|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định thời kỳ 2006 - 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, với Vùng Duyên hải Nam Trung bộ và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gắn với hành lang Đông - Tây, với các tỉnh Tây nguyên và các tỉnh ở Nam Lào, Đông Bắc Cămpuchia và Thái Lan.

- Phát huy tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ thu hút các nguồn lực bên ngoài, tạo môi trường thông thoáng để thu hút mạnh đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bảo đảm mục tiêu tăng tr­ưởng kinh tế nhanh và bền vững gắn với phát triển các lĩnh vực xã hội. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, coi đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư phát triển.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.

- Gắn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với việc thực hiện xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Phương án chọn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Nội dung chính của phương pháp tiếp cận này là đi từ mục tiêu tăng dần tỷ trọng GDP/người của Bình Định cao dần so với bình quân chung cả nước và đến năm 2020, tỉnh có trình độ phát triển cao trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ và trở thành tỉnh có nền công nghiệp phát triển (cơ cấu nông nghiệp không quá 20%).

Phương án được chọn về tăng trưởng kinh tế được tính toán như sau:

Dự báo nhịp tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành và nhu cầu vốn đầu tư

Chỉ tiêu

Nhịp tăng (%)

Dự báo cơ cấu

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2005

2010

2015

2020

Tăng trưởng GDP

13

15

16.5

100

100

100

100

Công nghiệp - Xdựng

21.8

22.2

21.9

28.2

37.4

40

43

Nông, lâm, ngư nghiệp

5.6

5.2

3.9

36.9

27.6

22

16

Khối dịch vụ

13.5

13.5

13.3

34.9

35.0

38

41

 

 

Nghìn tỷ đồng VN

Tỷ USD

Vốn đầu tư

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Nhu cầu đầu tư

45

247

329

2,6

13

15,7

So với GDP

53%

67%

61%

 

 

 

- Theo phương án này, mức tăng trưởng kinh tế có sự phấn đấu tương đối cao, nhất là giai đoạn sau năm 2010. Nhịp độ tăng trưởng đạt 13% thời kỳ 2006- 2010; 15% thời kỳ 2011- 2015 và 16,5% thời kỳ 2016-2020. Phương án này đã tính tới xúc tiến đầu tư xây dựng ở khu kinh tế Nhơn Hội được phát triển mạnh. Mặt khác, nếu như đạt được mức tăng trưởng 13% trong thời kỳ 2006-2010 thì sẽ tạo đà mạnh cho phát triển thời kỳ sau 2010. Thêm vào đó, từ năm 2011 trở đi, các doanh nghiệp trong khu kinh tế Nhơn Hội đi vào hoạt động thì khu kinh tế này sẽ nâng mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ 10% thời kỳ 2006-2010 lên 20-30% thời kỳ 2011-2015 và 30-40% của thời kỳ 2016-2020.

Phát triển theo phương án này sẽ cụ thể hóa đuợc quan điểm phát triển là đến năm 2020, Bình Định trở thành tỉnh có trình độ phát triển cao trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với nền kinh tế công nghiệp tiên tiến.

Với phương án này thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định đến năm 2020 qua các thời kỳ 5 năm như sau:

 2.2. Mục tiêu phát triển

2.2.1. Về phát triển kinh tế

+ Thời kỳ 2006-2010 được xác định là thời kỳ dồn sức để phát triển, tạo đà cho các thời kỳ sau. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 13%; trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng bình quân khoảng 21,8%/năm, nông-lâm-ngư nghiệp tăng khoảng 5,6% và khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 13,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 24,5% và nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,5%/năm.

Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế là 15%, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 22,2%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,2% và khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 13,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,4%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5%/năm.

Thời kỳ 2016-2020 tăng 16,5%, trong đó công nghiệp-xây dựng giữ mức tăng 21,9%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,9% và khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 13,3%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,7%/năm.

+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên 37,4%, nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 27,6% và khu vực dịch vụ 35%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 40%, 22% và 38%. Năm 2020, công nghiệp-xây dựng chiếm 43%, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm chỉ còn 16% và dịch vụ chiếm 41%.

Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong công nghiệp và dịch vụ cũng tăng dần. Năm 2010 lao động ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên chiếm tỷ lệ 18,7%, lao động nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 64% và lao động khối dịch vụ chiếm 17,3%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 25%, 52% và 23% và năm 2020 là 31%, 40% và 29%. Như vậy đến năm 2020 nông-lâm-ngư nghiệp trong nền kinh tế chỉ còn 40% lao động và 16% trong GDP.

+ GDP/người của tỉnh Bình Định năm 2010 khoảng 900 USD, năm 2015 khoảng 2.200 USD và năm 2020 khoảng 4.000 USD.

