Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đến năm 2020
I - Quy họach phát triển GTVT.
1. Hạ tầng giao thông vận tải:
1-1. Giao thông đường bộ:
- Quốc lộ: Thực hiện theo chiến lược phát triển hệ thống quốc lộ của Bộ GTVT ( đường nhựa cấp I – III ĐB ) và đường cao tốc Bắc -Nam.
- Tỉnh lộ: Đường BTN và BTXM từ cấp III-V ( TCVN 4054-2005).
- Huyện lộ: Đường nhựa và BTXM cấp V-VI là phổ biến.
- Đường xã: Bê tông xi măng loại A,B.
a- Đường quốc lộ: Gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 208 km.
* Giai đoạn 2008 – 2010:
+ Cải tạo nâng cấp Quốc lộ 19, đoạn Cảng Quy Nhơn đến đèo An Khê dài 70 km đạt tiêu chuẩn cấp III ĐB, nền rộng 12m, mặt BTN rộng 11m. Riêng đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến thị trấn Phú Phong dài 40 km lập Quy hoạch và Dự án đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I ĐB, nền rộng 30m, mặt 4 làn xe ( theo Quy hoạch phát triển GTVT Vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2020).
+ Xây dựng tuyến Quốc lộ 19B từ thị trấn Tuy Phước đến cảng Nhơn Hội dài 10 km, lộ giới 60m ( theo Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ ).
+ Nâng cấp đoạn km 0 – km 8+500 tuyến Quốc lộ 1D ( Phú Tài đến ngã năm Nguyễn Thái Học – Tây Sơn ) đạt tiêu chuẩn đường cấp I ĐT.
* Giai đoạn 2011 – 2020:
+ Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam; Chiều dài đường qua tỉnh Bình Định 118 km, quy mô 4 – 6 làn xe ( theo Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ), kết hợp với xây dựng đường cao tốc từ sân bay Phù Cát về Quy Nhơn.
+ Xây dựng nâng cấp Quốc lộ 19, đoạn Km 0 -:- Km 40 ( Cảng Quy Nhơn - Thị xã Phú Phong ) thành đường cấp 1 lộ giới 30m, 4 làn xe. Tiếp tục mở rộng Quốc lộ 19 đến cửa khẩu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực.
+ Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT638 (Diêu Trì Mục Thịnh) dài 39,4 km đạt tiêu chuẩn cấp IV ĐB, nền đường rộng 9m, mặt BTN rộng 7 m; riêng đoạn km 0 – km 10 đạt chuẩn cấp III ĐB, nền 12m, mặt BTN 11m; nối thông tuyến qua Phú Yên đến Buôn Ma Thuột ( theo Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ).
+ Cải tạo nâng cấp tuyến ven biển ĐT639 ( Nhơn Hội – Tam Quan) dài 110 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III ĐB. Hướng tuyến cơ bản bám theo đường ĐT639 hiện tại, nâng cấp mở rộng và nắn tuyến đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; nghiên cứu xây dựng mới các đoạn chỉnh tuyến qua cửa biển Đề Gi nối liền xã Cát Hải và Mỹ An, đoạn từ cầu Thiện Chánh ( xã Tam Quan Bắc ) qua dãy núi Trường Xuân ra giáp với QL1A; xây dựng 02 cầu lớn là cầu Đề Gi và cầu Tam Quan. ( theo Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020, trong đó đường giao thông ven biển qua DVBMT dài 1.314 km nối liền các tỉnh từ Thanh hoá đến Bình Thuận).
b- Đường tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 467,5 km; đã bê tông hoá được 424,5 km, chiếm 91 %. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ rải mặt 100%. Từng bước nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, V tuỳ từng đoạn, từng tuyến theo quy hoạch.
* Giai đoạn 2008 – 2010:
- Tập trung vốn ( kể cả ODA) để đầu tư xây dựng tuyến đường phía Tây tỉnh từ An Nhơn qua Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân đến Hoài Nhơn dài 120 km theo tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền đường rộng 6,5m, mặt đường BTN và BTXM rộng từ 3,5 đến 6m.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT630 đoạn km 22-km 45 (từ Ân Nghĩa đếnVực Bà) đạt tiêu chuẩn đường cấpVMN, nền 6,5 m, mặt BTN+BTXM rộng 3 - 6 m. Xây dựng cầu Vực Bà nối thông tuyến qua huyện Vĩnh Thạnh.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT631 (Diêm Tiêu – Tân Thạnh) dài 18,6 km đạt tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền 6,5m, mặt BTN+BTXM rộng 3,5 – 6m (Dự án ADB5).
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT634 (Hoà Hội – Long Định) dài 17,4 km theo tiêu chuẩn đường cấpVMN, nền 6,5 m, mặt BTXM 6m ( Hoàn thành 2008).
- Cải tạo nâng cấp các đoạn còn lại có tổng chiều dài 10,2 km của tuyến ĐT636 Gò Găng – Kiên Mỹ đạt tiêu chuẩn cấp V ĐB, nền 7,5 m, mặt BTXM 3,5 – 6m, xây dựng mới đoạn chỉnh tuyến trước cổng sân bay Phù Cát ( Hoàn thành 2008).
