|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 03 năm 2018

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.1. Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp tháng 02 tập trung chủ yếu vào khắc phục hậu quả lũ lụt và gieo sạ, chăm sóc cây trồng vụ Đông Xuân 2017-2018.  Vụ Đông Xuân năm nay gặp một số khó khăn như ảnh hưởng lụt kéo dài từ đầu vụ, thời tiết rét đậm kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình phát triển cây trồng nông nghiệp, nhất là cây lúa.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương trong tỉnh sử dụng các nguồn lực tại chỗ và sự hỗ trợ của Trung ương khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão lụt, hỗ trợ giống, vay vốn ưu đãi, xây dựng lịch thời vụ, nghiên cứu bố trí giống, vật nuôi kịp thời tác động đến hiệu quả trong sản xuất. Ngoài thiệt hại trên, vụ Đông Xuân năm nay tiếp tục có những thuận lợi cơ bản: Tỉnh khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và xây dựng các cánh đồng lớn trên các loại cây trồng như lúa, ngô, lạc, sắn và triển khai chính sách giống cây trồng giai đoạn 2016-2020.  Tính đến ngày 22/02/2018, toàn tỉnh đã gieo sạ 48.019,9 ha lúa Đông Xuân, đạt 99,6% so với kế hoạch, tăng 1,3% so với cùng kỳ.  Tiến độ gieo trồng một số cây trồng khác vụ Đông Xuân như sau: Lạc đạt 7.038,5 ha, tăng 6,6%; rau các loại đạt 5.333,7 ha, tăng 19,4%; ngô đạt 1.914,5 ha, tăng 11,3%; đậu các loại đạt 743,4 ha, tăng 14,2%; đậu tương đạt 20,4 ha, tăng 15,9%. Về nguồn nước tưới: Tính đến ngày 22/02/2018, dung tích toàn bộ các hồ chứa nước do Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý đạt 406,59 triệu m3 nước, đạt 88,81% so với dung tích thiết kế, giảm 6,8% so với cùng kỳ. Các hồ chứa nước do địa phương quản lý đã tích trữ được 112,54 triệu m3 nước, đạt 93,46% so với dung tích thiết kế, giảm 3,5%.  Trong tháng 02/2018 tình hình dịch bệnh chỉ xảy ra một số bệnh thông thường trên gia súc, gia cầm nhưng phần lớn đã điều trị khỏi. Bên cạnh đó, do tác động giá bán sản phẩm rơi vào thời gian cuối năm và phục vụ nhu cầu trong dịp Tết, nên giá cả có tăng lên, nhưng vẫn còn chậm, nhất là thịt lợn hơi, thịt bò hơi phần nào tác động đến tâm lý của người chăn nuôi.  Ngành Thú y tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng và tham gia thực hiện công tác phòng ngừa, xử lý khi xảy ra dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ, khử độc sát trùng chuồng trại. Trong kỳ các đơn vị chức năng thực hiện tiêm phòng dịch cúm gia cầm đợt 1/2018 là 273.035 con, lũy kế đến nay là 581.304 con.

1.2. Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp trong tháng Hai tập trung chủ yếu là công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Hiện nay, các đơn vị đang chuẩn bị để thực hiện công tác chăm sóc rừng trồng lần 1 năm 2018 theo đúng lịch thời vụ, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.  Diện tích rừng đang thực hiện khoán bảo vệ là 105.591,09 ha; diện tích rừng đang thực hiện khoán khoanh nuôi tái sinh chuyển tiếp là 11.276,2 ha. Năm 2018, toàn tỉnh có 143 đơn vị đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, kế hoạch sản xuất 200 triệu cây giống các loại. Dự kiến diện tích rừng trồng đưa vào chăm sóc khoảng 19.920 ha.