+ Phấn đấu tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh từ 230 triệu USD năm 2005 lên khoảng 360 triệu USD vào năm 2010, 750 triệu USD vào năm 2015 và 1,4 tỷ USD năm 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong các giai đoạn 5 năm là 2006-2010: 1,5 tỷ USD, 2011-2015: 2,8 tỷ USD và 2016-2020 là 5,5 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 400 triệu USD, vào năm 2015 đạt 1.200 triệu USD và vào năm 2020 và 1.000 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong các giai đoạn 5 năm là 2006-2010: 1,3 tỷ USD, 2011-2015: 4 tỷ USD và 2016-2020 là 5,4 tỷ USD.

+ Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước có tích lũy đóng góp cho ngân sách Trung ương. Phấn đấu thu ngân sách đạt khoảng 2000 tỷ đồng vào năm 2010, 5.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 14.000 tỷ đồng năm 2020.

+ Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài. Thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự đoán khoảng 45 nghìn tỷ đồng đạt 53% tổng GDP; 2011 - 2015 khoảng 247 nghìn tỷ đồng đạt 67% và 2016-2020 khoảng 329 nghìn tỷ đồng đạt 61% tổng GDP 5 năm.

+ Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa khoảng 35%, năm 2015 khoảng 45% và năm 2020 khoảng 52%.

+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 44% vào năm 2010, 47% năm 2015 và đạt 49% năm 2020.

2.2.2. Về phát triển xã hội

+ Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,6‰ thời kỳ 2006 - 2010. Thời kỳ 2006 - 2010 ổn định dân số tự nhiên. Phấn đấu thời kỳ 2006 - 2010 hàng năm tạo việc làm mới cho 24.000 - 25.000 lao động. Thời kỳ sau năm 2010, giải quyết nhu cầu việc làm hàng năm 25.000 - 30.000 chỗ làm; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động nội tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 chỗ làm.

+ Đẩy mạnh hoạt động các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác, tăng cường đầu tư trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Mọi thành viên đến tuổi lao động về cơ bản đều được đào tạo một nghề. Phấn đấu đến năm 2010, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt khoảng 50%, đến năm 2020 khoảng 60-70%. Đến năm 2010, có trên 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% vào năm 2010 (chuẩn nghèo của giai đoạn 2006 - 2010) và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2015.

+ Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn dưới 20%, năm 2015 còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.

+ Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2.2.3. Về bảo vệ môi trường

+ Phòng ngừa có hiệu quả khả năng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ra. Giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch.

+ Cải thiện chất lượng môi trường: đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho dân cư, đến năm 2010 khoảng 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và đến năm 2015 đảm bảo 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt. thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100% rác thải sinh hoạt đô thị; chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế.

+ Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là ở khu vực biển và ven biển của tỉnh.

+ Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

+ Tăng cường năng lực quản lý môi trường.

II. PHƯƠNG HƯỚNG CÓ TÍNH ĐỘT PHÁ

- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội để sau năm 2010 khu kinh tế này từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm phát triển của tỉnh và thúc đẩy phát triển khu vực tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; là một trung tâm phát triển kinh tế cao của cả nước, đóng góp lớn cho tăng trưởng của vùng và của cả nước.

- Tiếp tục đầu tư đồng bộ để chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế của thành phố Quy Nhơn và sớm trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh để đảm nhận chức năng trung tâm công nghiệp, cảng biển, dịch vụ thương mại, trung tâm du lịch và trung tâm đào tạo nhân lực của tỉnh, miền Trung và Tây Nguyên.

- Từng bước đầu tư xây dựng để nâng cấp đô thị Bình Định, Bồng Sơn trở thành thị xã trước năm 2010, Phú Phong trước năm 2015 để đảm nhận chức năng liên kết vùng của tỉnh Bình Định với các tỉnh khác trong khu vực.

- Tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để gắn kết khu vực này với các vùng lân cận.

- Đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là:

+ Tập trung thu hút và phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, hoá dầu, điện, điện tử, sản xuất nguồn điện.

+ Phát triển du lịch, đặc biệt là dịch vụ hàng hải, thương mại, xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính.

- Tập trung xây dựng các kho trung chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ và đường bộ (qua các tiểu vùng sông Mê Kông). Xây dựng các khu đô thị mới, trong đó có nhà chung cư cao tầng cao cấp và khu biệt thự để bán, cho thuê.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT, DỊCH VỤ

1. Công nghiệp

1.1. Phương hướng chung

Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới. Phương hướng chung là:

- Tiếp tục tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến thủy hải súc sản, chế biến gỗ và lâm sản, chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất dược phẩm...

- Từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp mới, sử dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: điện - điện tử, hoá dầu, công nghiệp năng lượng, công nghiệp cảng biển, cơ khí...

- Phát triển công nghiệp khác ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ và khôi phục một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

- Tập trung đầu tư, đẩy nhanh sự hình thành và phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, trong đó có khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu phong điện nhằm tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thiện các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ; hình thành khu công nghiệp Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Trinh, Cát Khánh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân... Xây dựng cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố.