- Thảm BTN + BTXM tuyến ĐT639 (đoạn Nhơn Hội-Cát Tiến) dài 15 km:
+ Km0 - km7 : nền đường rộng 7,5m, mặt BTXM rộng 6m.
+ Km7- km15: nền đường rộng 6,5m, mặt BTN rộng 5,5m (Dự án ADB5).
* Giai đoạn 2011 – 2020:
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT629 (Bồng Sơn – An Lão) dài 31,2 km theo tiêu chuẩn đường cấp IV ĐB, nền 9m, mặt BTN 7m.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT630 (đoạn Cầu Dợi – thị trấn Tăng Bạt Hổ) dài 10km theo tiêu chuẩn đường cấp IV ĐB, nền 9m, mặt BTN 7m.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT632 (Phù Mỹ - Bình Dương) dài 34,6 km theo tiêu chuẩn đường cấp IV ĐB, nền 9m, mặt BTN 7m.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT633 (Chợ Gồm – Đề Gi) dài 20,6 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III ĐB nền 12m, mặt 11m phục vụ cho việc phát triển cảng biển Đề Gi và Khu công nghiệp Cát Khánh.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT636 (Gò Găng – Kiên Mỹ) dài 22,5 km và tuyến ĐT635 (Gò Găng - Cát Tiến) đạt tiêu chuẩn đường cấp III ĐB, nền đường rộng 12m, mặt BTN rộng 11m, nối Quốc Lộ 19 với Quốc Lộ 1A và Khu kinh tế Nhơn Hội.
- Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT640 (Ông Đô – Cát Tiến) dài 19,3 km theo tiêu chuẩn đường cấp IVĐB, nền 9m, mặt BTN 7m.
- Xây dựng mới từ Vĩnh Thạnh đến An Lão dài khoảng 40km, tiêu chuẩn cấp V MN nền 6,5 m, mặt 3,5m.
- Đường nối từ Thôn 1 An Hưng Huyện An Lão (đường 5 B) đến giáp ranh giới Huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi dài 7 km, tiêu chuẩn cấp V MN nền 6,5 m, mặt 3,5m.
- Đường nối huyện lỵ Vĩnh Thạnh đi Kbang (An Khê) dài 20km tiêu chuẩn cấp V MN nền 6,5 m, mặt 3,5m.
c- Đường huyện: Gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 277,4 km; đã bê tông hoá được 114,9 km, chiếm 42%.
* Giai đoạn 2008 – 2010:
Cải tạo nâng cấp các tuyến đường sau đây đạt tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM 3,5 – 6m.
- Tuyến Cầu Chui – La Vuông ( Hoài Nhơn ) dài 11,5 km (Dự án ADB5);
- Tuyến Nhà Đá – An Lương ( Phù Mỹ ) dài 12,5 km (Dự án ADB5);
- Tuyến Đèo Nhông – Mỹ Thọ dài 10,8 km (Dự án WB3);
- Tuyến Tây Vinh- Cat Lâm dài 20,4 km (Dự án WB3);
- Tuyến Canh Thuận – Canh Liên ( huyện Vân Canh ) dài 25 km;
* Giai đoạn 2011 – 2020:
Cải tại nâng cấp tất cả các tuyến huyện lộ còn lại có tổng chiều dài 80 km và một số tuyến sau đạt tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM 3,5 – 6m.
- Tuyến Xuân Phong – Cây Muối ( huyện An Lão ) dài 12 km;
- Đường lên 3 xã vùng cao huyện An Lão ( An Toàn, An Nghĩa, An Quang ) dài 52 km.
- Tuyến Bình Thành - Hồ Định Bình dài 34 km đạt tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM 3,5 – 6m.
- Thị trấn Bình Định – Nhơn Hoà dài 5km đạt tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM 3,5 – 6m.
- Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Trân (thị trấn Tam Quan) đến giáp đường ĐT639 dài 4km đạt tiêu chuẩn đường cấp V MN, nền rộng 6,5m, mặt BTN + BTXM 3,5 – 6m.
d- Đường giao thông nông thôn:
Tổng chiểu dài 3.450 km; trong đó đường liên xã, trục chính của xã dài 2.300 km; đã bê tông hoá được 1.600 km.
* Giai đoạn 2008 – 2010:
Thực hiện bê tông hoá 700 km đường liên xã, trục chính của xã đạt tiêu chuẩn loại A ( nền rộng 4 - 5m, mặt rộng 3 - 3,5m ) và loại B ( nền rộng 4m, mặt rộng 3 m ).
* Giai đoạn 2011 – 2020:
Từng bước bê tông hoá các tuyến đường giao thông nông thôn còn lại đạt tiêu chuẩn loại B ( nền rộng 3-4m, mặt rộng 2,5-3 m ) theo chủ trương ngân sách xã đầu tư và nhân dân góp vốn xây dựng.
e - Đường đô thị:
Để phát triển các đô thị văn minh, hiện đại thì yêu cầu đầu tư, cải tạo và phát triển cho giao thông đô thị là rất cần thiết. Trước mắt tiến hành một số công việc như sau:
+ Nâng cấp và mở rộng một số tuyến quan trọng kết nối từ Quốc lộ đến Trung tâm đô thị.
