|
  • :
  • :

Huyện An Lão

Huyện An Lão
Huyện An Lão
Huyện An Lão
Huyện An Lão
Huyen_An_Lao_3a09d
Cong_troi_26bf6
Ho_Hung_Long_e5426
Suoi_da_ghe_c0eaa
Giới thiệu
Địa chỉ: Huyện An Lão, Tỉnh Bình Định

Diện tích: 696,90 km²      Dân số: 32.400 người 

Huyện An Lão có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 1 thị trấn và 9 xã: Thị trấn An Lão (huyện lỵ), xã An Dũng, xã An Hòa, xã An Hưng, xã An Nghĩa, xã An Quang, xã An Tân, xã An Toàn, xã An Trung, xã An Vinh.

An Lão là huyện vùng cao của tỉnh Bình Định cách Quốc lộ 1A 32km, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 120km. Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi); phía Nam giáp huyện Hoài Ân, Vĩnh Thạnh; phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai).

Tổng diện tích tự nhiên 69.202ha; có khí hậu mát mẻ quanh năm, với nhiều đồi núi, thác đá, dòng suối, rừng và rừng nguyên sinh An Toàn. Dân số 31.000 người. Có 3 dân tộc chính: Kinh, Hre và Bana. Toàn huyện có 9 xã và 1 thị trấn với 57 thôn, trong đó 40 thôn là đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện có con sông An Lão phát nguyên từ vùng núi phía Bắc huyện giáp ranh Quảng Ngãi chiều dài khoảng 85km. Tỉnh lộ ĐT 629 là con đường độc đạo vào huyện cách quốc lộ 1 từ Bồng Sơn 32 km về hướng Tây Nam.

Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó chống chọi với thiên nhiên, giặc ngoại xâm, cùng chia sẻ niềm vui, giao lưu văn hoá, giúp nhau phát triển kinh tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân An Lão tiếp tục được phát huy, đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, An Lão đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH miền núi gắn với xoá đói giảm nghèo với phương châm "Tập trung huy động nguồn lực cho phát triển KT-XH, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH ở miền núi"... Nhờ sự quan tâm đó, đời sống của người dân An Lão, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự đổi mới. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như nỗ lực của người dân, đến nay toàn huyện đã được đầu tư xây dựng hàng trăm công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh phát huy hiệu quả. Đặc biệt, Nghị quyết 30a của Chính phủ được triển khai thực hiện tại 62 huyện nghèo đã thổi một luồng gió mới vào đời sống của người dân huyện vùng cao An Lão. Hàng trăm công trình phục vụ dân sinh được đầu tư xây dựng đã phát huy hiệu quả. Các hộ nghèo được đầu tư hỗ trợ vốn và vật tư sản xuất nông nghiệp, đời sống vật chất tinh thần của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt.

Với mong muốn giới thiệu đến tất cả bạn bè gần xa về tiềm năng, lợi thế phát triển; lịch sử, truyền thống văn hoá; những thành tựu kinh tế - xã hội; những chính sách, thủ tục tạo môi trường thông thoáng thu hút đầu tư; cũng như các thông tin liên quan cho tất cả những ai quan tâm tìm hiểu mảnh đất và con người An Lão.

Tin nổi bật Tin nổi bật