1.2. Phương hướng phát triển một số ngành - sản phẩm công nghiệp

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: chế biến thủy hải súc sản, chế biến mía - đường, chế biến dầu thực vật, sản xuất đồ uống, nước giải khát, chế biến lương thực, chế biến thức ăn gia súc, chế biến gỗ và lâm sản.

Nâng cấp, mở rộng sản xuất các xí nghiệp đông lạnh hiện có. Đầu tư mới nhà máy đông lạnh xuất khẩu.

Trên cơ sở vùng nguyên liệu mía đã quy hoạch, ổn định công suất chế biến của Nhà máy Đường 3000 tấn/ngày.

Nâng cấp, mở rộng các cơ sở chế biến hạt điều hiện nay. Đa dạng hóa sản phẩm từ điều. Trên cơ sở vùng nguyên liệu dừa ổn định, xây dựng Nhà máy sản xuất dầu đi-ê-zen sinh học.

Đưa sản lượng bia tăng lên 50 triệu lít / năm vào năm 2009 và nâng công suất những năm tiếp theo. Tăng công suất các sản phẩm từ sữa, nước khoáng, nhà máy nước ngọt.

Phát triển vùng nguyên liệu sắn để Nhà máy Chế biến tinh bột sắn hoạt động có hiệu quả.

Xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn gia súc và thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.

Xây dựng mới nhà máy chế biến gỗ dân dụng cao cấp và trang trí nội thất và nhà máy bột giấy 150.000 - 200.000 tấn/năm. Sau năm 2010 xây dựng mới 3 - 4 cơ sở chế biến gỗ dân dụng cao cấp và trang trí nội thất tại KCN Phú Tài, phấn đấu xuất khẩu 200.000 m3 gỗ tinh chế 250.000 sản phẩm hàng song mây, 200.000 tấn dăm bạch đàn. Sau năm 2010 phần lớn sản phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu là hàng nội thất.

+ Công nghiệp dệt - may, da giày, đồ nhựa

Đầu tư mở rộng và xây mới các nhà máy may ở Quy Nhơn và các huyện An Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn, Phù Mỹ. Đầu tư xây dựng từ 1 - 2 nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu và nhà máy sản xuất đồ nhựa dân dụng.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản - sản xuất biến kim loại

Khai thác và chế biến Ilmenite cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp sản xuất các sản phẩm chế biến sâu titan... Khai thác than bùn. Liên doanh với nước ngoài khai thác mỏ vàng ở Vĩnh Thạnh, Hoài Ân. Xây dựng nhà máy khai thác và đóng chai nước khoáng thiên nhiên tại Long Mỹ. Xây dựng nhà máy luyện, cán thép.

+ Công nghiệp sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng

Nâng cao chất lượng sản phẩm gạch ceramic. Phát triển sản xuất gạch tuy-nen, tăng sản lượng gạch các loại. Trong thời kỳ 2006 - 2020 thu hút đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy sản xuất gạch tuy-nen ở các huyện Hoài nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn. Ngoài ra, cần phát triển công nghiệp cơ khí xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trong đó có xi măng, ống thép sợi thuỷ tinh, trang trí nội thất cao cấp, sản xuất tôn lợp, nhựa đóng trần...

+ Công nghiệp cơ khí, điện tử

Đầu tư nhà máy sản xuất và cung cấp, lắp ráp động cơ máy thủy, máy móc thiết bị nghề cá, vật liệu điện, sản phẩm cơ khí xây dựng; xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp xe ô tô; sản xuất lắp ráp mặt hàng điện tử dân dụng, máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, thiết bị quang điện tử... Phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để hình thành ngành công nghệ phần mềm của tỉnh.

+ Các ngành công nghiệp hóa chất

Nâng cao chất lượng sản phẩm phân sinh hóa, phân NPK. Đầu tư nhà máy dịch truyền, nhà máy trang thiết bị dược phẩm. Xây dựng nhà máy sôđa, nhựa Polystyren, bao bì từ nhựa. Xây dựng nhà máy săm lốp ôtô xuất khẩu. Phát triển công nghiệp hoá dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội với công suất phù hợp với từng giai đoạn. Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su.

+ Công nghiệp năng lượng

Đầu tư đầu tư phát triển năng lượng sạch gồm: điện địa nhiệt ở Hội Vân, phong điện ở Nhơn Hội, thuỷ điện Vĩnh Sơn số 2, số 3, số 4 và số 5, Ka Nak, Trà Xôm và một số thuỷ điện nhỏ khác. Xây dựng nhà máy nhiệt điện. Hoàn chỉnh mạng lưới điện gắn với lưới điện quốc gia ở các xã còn lại (trừ xã đảo Nhơn Châu).

+ Công nghiệp cảng biển

Đầu tư cảng biển nước sâu Nhơn Hội, đầu tư mới cảng Đề Gi, cảng Tam Quan thành cảng hàng hoá, nâng cấp cảng Thị Nại, Đống Đa, mở rộng cảng Quy Nhơn để tăng lượng hàng hoá qua các cảng và làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá từ các cảng lớn trong tỉnh, mở rộng các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan.