+ Cải tạo các nút giao thông và mở rộng bán kính cong, xây dựng các trục giao thông đối ngoại và trục chính đô thị, đèn điều khiển giao thông.
+ Định hướng cho sự phát triển các loại phương tiện vận tải, dành quỉ đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dải cây xanh trong thành phố, thị xã.
* Giai đoạn 2008 – 2010:
- Xây dựng hoàn thành đường Nguyễn Tất Thành nối dài 800m theo tiêu chuẩn đường cấp II ĐT lộ giới rộng 40m, 4 làn xe.
- Xây dựng đường Long Vân – Suối Trầu dài 7 km, lộ giới 20 m.
- Xây dựng đường nối QL1D – ngã ba Ông Thọ đến Hoa Lư.
- Xây dựng hoàn thành đường trục Khu Kinh tế Nhơn Hội dài 15 km, lộ giới 80m.
- Xây dựng mới tuyến đường Hùng Vương-Sông Dinh, lộ giới 34 m.
* Giai đoạn 2011 – 2020:
Từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ các tuyến đường nội thị tại các đô thị. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tại khu đô thị cũ; ở khu vực đô thị mới phát triển xây dựng hệ thống các tuyến đường gồm đường chính cấp 1 có lộ giới từ 40 – 60 m, đường chính cấp 2 có lộ giới 30 – 35 m, đường liên khu vực có lộ giới từ 24 – 28 m, đường khu vực có lộ giới từ 15 – 20 m.
- Xây dựng đường Hoàng Văn Thụ (nối dài) 2km, mặt đường BTN rộng 10 m.
- Xây dựng đường Hoa Lư, đường Điện Biên Phủ theo quy hoạch.
- Đường Suối Trầu ( Nhà máy chế biến thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn ) đi Khu công nghiệp Long Mỹ đạt tiêu chuẩn đường III đồng bằng.
- Nâng cấp đoạn đường từ chân dốc Đệ Đức (Hoài Tân) của Quốc lộ 1A giáp đường phía tây tỉnh dài 4km đường cấp III đồng bằng (theo QH đô thị).
- Xây dựng giai đọan 2 Dự án cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội.
- Xây dựng cầu vượt qua đầm Thị Nại nối từ đường trục Nhơn Lý với đường ĐT 640, cầu Hùynh Giảng qua Gò Bồi nối với tuyến ĐT636B.
- Thành phố Quy Nhơn đầu tư xây dựng tuyến đối ngọai chính còn lại sẽ thực hiện theo Quyết định số 98/2004/QĐ-TTG ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định đến năm 2020.
- Đối với đường đô thị An Nhơn, Bồng Sơn, Phú Phong, Cát Tiến tập trung xây dựng các đường hướng tâm đối ngoại, các đường vành đai riêng đường chính nội đô sẽ xây dựng từng bước theo quy hoạch của UBND tỉnh.
1-2. Đường sắt:
* Giai đoạn 2008- 2010:
Thực hiện di dời ga Quy Nhơn ra khỏi nội thành.
* Giai đoạn 2011 – 2020:
+ Hoàn thành nâng cấp đường sắt Thống Nhất đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực.
+ Xây dựng đoạn đường sắt dài 10 km nối Khu Kinh tế Nhơn Hội - cảng Nhơn Hội với đường sắt Bắc – Nam qua ga tiền cảng Nhơn Bình ( theo Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2020 ).
+ Đến năm 2020, triển khai xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá ( theo Quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020).
1-3. Đường biển:
+ Cảng Quy Nhơn: Cảng biển tổng hợp quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hoá quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia thông qua Quốc lộ 19 và Quốc lộ 14. Cảng hiện có 6 cầu tàu với chiều dài 868m, có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 DWT .
* Giai đoạn 2008 – 2010 sẽ xây dựng mới 01 cầu tàu container chuyên dùng dài 200m, có các trang thiết bị bốc xếp đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng thêm diện tích bãi 10 ha, nâng cấp thiết bị xếp dỡ hiện có để lượng hàng hoá thông qua cảng đạt >5 triệu tấn/ năm.
Về luồng tàu: giai đoạn 2008-2010 nâng cấp tăng năng lực tàu chạy trên luồng vào cảng biển Quy Nhơn bằng việc nạo vét hạ độ sâu đáy luồng đến – 11m và phá đá mở rộng bán kính cong tại khu vực Mũi Sút, bán đảo Phương Mai, tăng tần suất tàu chạy, mở rộng bán kính cong đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng cho nhu cầu luân chuyển háng hoá bằng đường biển trên các tàu 30.000DWT đủ tải hành thuỷ và tàu cở 50.000 DWT vơi mớn hành thuỷ với mực nước chạy tàu có tần suất 3% gồm các thông số sau:
- Luồng tàu hành thuỷ 1chiều, thời gian hành thuỷ 24/24h trong ngày.
- Chiều rộng đáy luồng: B=110m.
