội

6.1. Tình hình tai nạn giao thông

Trong tháng 7/2015 (từ 16/6/2015 đến 15/7/2015), trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 18 người và bị thương 21 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 5 vụ (-15,2%), số người chết tăng 7 người (+63,6%), số người bị thương giảm 9 người (-30%). So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 4 vụ (-12,5%), số người chết tăng 6 người (+50%), số người bị thương giảm 15 người (-41,7%).

 Trong tháng Bảy, các ngành chức năng đã lập biên bản xử lý 5.219 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 913 lượt phương tiện vi phạm, tước giấy phép lái xe có thời hạn 347 trường hợp, phạt tiền 3,9 tỷ đồng.

Tính chung 7 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 225 vụ tai nạn giao thông, làm chết 114 người và bị thương 189 người. So với cùng kỳ, số vụ tai nạn giao thông giảm 30 vụ (-11,8%), số người chết giảm 8 người (-6,6%), số người bị thương giảm 76 người (-28,7%).

6.2. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường

Trong tháng 7/2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ cháy, làm chết 01 người, gây thiệt hại tài sản ước tính 50 triệu đồng. Cũng trong tháng Bảy, các ngành chức năng đã phát hiện 64 vụ vi phạm môi trường, xử lý 54 vụ với tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách 1,6 tỷ đồng.

Tính chung 7 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh xảy ra 54 vụ cháy, làm chết 01 người, gây thiệt hại 5,5 tỷ đồng. Đồng thời các ngành chức năng đã phát hiện 229 vụ vi phạm môi trường, xử lý 246 vụ với tổng số tiền xử phạt thu nộp ngân sách 3 tỷ đồng./.

 


[1] Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 483,3 ha và nuôi tôm sú 1.197,7 ha.

[2] Một số thị trường xuất khẩu quan trọng trong 7 tháng đầu năm 2015: Trung Quốc 96,4 triệu USD (chiếm 24,9% trong tổng số); Nhật Bản 49,9 triệu USD (12,9%); Đức 36,5 triệu USD (9,4%); Anh 29,9 triệu USD (7,7%); Ấn Độ 19,4 triệu USD (5%); Pháp 17,9 triệu USD (4,6%); Hàn Quốc 16,3 triệu USD (4,2%).


Tin nổi bật Tin nổi bật