1.3. Phát triển công nghiệp nông thôn

Phát triển công nghiệp khác ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ với các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, da giày, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, phục hồi và phát triển một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

1.4. Phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp

a) Khu công nghiệp

- Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp lấp đầy Khu công nghiệp Phú Tài, Khu công nghiệp Long Mỹ.

- Trong giai đoạn tới tiếp tục hình thành các Khu công nghiệp Nhơn Hoà (huyện An Nhơn), Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh (huyện Phù Cát), Nhơn Hội, Khu phi thuế quan (khu kinh tế Nhơn Hội), Khu công nghiệp Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn) và Bình Nghi - Nhơn Tân (Tây Sơn và An Nhơn).

b) Các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện

Tiếp tục rà soát, quy hoạch bổ sung các khu, cụm công nghiệp của tỉnh giai đoạn sau năm 2010. Từ nay đến năm 2020, định hình trên lãnh thổ tỉnh có 35-40 cụm công nghiệp được bố trí tại các huyện, thành phố với tổng diện tích 700-800 ha. Định hướng phát triển một số ngành nghề, sản phẩm chủ yếu trong các cụm công nghiệp này là: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất cơ khí và dịch vụ nghề cá, dịch vụ kho vận, trung chuyển.

Giai đoạn đến năm 2010 hình thành và đưa vào sử dụng từ 25 - 30 cụm công nghiệp, giai đoạn sau tiếp tục hoàn chỉnh và lấp đầy các cụm này đồng thời từng bước triển khai các cụm khác theo quy hoạch.

1.5. Giải pháp phát triển

- Xây dựng, bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp. Chú trọng chọn lựa và ưu tiên tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh, quản lý giỏi và uy tín trong sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường.

- Khuyến khích đầu tư­ đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến đối với các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh thông qua các chính sách ưu đãi của Chính phủ và của tỉnh. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật.

- Áp dụng công nghệ tiến bộ đối với các ngành đầu tư mới để tăng c­ường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp; hạn chế việc nhập khẩu các công nghệ lạc hậu. Ưu đãi về thuế và tín dụng đối với những cơ sở sản xuất vay vốn với mục đích đầu tư đổi mới công nghệ

2. Nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

2.1. Phương hướng phát triển

Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng gắn với sản xuất hàng hoá xuất khẩu; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở đầu tư mạnh về khâu giống; đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi tăng lên 45% và năm 2020 tăng lên trên 50%.

2.2. Phương hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp

- Hoàn thành việc chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm ở những vùng chuyển đổi được và có hiệu quả.

- Đầu tư hình thành ổn định theo hướng thâm canh, năng suất cao các vùng nguyên liệu mía (4.400 ha), mì (4.400 ha), cây điều, cao su, cây nguyên liệu giấy... đáp ứng nhu cầu cho các nhà máy chế biến.

- Phát triển chăn nuôi dưới hình thức tập trung, công nghiệp, trang trại với quy mô đàn hợp lý để cấp đủ thức săn, ngăn ngừa dịch bệnh. Nâng cao chất lượng con giống, đa dạng hóa sản phẩm. Đàn bò đến năm 2010 là 300.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 65%; năm 2020 là 400.000 con cơ bản là bò lai; bò sữa phát triển tuỳ theo khả năng của người chăn nuôi và theo hướng tập trung vào chất lượng. Đàn lợn 800.000 con với 90% lợn lai năm 2010 và 1 triệu con với tỷ lệ lai 98% năm 2020.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, các ngành dịch vụ, chế biến, ở khu vực nông thôn.

- Đến năm 2020 hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu vực nông nghiệp và các vùng nông thôn về giao thông, điện, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, mạng lưới chợ và các dịch vụ khác.

- Hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ thành phố Quy Nhơn, các thị xã, các khu và cụm công nghiệp.

2.3. Phát triển lâm nghiệp

 Tiếp tục đầu tư phát triển lâm nghiệp. Kết hợp phương thức trồng rừng tập trung và trồng rừng trong nhân dân. Sử dụng có hiệu quả vốn chương trình mục tiêu trồng 5 triệu ha rừng và các dự án ODA về lâm nghiệp để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chú trọng phát triển rừng trồng lấy gỗ. Trồng rừng tập trung, trung bình mỗi năm trồng 5.000-6.000 ha. Đẩy mạnh trồng rừng, kết hợp với khoanh nuôi phục hồi và bảo vệ rừng. Phát triển trồng rừng trên đất trống, đồi trọc và trồng rừng cảnh quan ở núi Vũng Chua, Bà Hoả, ven biển, các khu du lịch. Đến năm 2010 độ che phủ rừng đạt trên 44%, năm 2015 đạt 47% và năm 2020 đạt 49%.

