Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri
Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri
Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri
Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri
Det_tho_cam_2_109b1
Det_tho_cam_3_7ae49
Det_tho_cam_1_b934c
Det_tho_cam_4_679d5
Giới thiệu
Địa chỉ: Xã Vĩnh Hiệp, Huyện Vĩnh Thạnh, Tỉnh Bình Định

Cách Quy Nhơn khoảng 80km, Hà Ri là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc BaNa nhất Bình Định nên vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Khi rổi việc hoặc những lúc nông nhàn, chị em phụ nữ lại miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm đẹp nhất cho mình và cho gia đình.

Những cô gái BaNa bên khung dệt

Nghề dệt thổ cẩm ở các làng Bana trước đây, khi còn phải tự làm sợi, cứ quãng tháng ba, tháng tư là bà con lên rẫy trồng bông, đến tháng tám, tháng chín thì bông được thu hoạch. Quả bông đem phơi khô rồi kéo ra và quay thành sợi. Còn với nguyên liệu dệt bằng cây gai thì lấy dao cạo lớp vỏ bên ngoài, đập dẹp, đem phơi khô rồi dùng tay xé nhỏ, xoắn hai, ba sợi lại đem ngâm với nước vo gạo cho sợi kết lại... Thuốc nhuộm là củ, vỏ cây được lấy từ rừng về, đem nấu và vắt lấy nước. Sợi được ngâm vào thuốc, qua một đêm vớt ra, phơi khô sau đó đưa lên sa quay thành từng cuộn theo từng màu sắc riêng biệt. Đó là phần nguyên liệu, còn khung dệt chỉ là một khung gỗ, bộ sa quay để kéo sợi.

Để dệt một tấm chăn hay một tấm vải đủ may một bộ áo váy nữ nếu rảnh lúc nào làm lúc nấy phải mất cả tháng trời, còn nếu dệt ròng thì cũng khoảng bốn đến năm ngày.

Về cách dệt thổ cẩm thì kỹ thuật của người Bana tương đối giống với một số dân tộc khác như Chăm, H’rê. Song về hoa văn, họa tiết trang trí thì có nhiều nét khác nhau. Thổ cẩm của người Bana K’riêm ở Vĩnh Thạnh dùng nhiều họa tiết hoa văn hình học với các đường thẳng, đường cong, hình tam giác. Họa tiết thường là những nét hoa văn li ti chồng lên nhau tạo thành một dải phức hợp quanh một mẫu trang trí chính là ngôi sao tám cánh dệt trên nền trắng. Người Bana chọn màu đen làm màu chủ đạo trong trang trang phục thổ cẩm kết hợp với các màu đỏ, trắng và điểm một ít màu vàng, xanh non tạo nên ấn tượng mạnh mẽ nhờ sự tương phản.

Hiện nay ở mỗi làng miền núi ở Vĩnh Thạnh có khoảng từ mười lăm đến hai mươi khung dệt và cũng chừng ấy người làm nghề dệt, chủ yếu là những người đã trên bốn mươi tuổi. Ngày nay, ngoài các sản phẩm phục vụ cho gia đình, các cô gái BaNa ở Hà Ri còn dệt ra các sản phẩm thủ công như: túi xách, ví, khăn quàng cổ, khăn trải bàn…

Tin nổi bật Tin nổi bật