Trong tháng, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 27.222 m3, tăng 0,1% so với cùng kỳ; tổng lượng củi khai thác ước đạt 24.152 ster, giảm 4,9% so với cùng kỳ, chủ yếu là các cành cây tận dụng từ nguồn khai thác gỗ.  Ngành Kiểm lâm phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản, kiểm tra truy quét các tụ điểm khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trong và sau Tết; kiên quyết phá bỏ cây trồng trái pháp luật trên diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; tổ chức lực lượng chốt chặn các trạm. Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận xảy ra vụ cháy và phá rừng nào.  1.3. Thủy sản Tháng 02/2018 các hộ nuôi trồng thủy sản tiếp tục gia cố, đắp bờ, nạo vét ao, vệ sinh cải tạo ao đìa để chuẩn bị thả giống nuôi trồng vụ 1 năm 2018 khi điều kiện thích hợp. Hiện nay, các hộ đã thả nuôi tôm nhưng chưa đồng bộ vì thời tiết còn lạnh, diện tích nuôi tăng chậm. Sản xuất giống thuỷ sản trong kỳ không có biến động lớn. Khai thác tôm hùm giống đạt 5,25 vạn con; sản xuất tôm thẻ chân trắng đạt 239,75 triệu con.

Trong tháng Hai, tình hình thời tiết không thuận lợi, còn chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông gây khó khăn trong hoạt động khai thác, tuy nhiên hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển vẫn diễn ra bình thường. Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước tiếp tục phát huy hiệu quả khuyến khích ngư dân bám biển ra khơi khai thác, mạnh dạn đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền và mua sắm thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác 02 tháng đầu năm 2018 ước đạt 19.948,2 tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác thuỷ sản biển ước đạt 19.481,1 tấn, giảm 4,6%. Riêng sản lượng cá ngừ đại dương khai thác ước đạt 800 tấn, giảm 73.5%.  

2. Sản xuất công nghiệp

2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tháng 02/2018 giảm 4,85% so với tháng trước và tăng 7,84% so với cùng kỳ; chỉ số luỹ kế 02 tháng đầu năm 2018 ước tăng 8,18% so với cùng kỳ, trong đó: nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,34%; nhóm ngành sản xuất và phân phối điện tăng 16,45%; nhóm ngành cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 3,19%; nhóm ngành khai khoáng giảm 23,43%.  Trong phân ngành kinh tế cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất luỹ kế 02 tháng đầu năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 375,85%; sản xuất đồ uống tăng 39,4%; in ấn tăng 35,88%; sản xuất máy móc thiết bị tăng 33,15%; sản xuất sản phẩm từ cao su tăng 19,88%; sản xuất và phân phối điện tăng 16,45%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 3,83%. Một số ngành có chỉ số sản xuất giảm như: Khai thác quặng kim loại giảm 21,12%; sản xuất thuốc giảm 20,47%; sản xuất bàn ghế gỗ giảm 18,9%; chế biến gỗ giảm 16%.  Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước tính sản lượng luỹ kế 02 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Tấm lợp bằng kim loại tăng cao đột biến, tăng 8.667,17%; cấu kiện thép tăng 168,72%; bia đóng chai tăng 46,04%; báo in tăng 40,05%; bê tông trộn sẵn tăng 24,63%; điện sản xuất tăng 23,94%; đá ốp lát tăng 9,79%. Một số sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so cùng kỳ như: Thuốc nước để tiêm giảm 64,14%; dung dịch đạm huyết thanh giảm 58,36%; đường RS giảm 56,33%; ghế gỗ giảm 23,15%; quặng inmenit và tinh quặng inmenit giảm 21,11%; bàn gỗ giảm 19,58%; dăm gỗ giảm 18,51%.  

2.2. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 02/2018 giảm 1,53% so với tháng trước và tăng 5,62% so với cùng kỳ năm trước.  

Tính chung 02 tháng đầu năm 2018, chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,32% so với cùng kỳ. Nhiều sản phẩm có chỉ số tiêu thụ tăng như: Sản phẩm sản xuất từ kim loại đúc sẵn tăng 416,31%; sản xuất máy móc tăng 93,77%; in ấn tăng 44,44%; sản xuất đồ uống tăng 38,34%; sản xuất sản phẩm từ cao su tăng 21,7%;… Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm có chỉ số tiêu thụ giảm như: Sản xuất hóa chất giảm 52,23%; sản xuất thuốc giảm 24,71%; chế biến gỗ giảm 22,42%; sản xuất bàn ghế gỗ giảm 18,17%; sản xuất trang phục giảm 9,17%;…