2.4. Phát triển kinh tế nông thôn

Quy hoạch xây dựng các thị trấn, thị tứ, cụm dân cư; các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm tại chỗ, chú trọng giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho nông dân ở những nơi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể dục thể thao; phấn đấu đến năm 2010 có 99% dân cư nông thôn có điện sinh hoạt, trên 85% dân cư nông thôn có nước sạch. Đến năm 2012, cơ bản dân cư nông thôn có điện sinh hoạt và đến năm 2015 sử dụng nước hợp vệ sinh.

3. Thuỷ sản

- Đóng mới và trang bị đồng bộ đội tàu câu cá ngừ đại dương hiện đại có công suất 150 - 600 CV nhằm tăng sản lượng đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng đánh bắt đến năm 2010 đạt 110.000 tấn và giai đoạn năm 2015-2020 ổn định 150.000 tấn.

- Phấn đấu sản lượng tôm và thuỷ đặc sản nuôi đến năm 2010 đạt 4.500 tấn, năm 2015 đạt 6.500 tấn và năm 2020 đạt 10.000 tấn. Phát triển nuôi cua, cá lồng và các loại nhuyễn thể ven biển, ven đảo Nhơn Châu, nuôi tôm càng xanh, cá xen ghép với trồng lúa trên những diện tích chủ động nguồn nước. Đa dạng hoá trong nuôi trồng thuỷ sản cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt; chú trọng các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất với gắn với xử lý ô nhiễm môi trường.

- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá: hoàn thành các cảng cá Quy Nhơn, Tam Quan, Đề Gi.

4. Dịch vụ, du lịch

- Tập trung đầu tư khoa học và công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các mặt hàng chủ lực của tỉnh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Phát triển các nhóm hàng xuất khẩu chiến lược của tỉnh như thủy hải sản, đồ gỗ tinh chế, khoáng sản, may mặc, giầy dép, thủ công mỹ nghệ... theo hướng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ trọng hàng tinh chế và từng bước sản xuất các sản phẩm xuất khẩu cao cấp.

- Du lịch: Đến năm 2010 đạt 1 triệu lượt khách/năm (khách quốc tế 16%), bình quân mỗi người khách 2,3 ngày lưu trú. Đến năm 2020 khoảng 2 triệu lượt khách/năm (khách quốc tế 25%) và bình quân 2,6 ngày lưu trú.

Quy hoạch về không gian các tuyến, các khu, cụm, điểm du lịch và chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Kêu gọi các công ty du lịch lớn của quốc gia và quốc tế đầu tư vào tuyến du lịch Đề Gi - Tam Quan và các khu du lịch Trung Lương - Vĩnh Hội, Nhơn Lý - Phú Hậu, Tân Thanh, Hải Giang và du lịch sinh thái Quy Nhơn - Sông Cầu.

- Phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông, tư vấn

- Phát triển hệ thống chợ theo hướng văn minh hiện đại; kết hợp giữa chợ hiện có với phát triển thêm các chợ mới, chợ đầu mối. Hình thành các trung tâm thương mại ở Bình Định, Bồng Sơn, Phú Phong. Xây dựng các cụm thương mại khu vực gồm cụm thương mại Tam Quan, Bình Dương, Phù Mỹ, Ngô Mây, Gò Găng, Tuy Phước, Cầu Gành. Hình thành và phát triển các chợ chuyên doanh hải sản gắn với cảng biển và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.

IV. PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Giao thông vận tải:

Mạng lưới đường bộ:

- Quốc lộ: Đến năm 2010, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn cảng Quy Nhơn - đèo An Khê thành đường cấp III đồng bằng; trong đó đoạn Cảng Quy Nhơn - Phú Phong dài 40 km theo tiêu chuẩn cấp I đồng bằng.

Từ 2011 - 2020, xây dựng đường cao tốc Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Nha Trang nối liền hệ thống đường cao tốc quốc gia. Xây dựng tuyến thị trấn Tuy Phước đi Cảng Nhơn Hội. Nâng cấp đoạn Km0 đến Km7 của Quốc lộ 1D theo tiêu chuẩn đường cấp I đô thị. Xây dựng trục giao thông nối với Bình Định và Đắk Lắk.

- Tỉnh lộ: Giai đoạn 2006 - 2010 :

Bê tông hoá toàn bộ hệ thống đường tỉnh.

Hoàn thành xây dựng đường Gò Găng - Cát Tiến theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, đường trục khu kinh tế Nhơn Hội, đường qua Nhơn Lý.

Xây dựng tuyến đường phía Tây tỉnh để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực phía Tây của tỉnh.

Cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT636 Gò Găng - Kiên Mỹ. Cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT637 Vườn Xoài - Vĩnh Thạnh

Cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT638 Diêu Trì - Mục Thịnh theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

Cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT631 Diêm Tiêu - Tân Thạnh và tuyến ĐT634 Hoà Hội - Long Định.

Giai đoạn sau năm 2010 nâng cấp hệ thống tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp III, cấp IV tuỳ từng đoạn, ưu tiên nâng cấp đường ven biển ĐT629.

