|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định mới về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.

Theo Nghị định 61/2011/NĐ-CP, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc 3 trường hợp: 1- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy; 2- Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; 3- Đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng mà có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh từ 1-2 năm.

Đây là một trong những điểm sửa đổi của Nghị định mới ban hành so với Nghị định số 135/2004/NĐ-CP trước đây. Nghị định 135 chỉ quy định: Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy; đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện thì bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh từ 1-2 năm.

Thêm 2 trường hợp không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Nghị định 61/2011/NĐ-CP cũng bổ sung thêm 2 trường hợp không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là: người nước ngoài và người trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam.

Còn trường hợp người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên trong thời hạn 2 năm (kể từ ngày đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh) lại tái nghiện thì theo Nghị định mới sẽ không còn thuộc đối tượng không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Ngoài ra, Nghị định mới cũng bổ sung các căn cứ pháp lý cụ thể để xác định độ tuổi (một trong những tiêu chí xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh) là Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu. Trường hợp không có các giấy tờ trên thì căn cứ vào các tài liệu khác.

Nghị định 61/2011/NĐ-CP giải thích rõ:

Trường hợp có tiến bộ rõ rệt trong thời gian chấp hành quyết định là người trong thời gian chấp hành quyết định tích cực lao động, học tập, chữa trị, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của Trung tâm và được giám đốc Trung tâm khen thưởng tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004.

Trường hợp lập công trong thời gian chấp hành quyết định là người tố cáo những hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; giúp cơ quan điều tra phát hiện, ngăn ngừa tội phạm, các hành vi trốn khỏi Trung tâm, chống, phá Trung tâm; cứu được tính mạng của người khác; cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể và được Giám đốc Trung tâm khen thưởng bằng văn bản.

Người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Ngoài trường hợp đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên, Nghị định 61/2011/NĐ-CP bổ sung trường hợp người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối cũng được miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Ngoài ra, Nghị định mới quy định trường hợp có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công và không còn sử dụng ma túy trong thời gian hoãn chấp hành quyết định thì cũng được miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được hỗ trợ tiền ăn

Thay vì phải trả tiền ăn theo quy định tại Nghị định 135/2004/NĐ-CP thì Nghị định 61/2011/NĐ-CP quy định: Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian chấp hành quyết định. Đối với người thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, người chưa thành niên, người không có nơi cư trú nhất định, thay vì có thể được xét hỗ trợ tiền ăn thì theo Nghị định mới sẽ được hỗ trợ toàn bộ tiền ăn.

Về các trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được về nhà chịu tang, ngoài trường hợp bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó bị chết thì Nghị định mới bổ sung trường hợp ông, bà của người đó bị chết. Trong các trường hợp này, người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh sẽ được về nhà chịu tang trong thời gian không quá 3 ngày (không tính thời gian đi đường)


Tin nổi bật Tin nổi bật