- Cao độ đáy luồng: H=-11m (Hải đồ).
- Bán kính cong tàu chạy: R=900m (4,5Lt phù hợp với quy định kỹ thuật khi hành thuỷ bình thường).
- Hệ thống báo hiệu bao gồm 14 phao báo hiệu nổi dẫn luồng và 01 chập tiêu có lắp đầy đủ các thiết bị và đèn báo hiệu dẫn luồng cho cả ban ngày và ban đêm.
- Tổng mức đầu tư giai đoạn đầu: 50 tỷ đồng.
* Giai đoạn sau năm 2010 tiếp tục nâng cấp luồng chạy tàu đạt các thông số: chiều rộng đáy luồng B =130m, cao độ đáy luồng -12,5m HĐ, mực nước chạy tàu +2,0m (Hải đồ- ứng với tần suất 10%). Với phương án này, kinh phí xây dựng khoảng 178,3 tỷ đồng.
* Để phát triển đồng bộ hệ thống cảng Quy Nhơn, đề nghị kéo dài tuyến bến từ cầu cảng 3 vạn tấn Cảng Quy Nhơn nối liền với Cảng Thị Nại tạo tuyến bến liền bờ khép kín, nâng công suất cảng khu vực này từ 5 triệu lên khoảng 8 triệu tấn /năm.
+ Cảng Thị Nại: Cảng tổng hợp địa phương, hiện tại có 288m cầu bến, có thể tiếp nhận tàu 5.000 tấn, quy mô chiếm đất 2,4 ha.
Giai đoạn 2008-2010 nâng cấp 160 m cầu cảng cũ, nạo vét toàn tuyến bến đủ độ sâu tiếp nhận tàu .>= 10.000DWT, với tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng, phấn đấu đạt công suất 800.000 – 1.000.000 tấn vào năm 2010.
Mua sắm, đổi mới trang thiết bị xếp dỡ phù hợp công nghệ tiên tiến.
Đầu tư thêm kho, bãi theo qui hoạch là 4ha để đáp ứng nhu cầu hậu cần sau cảng.
+ Cảng nước sâu Nhơn Hội: Xây dựng với quy mô diện tích 165ha bao gồm: cảng phi thuế quan và cảng tổng hợp thuế quan; trong đó khu cảng phi thuế quan có diện tích 46 ha, lượng hàng hoá thông qua 3 triệu tấn/năm với tổng chiều dài tuyến bến là 600m, phục vụ tàu bách hoá và container 30.000 DWT. Khu cảng tổng hợp thuế quan có diện tích 119ha, lượng hàng hoá thông qua cảng từ 9-9,5 triệu tấn/năm; tổng chiều dài bến là 2.117m, trong đó bến hàng container là 1.180m phục vụ cho tàu 20.000 – 30.000 DWT và bến bách hoá dài 937m phục vụ cho tàu 10.000-30.000DWT.
Đến năm 2010 đầu tư xây dựng 2 bến tàu dài 480m ( 1 bến cho hàng bách hoá, 1 bến cho hàng container ) cho tàu có trọng tải đến 30.000DWT với năng lực hàng hoá thông qua cảng khoảng 1,5-2 triệu tấn/năm. Đồng thời quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường, kho bãi, hệ thống cấp, thoát nước, điện phục vụ cho cảng Nhơn Hội.
Giai đoạn 2011 – 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cảng theo quy hoạch, có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Dự kiến công suất đạt 11,5 – 12 triệu tấn vào năm 2020.
+ Cảng Tam Quan: Xây dựng tại thôn Trường Xuân Tây gồm 3 bến tàu với tổng chiều dài 330m, có khả năng tiếp nhận tàu 3.000 DWT; công suất dự kiến: 0,96 triệu tấn/ năm.
+ Cảng Đề Gi: Xây dựng tại thôn Vĩnh Lợi với số lượng 5 bến tàu có tổng chiều dài 1.000 m, có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT, kết hợp với việc xây dựng cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh bão với quy mô 20 ha cho 800 tàu cá. Công suất cảng hàng hoá dự kiến 3 triệu tấn/năm.
+ Cảng Đống Đa: Xây dựng cải tạo, nâng cấp cảng cũ có thể tiếp nhận tàu 10.000 DWT, xây dựng kho bãi cảng hàng hoá chuyên dùng kết hợp cảng hành khách.
+ Cảng xăng dầu Quy Nhơn: Được nâng cấp có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT, đạt công suất 0,8 triệu tấn/ năm vào 2010.
+ Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường thuỷ nội địa: Bố trí hệ thống phao tiêu báo hiệu, đảm bảo an toàn vận tải các tuyến Quy Nhơn – Nhơn Châu, Quy Nhơn – Nhơn Hải. Xây dựng một số bến phục vụ nhu cầu dân sinh, du lịch.
1-4. Đường hàng không
* Giai đoạn 2008 – 2010:
+ Đầu tư giàn đèn, trang thiết bị bay đêm cho sân bay để có thể tăng chuyến bay chặng Quy Nhơn – TP. Hồ Chí Minh từ 12 chuyến hiện nay lên 14 chuyến/ tuần (02 chuyến/ngày) và chặng Quy Nhơn – Đà Nẵng để kết nối chuyến đi Hà Nội lên 05 chuyến/tuần. Khai thác loại máy bay A320 kết hợp với ATR72.