- Đường đô thị: Hoàn thành xây dựng đường Xuân Diệu, đường Nguyễn Tất Thành (nối dài), đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, đường qua khu vực Suối Trầu, đường Điện Biên Phủ, đường Hoa Lư, đường nối quốc lộ 1D đến Ngã ba Ông Thọ giáp đường Hoa Lư. Đầu tư xây dựng đồng bộ các tuyến đường nội thị của các đô thị (thị xã) mới thành lập.

- Đường giao thông nông thôn: Đến năm 2010 bê tông hoá 100% đường liên xã, trục chính của xã; phấn đấu đạt tỷ lệ bê tông hoá 60% đường giao thông nông thôn và năm 2020 đạt 100%.

- Đường hàng không: Đầu tư nâng cấp, mở rộng sân đỗ, đường băng và nhà ga hành khách sân bay Phù Cát để tiếp nhận máy bay cở lớn. Phấn đấu đạt công suất 0,2 triệu lượt hành khách và 2.000 tấn hàng vào năm 2010; 0,3 triệu lượt hành khách và 4.000 tấn hàng vào năm 2020; nâng tần suất bay các chuyến bay thẳng Hà Nội - Quy Nhơn - Hà Nội và chuyến TP Hồ Chí Minh - Quy Nhơn - TP Hồ Chí Minh. Sau năm 2010 đề nghị Trung ương mở các chuyến bay Quy Nhơn - Huế, Quy Nhơn - Đà Lạt, Quy Nhơn - Cam Ranh. Sau năm 2015 định hướng phát triển sân bay Phù Cát thành sân bay Quốc tế.

- Đường sắt: Giai đoạn 2006 - 2010 di dời ga đường sắt Quy Nhơn và chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt nhánh dài 10 km nối Khu kinh tế Nhơn Hội và cảng biển với tuyến đường sắt quốc gia qua ga tiền cảng Nhơn Bình vào sau năm 2010.

- Đường biển: Nâng công suất cảng Quy Nhơn đạt và ổn định 4 triệu tấn thông qua (TTQ)/năm vào năm 2010. Cảng Thị Nại: đạt 0,8 - 1 triệu TTQ vào năm 2010 và ổn định 1,3 triệu TTQ giai đoạn 2015 - 2020. Xây dựng cảng Nhơn Hội có thể tiếp nhận tàu 5 vạn tấn, công suất sau năm 2010 đạt 2 triệu TTQ, năm 2020 đạt 11,5 - 12 triệu TTQ. Cảng dầu công suất 5 triệu TTQ mỗi năm vào năm 2015 và đạt 10 triệu TTQ vào năm 2020. Xây dựng cảng Tam Quan, cảng Đề Gi thành cảng hàng hoá.

2. Thuỷ lợi:

Giai đoạn 2006 - 2010:

Hoàn thành xây dựng hồ Định Bình (kể cả hợp phần khu tưới Văn Phong), hồ Quang Hiển, hồ Cẩn Hậu, Nước Trong Thượng, Suối Đuốc, kênh N1 Thuận Ninh, Đá Mài, Thuận Phong, Phú Dõng, hệ thống thuỷ lợi lưu vực sông La Tinh... một số hồ nhỏ ở Vân Canh, Vĩnh Thạnh để tăng diện tích tưới ổn định chủ động đến năm 2010 đạt 80% diện tích đất canh tác.

Nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi xuống cấp. Kiên cố hóa kênh mương toàn tỉnh đạt 100% kênh cấp 1 và 50% kênh cấp 2,3 vào năm 2010; đến năm 2020 cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đê Đông. Đầu tư chống sạt lở đê sông.

Giai đoạn 2011 - 2020:

Xây dựng các hồ Đồng Mít, Sông Đinh (An Lão), hồ Núi Tháp, đập dâng Lại Giang (hạ lưu cầu Bồng Sơn), hồ Cẩn Hậu (phía dưới), Vườn Mới, Đá Bàn (Hoài Nhơn), hệ thống sông Kim Sơn, Nước Lương (Hoài Ân)... và một số hồ trên các sông, suối ở Vân Canh, Vĩnh Thạnh.

3. Cấp nước:

Đến năm 2010: xây dựng các hệ thống cấp nước sạch tập trung ở nông thôn nơi có điều kiện về nguồn nước để cung cấp đủ nước cho các cụm công nghiệp và dân cư. Xây dựng hệ thống cấp nước tại 10 thị trấn. Xây dựng Nhà máy nước công suất 64.000 m3/ngày đêm để cấp nước cho khu kinh tế Nhơn Hội. Sau năm 2010 nâng công suất Nhà máy nước Quy Nhơn lên 100.000 m3/ngày đêm và nâng cấp nhà máy nước được xây dựng trước năm 2007 ở các thị trấn, thị xã.

