Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp
Ảnh minh họa.
Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Giám định viên kỹ thuật hình sự; người giúp việc cho giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm: Trợ lý giám định viên; kỹ thuật viên; cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi; điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
Thông tư cũng nêu rõ mức bồi dưỡng giám định kỹ thuật hình sự một ngày công đối với một người thực hiện giám định. Cụ thể, mức 300.000 đồng/ngày/người áp dụng đối với các việc giám định sau: Giám định súng, đạn, âm thanh; giám định tài liệu phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc tia laser; giám định kỹ thuật số, điện tử; giám định dấu vết va chạm cơ học trong vụ tai nạn giao thông, dấu vết công cụ, dấu vết khóa, khớp phải sử dụng thiết bị chuyên dụng phát ra tia bức xạ hoặc laser…
Mức 500.000 đồng áp dụng đối với các việc giám định sau: Giám định cháy, nổ; chất ma túy; ADN; giám định ký tự đóng chìm trên vật liệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại; giám định dấu vết đường vân phải sử dụng một trong các phương pháp như xông keo, Iot, hạt nhỏ…để phát hiện dấu vết; giám định hóa pháp lý phải sử dụng hóa chất nguy hiểm để giám định thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP; giám định tinh dịch, máu khi đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Mức 150.000 đồng áp dụng đối với các việc giám định không thuộc trường hợp quy định nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Theo Khánh Linh (baochinhphu.vn)