2.3. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 02/2018 giảm 4,49% so với tháng trước. Một số sản phẩm có chỉ số tồn kho giảm mạnh như: Sản xuất thuốc giảm mạnh 53,81%; sản xuất bàn ghế gỗ giảm 37,23%; sản xuất đồ uống giảm 31,21%; sản xuất trang phục giảm 13,28%;... Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho cao: Sản xuất da tăng 640%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 126,72%;… So với cùng kỳ, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 02/2018 tăng 26,6%. Một số sản phẩm có chỉ số tồn kho tăng cao như: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 366,22%; chế biến gỗ tăng 153,29%; sản xuất sản phẩm từ cao su tăng 98,32%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 55,67%;... Một số sản phẩm có chỉ số tồn kho giảm so với cùng kỳ: Sản xuất thuốc giảm 85,78%; sản xuất da giảm 54,88%; sản xuất bàn ghế gỗ giảm 22,57%;…

2.4. Chỉ số sử dụng lao động

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 02/2018 tăng 0,57% so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,66%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,58%; ngành khai khoáng tăng 0,36%; trong khi đó, ngành sản xuất, phân phối điện giảm 1,91% so cùng kỳ.  

Tính chung 02 tháng đầu năm 2018, chỉ số sử dụng lao động tăng 0,18% so với cùng kỳ. Trong đó, lao động khu vực Nhà nước giảm 1,97%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,14%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,02%. Tại thời điểm đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,14%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,53%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,12%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 1,91%.

3. Đầu tư  

Tình hình thực hiện vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2018 rất tích cực.  Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 02/2018 ước đạt 95,7 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ.  Tính chung hai tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 192,8 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 6% kế hoạch năm. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương đạt 69,6 tỷ đồng, chiếm 36,1% trong tổng số, tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 4,3% kế hoạch năm; vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu đạt 48,6 tỷ đồng, chiếm 25,2%, giảm 1%, đạt 13,2% kế hoạch; vốn xổ số kiến thiết đạt 29,1 tỷ đồng, chiếm 15,1%, tăng 1,1%, đạt 26,5% kế hoạch; vốn khác đạt 45,5 tỷ đồng, chiếm 23,6%, tăng 10%, đạt 11,8% kế hoạch.  

4. Hoạt động ngân hàng  

Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 02/2018 ước đạt 50.650 tỷ đồng, tăng 11,63% so với cùng kỳ.  

Đến cuối tháng 02/2018, tổng dư nợ cho vay ước đạt 61.320 tỷ đồng, tăng 12,86% so với cùng kỳ. Ước đến cuối tháng 02/2018 nợ xấu trên địa bàn chiếm tỷ lệ 2,95% so với tổng dư nợ.

5. Thương mại, dịch vụ

5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 02/2018 ước đạt 5.579 tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cùng kỳ.  Tính chung hai tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 10.991,1 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 02 tháng ước đạt 9.173,1 tỷ đồng, chiếm 83,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng doanh thu bán lẻ của một số nhóm ngành hàng so với cùng kỳ như sau: Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 26,7%; phương tiện đi lại và nhiên liệu khác tăng 25,2%; lương thực, thực phẩm tăng 23,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 20,7%; xăng, dầu tăng 17%; hàng may mặc tăng 11,4%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch ước đạt 1.224,9 tỷ đồng, chiếm 11,1%, tăng 10,6% so với cùng kỳ, bao gồm: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.214,5 tỷ đồng, tăng 10,1%; doanh thu hoạt động du lịch lữ hành đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 26,9%. Doanh thu hoạt động dịch vụ ước đạt 593,1 tỷ đồng, chiếm 5,4%, tăng 18,9% so với cùng kỳ.