4. Mạng lưới cung cấp điện:

Hệ thống cấp điện gồm hệ thống các trạm biến áp, đường dây cao, trung và hạ thế đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng trong từng giai đoạn. Đến năm 2010 có 100% số hộ được dùng điện. Điện năng tiêu thụ bình quân mỗi người năm 2010 đạt 790KWh, năm 2015 là 1.750KWh và năm 2020 là 3.000KWh. Xây dựng thuỷ điện An Khê Ka Nắc.

5. Bưu chính, viễn thông:

Xây dựng và phát triển mạng viễn thông hiện đại, đồng bộ và rộng khắp. Phấn đấu đến 2010 xây dựng điểm bưu điện - văn hoá xã đạt 100% tổng số xã và đạt trên 55-60 thuê bao điện thoại/100 dân (trong đó 17 thuê bao cố định). Mật độ thuê bao Internet đạt 6 - 8 thuê bao/100 dân, trong đó số thuê bao Internet băng rộng chiếm khoảng 98 %, tỉ lệ người sử dụng Internet đạt 25 - 30 % dân số. Đến năm 2020 phấn đấu các chỉ tiêu viễn thông và Internet của tỉnh thuộc nhóm các tỉnh phát triển khá về lĩnh vực viễn thông và Internet trên cả nước.

V. PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI

1. Dân số, lao động và giải quyết việc làm:

Giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0,6‰ giai đoạn 2006 - 2010, ổn định dân số tự nhiên sau năm 2010.

Trong 5 năm 2006 - 2010 thu hút khoảng 24 - 25 nghìn lao động mỗi năm. Thời kỳ sau năm 2010, giải quyết nhu cầu việc làm hàng năm 25.000 - 30.000 chỗ làm; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động nội tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 chỗ làm. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 4 - 4,2% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt khoảng 88 - 90% vào năm 2020. Cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống còn 64% năm 2010 và 40% vào năm 2020.

Tiếp tục thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo, thông qua Chương trình xoá đói, giảm nghèo và việc làm và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để đạt mục tiêu đề ra là giảm còn dưới 10% hộ nghèo và không còn hộ nghèo năm 2015 (theo chuẩn 2006 - 2010).

2. Giáo dục và đào tạo:

Đến năm 2010, 100% số xã, phường, thị trấn có trường mầm non, trong đó có ít nhất 40% đạt chuẩn quốc gia, có 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, có 50% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày vào năm 2010 và đạt 80% vào năm 2015.

Chuyển các trường bán công và một số trường công lập hiện nay sang tư thục. Sắp xếp lại hệ thống trường công lập nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Đến 2020, mỗi xã có ít nhất 1 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Phát triển thêm trường Trung học phổ thông ở các cụm xã, trung tâm cụm xã, có 100% học sinh trong độ tuổi từ 11 - 15 đi học bậc trung học cơ sở và có 75% học sinh trong độ tuổi từ 16 - 18 đi học bậc trung học phổ thông.

Tăng cường hướng nghiệp cho học sinh bậc THCS và THPT, đạt 75 - 80% học sinh được hướng nghiệp vào năm 2010 và 100% vào năm 2015

Đầu tư phát triển Trường Đại học Quy Nhơn và Trường Đại học Quang Trung (tư thục). Xây dựng Trường Trung cấp Nghề Hoài Nhơn, thành lập các trung tâm dạy nghề ở Tây Sơn, Phù Mỹ, An Nhơn. Nâng cấp trường Trung học y tế thành trường Cao đẳng y tế; thành lập trường Cao đẳng Dạy nghề.

3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân:

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, phát triển mạng lưới y tế tuyến cơ sở cả về số lượng và chất lượng. Tiêu chuẩn hóa và tăng cường đào tạo cán bộ cho tuyến y tế cơ sở, chú ý người dân tộc thiểu số. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, xã hội hóa công tác y tế

Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn dưới 20% và năm 2020 còn dưới 5%.

Phấn đấu đến năm 2010: tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng dưới 20%, đạt 100% các chỉ tiêu về kiện toàn mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở, Trạm y tế được xây dựng theo mô hình chuẩn Quốc gia. Sau 2010 tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 2%.

Hoàn thành cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành bệnh viện hạng I trước 2010; xây dựng Bệnh viện Y học Cổ truyền, hình thành Bệnh viện Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Sản Nhi. Tiếp tục nâng cấp, bổ sung trang thiết bị các bệnh viện đa khoa khu vực, các bệnh viện huyện, thành phố, các cơ sở y tế xã, phường, thị trấn.

Khuyến khích phát triển các bệnh viện tư, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng xây dựng bệnh viện, trung tâm chẩn đoán y khoa chất lượng cao. Sau năm 2010 xây dựng bệnh viện chất lượng cao theo hình thức xã hội hoá (nguồn vốn trong và ngoài nước).

4. Văn hoá thông tin:

Chú ý bảo vệ, tôn tạo, phát huy văn hoá truyền thống (cả văn hoá vật thể và phi vật thể); đầu tư trùng tu, nâng cấp các di tích lịch sử, cách mạng. Tổ chức biên soạn lịch sử con người Bình Định gắn với các danh nhân văn hoá, các anh hùng dân tộc.