* Giai đoạn sau năm 2010:
+ Nâng cấp sân bay Phù Cát đạt cấp 4D ( Theo mã chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO ), sân bay quân sự cấp I để sử dụng chung cho dân dụng và quân sự:
- Đường cất hạ cánh ( CHC ): Sử dụng một đường cất hạ cánh hiện có, kích thước 3.045 m x 45,72 m.
- Hệ thống đường lăn: Sử dụng 1 đường lăn song song, 4 đường lăn vuông góc và 6 đường lăn nối đã có.
- Sân đỗ máy bay dân dụng: Sử dụng sân đỗ máy bay hiện có kích thước 121,5 m x 117 m. Đến năm 2015 đảm bảo 2 chỗ đỗ A320/A321 và tương đương. Đến năm 2015 mở rộng thêm sân đỗ đảm bảo 4 chỗ đỗ A320/A321.
- Sân chờ: Sử dụng sân chờ hiện có tại 2 đầu đường CHC kích thước 53 m x 185 m. Đến năm 2020 nâng cấp cải tạo.
- Đến năm 2015 sử dụng nhà ga hiện có công suất 300 hk/gcđ, diện tích 3.000 m2. Sau năm 2015 mở rộng đạt công suất 400 hk/gcđ, diện tích 6.000 m2. Lượng hành khách tiếp nhận 300.000 hk/năm vào năm 2015 và 500.000 hk/năm vào 2025.
- Nhà điều hành: Sử dụng nhà điều hành hiện có, diện tích 330 m2.
- Các hạng mục khác thực hiện theo Quyết định số 05/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không Phù Cát, tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 và định hướng đến năm 2025.
1-5. Quy hoạch hệ thống bến xe ô tô khách:
Quy hoạch hệ thống bến xe ô tô khách tỉnh Bình Định giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh duyệt theo Quyết định số 412/ QĐ-UBND ngày 16/7/2007.
TT | Bến xe | Tổng diện tích ( m2 ) | Diện tích đón, trả khách ( m2 ) | Loại bến xe |
01 | An Lão | 3.000 | 3.000 | 4 |
02 | Hoài Ân | 4.000 | 4.000 | 4 |
03 | Bình Dương | 8.558 | 6.000 | 3 |
04 | Phù Mỹ | 6.000 | 6.000 | 3 |
05 | Phù Cát | 8.000 | 6.000 | 3 |
06 | Đập Đá | 5.108 | 5.108 | 3 |
07 | Bình Định | 18.000 | 13.000 | 2 |
08 | Vĩnh Thạnh | 6.000 | 4.000 | 4 |
09 | Phú Phong | 10.080 | 8.000 | 2 |
10 | Tây Bình | 6.070 | 6.070 | 3 |
11 | Vân Canh | 3.000 | 3.000 | 4 |
12 | Phú Tài | 20.000 | 10.000 | 2 |
13 | Bắc Nhơn Hội | 20.000 | 15.000 | 3 |
14 | NamNhơn Hội | 30.000 | 20.000 | 2 |
15 | Bồng Sơn | 29.600 | 20.000 | 2 |
16 | Tam Quan | 10.000 | 8.000 | 3 |
17 | BX TTâm Quy Nhơn | 42.000 | 33.000 | 1 |
18 | An Lương | 1.000 | 1.000 | 6 |
19 | Chợ Gồm | 1.000 | 1.000 | 6 |
20 | Cát Khánh | 1.000 | 1.000 | 6 |
| Tổng cộng | 242.416 | 183.178 |
|
1-6. Quy hoạch bãi đỗ xe tải:
+ Tại các huyện: Bố trí phương tiện vận chuyển hàng hoá đậu đỗ trong các bến xe.
+ Tại thành phố Quy Nhơn: Xe tải được bố trí đậu đỗ trong các bến xe; ngoài ra cần quy hoạch xây dựng một bãi đỗ xe tải tại phường Nhơn Phú ( gần ga tiền cảng Nhơn Bình ) với diện tích khoảng 04 ha.
1-7. Quy hoạch hệ thống trạm xăng dầu:
Trong giới hạn quy hoạch này không tiến hành nghiên cứu chi tiết hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu vì có quy hoạch riêng. Giai đoạn từ nay đến 2010 thực hiện theo Quyết định số 161/2003/QĐ-UB ngày 09/9/2003 và Quyết định số 03/2007/QĐ-UBND ngày 08/02/2007 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tỉnh Bình Định đến năm 2010. Sau năm 2010 sẽ nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
1-8. Các điểm đấu nối đường bộ, đường sắt: Có quy hoạch riêng.
2. Quy hoạch phát triển vận tải:
2-1. Phân công vận tải giữa các phương thức vận tải:
+ Vận tải đường bộ là phương thức vận tải chủ yếu của tỉnh và khu vực, đảm nhận việc đưa hàng đến và rút hàng đi tại các đầu mối giao thông chính như cảng biển, ga đường sắt; tham gia vận tải hàng hoá nội tỉnh, liên tỉnh và quá cảnh.