5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hoá

a. Xuất khẩu

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 02/2018 ước đạt 54,4 triệu USD, giảm 31,9% so với tháng trước và xấp xỉ so với cùng kỳ.  Tính chung 02 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 134,3 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.  Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, có 07 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm 92,4% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, gồm: Hàng thuỷ sản; gạo; sắn và các sản phẩm từ sắn; sản phẩm từ chất dẻo; gỗ; sản phẩm gỗ và hàng dệt, may. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 53,4 triệu USD, tăng 6,2%; hàng dệt, may đạt 23,5 triệu USD, tăng 18,5%; gỗ đạt 16,8 triệu USD, tăng 3,9%; hàng thuỷ sản đạt 13 triệu USD, tăng 12,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 10 triệu USD, tăng 148,9%; gạo đạt 4,4 triệu USD, tăng 52,4%. Trong khi đó, sản phẩm từ chất dẻo đạt 2,9 triệu USD, giảm 21,2%.  Về xuất khẩu trực tiếp 02 tháng đầu năm ước đạt 131,8 triệu USD, chiếm 98,1% kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng được xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên cả 5 châu lục. Trong đó, châu Á đạt 62,1 triệu USD, chiếm 47,1%; châu Âu đạt 45,2 triệu USD, chiếm 34,2% kim ngạch xuất khẩu trực tiếp. b. Nhập khẩu Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 02/2018 ước đạt 17,6 triệu USD, giảm 24,5% so với tháng trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ.  Tính chung 02 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 40,8 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, có 06 nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu chiếm 90,6% kim ngạch nhập khẩu của tỉnh, gồm: Hàng thuỷ sản; thức ăn gia súc và nguyên liệu; nguyên phụ liệu dược phẩm; gỗ và sản phẩm từ gỗ; nguyên phụ liệu dệt may; máy móc thiết bị. Trong đó, nhập khẩu hàng thuỷ sản đạt 8,7 triệu USD, tăng 94,5%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 7,6 triệu USD, tăng 20,6%; nguyên phụ liệu dệt may đạt 6,9 triệu USD, tăng 53,1%; thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 5,3 triệu USD, tăng 9,1%; nguyên phụ liệu dược phẩm đạt 2,8 triệu USD, tăng 116,8%. Trong khi đó, máy móc thiết bị đạt 5,6 triệu USD, giảm 4,9%. 5.3. Vận tải hành khánh và hàng hóa a. Vận tải hành khách Tổng lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thuỷ tháng 02/2018 ước đạt 4.131,6 nghìn hành khách, luân chuyển 394.598,4 nghìn HK.km. So với tháng trước, vận chuyển tăng 8,7%, luân chuyển tăng 8,1%. So với cùng kỳ, vận chuyển tăng 9,1%, luân chuyển tăng 6,4%.  Tính chung 02 tháng đầu năm, tổng lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thuỷ ước đạt 7.933,6 nghìn hành khách, luân chuyển 759.493 nghìn HK.km; so với cùng kỳ vận chuyển tăng 5,5%, luân chuyển tăng 5,4%.  

b. Vận tải hàng hóa

Tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thuỷ tháng 02/2018 ước đạt 1.652 nghìn tấn, luân chuyển 258.870,4 nghìn tấn.km. So với tháng trước, vận chuyển tăng 6,4%, luân chuyển tăng 5,6%. So với cùng kỳ, vận chuyển tăng 19,1%, luân chuyển tăng 18,3%.  Tính chung 02 tháng đầu năm, tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thuỷ ước đạt 3.204,6 nghìn tấn, luân chuyển 503.950,8 nghìn tấn.km; so với cùng kỳ, vận chuyển tăng 13,3%, luân chuyển tăng 13%.  Hàng hoá thông qua cảng biển tháng 02/2018 ước đạt 710,6 nghìn TTQ, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ. Tính chung 02 tháng đầu năm, hàng hoá thông qua cảng biển ước đạt 1.405,1 nghìn TTQ, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Các mặt hàng thông qua cảng chủ yếu gồm quặng khoáng sản, gỗ và sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc và nguyên liệu, hàng nông sản,…

c. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải

Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và đường thủy 02 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1.057,7 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt 335,7 tỷ đồng, tăng 4,7%; vận tải hàng hóa đạt 584,5 tỷ đồng, tăng 13,2%; dịch vụ kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải khác đạt 137,5 tỷ đồng, tăng 0,5%.

6. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2018 tăng 0,91% so với tháng trước và tăng 2,75% so với cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 09 nhóm tăng so với tháng trước: Nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống tăng cao nhất, tăng 1,84%; nhóm giao thông tăng 1,29%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,54%; nhóm may mặc tăng 0,44%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,43%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,29%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,22%; nhóm giáo dục tăng 0,05%; nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng 0,02%. Có 01 nhóm có chỉ số giảm: Nhóm nhà ở, điện, nước, vật liệu xây dựng giảm 0,29%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá ổn định so tháng trước.  Nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2018 tăng so tháng trước là do giá một số hàng hóa tăng do nhu cầu mua sắm Tết, chủ yếu là các mặt hàng như hàng may mặc; các loại đồ uống; đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm./.


Tin nổi bật Tin nổi bật