Vận chuyển hành khách đường bộ đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh và một số tuyến quá cảnh.
+ Vận tải đường sắt đảm nhận một phần nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách theo hướng Bắc –Nam.
+ Vận tải đường biển đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của tỉnh và khu vực miền Trung và Tây nguyên, hàng hoá quá cảnh của các nước láng giềng. Tham gia vận chuyển hàng hoá các tuyến ven biển Bắc –Nam.
+ Vận tải hàng không đảm nhận vận chuyển hành khách liên vùng và các tuyến Bắc –Nam.
2-2. Lựa chọn phương tiện vận tải:
+ Đường bộ: Phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu cầu đường, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tốc độ kỹ thuật cho phép và phù hợp với chủng loại hàng hoá và đối tượng hành khách.
+ Đường sắt: Sử dụng đoàn tàu nhanh Bắc –Nam đối với vận tải liên tỉnh, đồng thời mở thêm tuyến Quy Nhơn – Thành phố Hồ Chí Minh bằng đoàn tàu Du lịch 5 sao tiêu chuẩn quốc tế.( con tàu vàng).
+ Đường sông: Sử dụng tàu tự hành <= 100 tấn đối với các tuyến đường thuỷ nội địa địa phương và trung ương uỷ thác cho địa phương quản lý. Sử dụng phương tiện chở khách 20 – 50 ghế.
+ Đường biển: Đối với các tuyến viễn dương sử dụng tàu hàng tổng hợp cỡ 10.000 – 50.000 DWT; tàu dầu 30.000 – 50.000 DWT, tàu container 1.500 – 3.000 TEU. Các tuyến nội địa sử dụng tàu hàng cỡ 1.000 – 10.000 DWT. Đối với vận tải hành khách, sử dụng tàu cao tốc 150 – 200 ghế.
+ Đường hàng không: Từ nay đến 2010 sử dụng loại máy bay A320 và ATR72 và tương đương vận tải hành khách tầm ngắn. Sau 2010 sử dụng loại A320/B737 hoặc tương đương vận chuyển hành khách các tuyến tầm trung ngắn.
2-3. Tổ chức vận chuyển trên một số hành lang chủ yếu:
Có 2 hành lang chủ yếu là Bắc –Namvà Đông – Tây. Vai trò và tỷ lệ đảm nhận của các phương thức vận tải trên từng hành lang đến năm 2020 như sau:
+ Hành lang Bắc –Nam: Đây là hành lang vận tải quốc gia với sự tham gia của tất cả các phương thức vận tải. Vận chuyển hành khách do đường bộ đảm nhận 65%, đường sắt 30% và hàng không 5%.Vận chuyển hàng hoá đường bộ đảm nhận 30 - 35%, đường sắt 20-25%, đường biển 40-50%.
+ Hành lang Đông – Tây: Đây là hành lang quan trọng nối cảng Quy Nhơn với Tây Nguyên, Lào, Campuchia. Vận chuyển hàng hoá và hành khách do đường bộ đảm nhận 100%.
2-4. Quy hoạch mạng lưới xe buýt:
2-4-1. Quy hoạch tuyến xe buýt:
* Giai đoạn 2007 - 2010:
a- Trong thành phố Quy Nhơn:
Tiếp tục duy trì hoạt động 3 tuyến nội thành Quy Nhơn như hiện nay. Trong trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm xe và điều chỉnh biểu đồ vận hành, điểm dừng đón, trả khách cho phù hợp. Cụ thể như sau:
+ Tuyến T1: Ngã ba Trần Quý Cáp – Trạm kiểm soát giao thông số 10.
+ Tuyến T2: Chợ Lớn - Khu công nghiệp Long Mỹ .
+ Tuyến T5: Cụm TTCN Quang Trung– Thành Thái
b- Tuyến xe buýt nội tỉnh:
b.1-Tiếp tục duy trì một số tuyến đang hoạt động :
+ Tuyến T3 : Quy Nhơn – Tuy Phước
+ Tuyến T6 : Quy Nhơn – ngã ba Vườn Xoài ( Tây Sơn )
+ Tuyến T7 : Quy Nhơn – Cát Tiến
+ Tuyến T8 : Quy Nhơn – Vân Canh
b.2- Tổ chức lại và mở mới các tuyến xe buýt sau đây:
+ Nối tuyến xe buýt Quy Nhơn - Gò Găng đến gần cổng sân bay Phù Cát (T4 )
+ Nối tuyến xe buýt Quy Nhơn - Chợ Gồm ( Phù Cát ) đến Tam Quan ( T9 )
+ Tuyến T10 : Quy Nhơn - Khu Kinh tế Nhơn Hội - Đề Gi
+ Tuyến T11 : Quy Nhơn - Sông Cầu
* Giai đoạn 2011 đến 2020:
a- Các tuyến xe buýt đã có cần bổ sung thêm xe; đảm bảo tần suất 10¸ 15 phút/chuyến đô thị, 20¸ 30 phút/chuyến nội tỉnh.
b- Tổ chức lại và mở mới các tuyến xe buýt sau đây:
+ Tuyến T10: Nối tuyến xe buýt Quy Nhơn – KKT Nhơn Hội – Đề Gi đến Tam Quan, chiều dài 120 km.
+ Tuyến T12 chạy dọc tuyến đường phía Tây tỉnh từ Nhơn Tân ( sau này là trung tâm huyện lỵ An Nhơn ) đến Hoài Nhơn ( 120 km ).
+ Tuyến T13 An Lão – Bồng Sơn ( 33 km ).
+ Tuyến T14 Hoài Ân – Bồng Sơn ( 12 km ).
+ Tuyến T15 Sân bay Phù Cát – Khu kinh tế Nhơn Hội ( 30 km ).
+ Nối tuyến xe buýt T6 Quy Nhơn – ngã ba Vườn Xoài đến thị trấn Vĩnh Thạnh ( 80 km ).
+ Tuyến T16 Quy Nhơn – Nhơn Hội – Cát Tiến 25 km ( hoạt động theo đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội.
+ Tuyến T17 Thị trấn Phù Mỹ - Mỹ Thọ - Mỹ An dài 25 km.
+ Tuyến T18 Thị trấn Phù Mỹ - Nhà Đá - An Lương dài 18 km.
2-4-2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng xe buýt:
* Bãi đỗ xe buýt:
Tại các huyện: Lượng xe buýt lưu đậu qua đêm tại các huyện không lớn. Do đó không cần thiết phải bố trí bãi đỗ xe buýt riêng vì lãng phí đất đai và kinh phí đầu tư.
Tại thành phố Quy Nhơn: Bố trí mặt bằng 2.000 m2 tại Trạm kiểm soát số 10 ( cũ ) thuộc phường Bùi Thị Xuân làm bãi đỗ xe, công trình vệ sinh và nhà nghỉ cho lái xe, nhân viên phục vụ các tuyến T1, T2, T3.
+ Bố trí mặt bằng Hợp tác xã Vận tải ¼ Quy Nhơn tại đường Phạm Hồng Thái, có diện tích gần 3.000 m2 làm bãi đỗ xe qua đêm ( Theo Thông báo số 43/TB-UB ngày 21/3/2003 của UBND tỉnh ).
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp GTVT:
Quy hoạch địa điểm đóng mới tàu thuyền qui mô nhỏ dưới dạng tập trung. Đầu tư chiều sâu ứng dụng công nghệ mới trong sửa chữa và đóng mới tàu thuyền nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đáp ứng nhu cầu đóng mới và trang bị đồng bộ các loại tàu .
Xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất ô tô thương dụng, tải trọng nhỏ, đa năng, có giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu vận chuyển đang gia tăng ở khu vực nông thôn, thị tứ, thị trấn, phục vụ lộ trình thay thế xe hết niện hạn sử dụng (Tại Quyết định số 878/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp Tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020).
Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia để có thể khôi phục và tổ chức sản xuất lắp ráp xe tải nhỏ với công suất phù hợp thị trường.Cụ thể tình hình đầu tư và địa điểm xây dựng các nhà máy như sau:
ĐVT: Tỷ đồng
Stt | Hạng mục công trình | Địa điểm dự kiến | Giai đoạn 2006-2010 | Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | |||
Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Công suất | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Công suất | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Công suất | |||
1 | Nhà máy lắp ráp và SX ô tô nhẹ | Quy Nhơn | 30 | 1000 xe/năm | 20 | 2000 xe/năm | 30 | 3000 xe/năm |
2 | Đầu tư CSSX phụ tùng cơ khí các loại | Quy Nhơn |
|
| 80 |
|
|
|
3 | Đầu tư Nhà máy trung đại tu ô tô | Quy Nhơn |
| 800 xe/năm |
| 1200 xe/ năm |
|
|
4 | Đầu tư Nhà máy trung đại tu ô tô | Phù Mỹ |
|
|
| 500 xe/ năm |
| 1000 xe/năm |
Về đào tạo nghiệp vụ GTVT :
Để có đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật GTVT các ngành nghề qua đào tạo, bổ sung thay thế cán bộ công nhân theo yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng và phát triển ngành GTVT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quy hoạch ngành là đến năm 2015 phải có trường Trung cấp đào tạo công nhân kỹ thuật dựa trên cơ sở Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ GTVT Bình Định được nâng cấp lên thành trường.
Giai đoạn 1: Từ năm 2007 đến năm 2010 hoàn thành việc xây dựng Trung tâm sát hạch loại 3 tại Hoài Nhơn và Tây Sơn bảo đảm nhu cầu học và sát hạch cấp GPLX mô tô, đồng thời sử dụng cơ sở vật chất hiện có để đào tạo lái xe cơ giới đường bộ cho cán bộ, nhân dân ở các huyện như Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân , An Lão…
Giai đoạn 2: Từ năm 2010 đến năm 2020 là giai đoạn tập trung đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị , phương tiện, có công nghệ tiên tiến, hiện đại như; cơ sở phòng học, thư viện, đội ngũ giáo viên… theo phương án đầu tư được duyệt.
Về đăng kiểm xe cơ giới: Đã từng bước hiện đại hoá công tác quản lý kiểm định, hiện nay Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Bình Định đã hoàn thành các hồ sơ thủ tục, các quy trình kiểm định trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 để đề nghị Trung tâm chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Hiện nay trung tâm có 02 cơ sở đăng kiểm : cơ sở 1ở Quy Nhơn và cơ sở 2 ở Phù Mỹ.
Từ nay đến năm 2010 đầu tư xây dựng tường rào cổng ngõ ở cơ sở 1, riêng cơ sở 2 ở Phù mỹ sẽ đầu tư thêm một dây chuyền kiểm định hiện đại phù họp với công tác đăng kiểm mới.
4. Đánh giá các tác động môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác vận tải:
4.1. Những tác động gây ra đối với môi trường:
a. Trong quá trình xây dựng và khai thác đường bộ: Toàn tỉnh nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường SơnNam, có địa hình dốc, phức tạp và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Trong qúa trình xây dựng và nâng cấp Quốc lộ 1A, có một số điểm ngập lụt, điều này vừa gây ách tắc giao thông vừa gây ô nhiểm môi trường, đồng thời trong quá trình xây dựng và cải tạo tuyến hướng tuyến củng có những tác động tới môi trường, chẳng hạn:
Lấn chiếm hệ sinh thái: Việc sử dụng đất để xây dựng đường có ảnh hưởng một phần đến sự nguyên vẹn và thống nhất hệ sinh thái tự nhiên.
Vấn đề xói mòn, sụt trượt, bồi lắng: đây là trình trạng chung xảy ra khi xây dựng đường giao thông, đặc biệt đối với đường cao tốc;
Trong tương lai khi xây dựng tuyến đường bộ cao tốc BắcNamcần hết sức chú ý đến việc bảo vệ môi trường, cảnh quan , đặc biệt là vấn đề thoát lũ.
Phương tiện vận tải cơ giới đường bộ phát triển là nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiểm môi trường không khí.
b.Trong quá trình xây dựng và khai thác đường sắt:
Trong tương lai xây dựng tuyến đường sắt cao tốc BắcNam ( đường đôi, đèo hầm,...) chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định.
c.Trong quá trình xây dựng và khai thác cảng biển:
Qúa trình xây dựng, nâng cấp và khai thác các cảng sẽ có nhiều tác động đến môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Những tác động có thể xảy ra là:
Các cảng đều sử dụng đường đô thị để tổ chức vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng sẽ làm tăng lưu lượng xe tải trong thành phố, ảnh hưởng đến giao thông đô thị, gây ra ô nhiễm về khói, bụi và tiếng ồn.
Các hoạt động vận tải biển cũng có nhiều tác động đến môi trường với mức độ cao hơn do mật độ tàu thuyền đi và đến các cảng biển trong vùng cao hơn.
Ngoài ra, việc xây dựng, nâng cấp các cảng và luồng vào cảng cũng gây ra những tác động lâu dài đối với môi trường như: hoạt động nạo vét, đổ bỏ bùn đất sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở cửa sông và nguồn nước ngầm.
d.Trong quá trình xây dựng và khai thác sân bay:
Tác động chủ yếu của giao thông vận tải hàng không đối với môi trường là vấn đề tiếng ồn. Vị trí sân bay Phù Cát nằm ngoài thành phố nên việc hạ cất cánh của các loại máy bay không gây ra tiếng ồn nhiều đến khu vực thành phố.
4.2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của môi trường:
a. Trong quá trình xây dựng: Việc khảo sát, vạch tuyến các công trình đường bộ, đường sắt cần phải xem xét, nghiên cứu kỹ những tác động đối với những địa điểm nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, các thắng cảnh, công trình văn hoá, di tích lịch sử.
- Thiết kế phải tránh lũ, tính toán khẩu độ cầu, cống để đảm bảo thoát nước lũ nhanh.
- Kiên cố hoá nền, kè tránh hiện tượng sụt trượt.
- Xây dựng cảng biển, nạo vét luồng lạch vào cảng phải nguyên cứu và đánh giá kỹ tác động tới môi trường, đặc biệt là môi trường sinh thái tại các cửa sông, cửa biển.
b.Trong quá trình khai thác:
Đối với đường bộ và đường sắt: Sử dụng những vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
- Sử dụng các phương tiện vận tải cơ giới hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
- Trồng các dải cây xanh hai bên đường để tránh bụi, tránh ồn.
Tại các cảng biển: Đầu tư công nghệ xếp dỡ hiện đại, phù hợp với từng mặt hàng để đảm bảo an toàn trong xếp dỡ.
- Thành lập bộ phận phản ứng nhanh ứng phó với các sự cố tràn dầu.
- Đầu tư hệ thống thông tin tín hiệu dẫn luồng để đảm bảo an toàn cho các tàu ra, vào cảng.
- Xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm quy định về chất thải của tàu.