Hoàn thành xây mới Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh, Nhà Văn hoá Công nhân lao động, Nhà Văn hoá Thanh Thiếu niên, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung, Bảo tàng Tổng hợp, Nhà thi đấu thể thao tỉnh.

Hoàn chỉnh và nâng cấp cơ sở vật chất phát thanh, truyền hình trên phạm vi toàn tỉnh. Nâng thời lượng chương trình địa phương lên 15 giờ phát thanh mỗi ngày vào năm 2010 và 20 giờ vào năm 2015. Đến năm 2015 chương trình truyền hình địa phương nâng lên 2 kênh và năm 2020 nâng lên 3 kênh. Nâng thời lượng các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc.

5. Phát triển khoa học và công nghệ

Phát huy có hiệu quả các nhân tố động lực mới (tin học hoá, công nghệ sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới và công nghệ sạch, bảo vệ môi trường) và các nhân tố động lực truyền thống của KHCN (điện khí hoá, cơ giới hoá) phát huy tiềm lực nội sinh, khai thác kịp thời các thời cơ và xu thế thị trường nhằm góp phần thích đáng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2020, KHCN của tỉnh cơ bản trở thành lực lượng nòng cốt quan trọng và thực sự là lực lượng sản xuất của nền kinh tế địa phương.

6. Bảo vệ môi trường

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 tập trung vào nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giảm đến mức thấp nhất tác động của đô thị hóa tới môi trường, giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế, quản lý chất thải rắn và thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch". Di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra xa các khu dân cư. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu đô thị Nhơn Hội.

VI. KẾT HỢP KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VỮNG MẠNH

1. Về an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Bình Định nằm trong địa bàn Duyên hải Miền Trung - một địa bàn quan trọng trong việc phòng thủ đất nước từ phía biển. Do vậy, cần có những biện pháp cụ thể và giải pháp đồng bộ để giữ được ổn định vững chắc. Đi đôi với việc tuyên truyền, vận động quần chúng và trấn áp bọn phản động, cần tập trung giải quyết tốt các yêu cầu bức xúc của dân. Nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, nhất là xây dựng bộ máy chính quyền các cấp, đặc biệt cấp cơ sở đủ năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở.

2. Về quốc phòng

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh, trước hết là bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, tuyển quân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.

VII. PHÁT TRIỂN CÁC KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM

1. Phát triển đô thị

Trước năm 2015, thành phố Quy Nhơn sẽ được xây dựng thành thành phố loại 1, bao gồm cả thị trấn Diêu Trì và 2 xã Phước An, Phước Thành (thuộc huyện Tuy Phước hiện nay).

Định hướng đến năm 2020 hình thành 4 thị xã thuộc tỉnh; xây dựng 2 thị trấn Bình Định và Bồng Sơn thành thị xã năm 2010, thị xã Phú Phong trước năm 2015 và thị xã Cát Tiến trước 2020. Xây dựng các khu đô thị mới ở Bắc sông Hà Thanh, hồ Phú Hoà, Cát Tiến và khu tái định cư Nhơn Phước.

Xây dựng các thị trấn và các thị trấn huyện lỵ trở thành các trung tâm của tùng huyện để tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn.

TT

Tên đô thị

Loại đô thị

2010

2020

1

Thành phố Quy Nhơn

II

I (trước 2015)

2

Thị xã Bình Định

V

IV (trước 2015)

3

Thị xã Phú Phong

V

IV (trước 2015)

4

Thị xã Bồng Sơn

V

IV (trước 2015)

5

Thị xã Cát Tiến

V

IV

 

Các thị trấn huyện lỵ

 

 

1

Thị trấn An Lão (An Lão)

mới

V

2

Thị trấn Tây Bình Mỹ Yên (Tây Sơn)

mới

V

3

Thị trấn Nhơn Tân (An Nhơn)

mới

V

4

Thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn)

V

V

5

Thị trấn Tuy Phước (Tuy Phước)

V

V

6

Thị trấn Vân Canh (Vân Canh)

V

V

7

Thị trấn Vĩnh Thạnh (Vĩnh Thạnh)

V

V

8

Thị trấn Ngô Mây (Phù Cát)

V

V

9

Thị trấn Phù Mü (Phù Mü)

V

V

10

Thị trấn Tăng Bạt Hổ (Hoài Ân)

V

V

 

Các thị trấn khác

 

 

1

Thị trấn Diêu Trì (Tuy Phước)

V

(nhập vào TP QN)

2

Thị trấn Bình Dương (Phù Mỹ)

V

V

3

Thị trấn Cát Khánh (Phù Cát)

mới

V

4

Thị trấn Mü Chánh (Phù Mỹ)

mới

V

5

Thị trấn Chợ Gồm (Phù Mỹ)

mới

V

6

Thị trấn Gò Bồi (Tuy Phước)

mới

V

7

Thị trấn Bà Gi (Tuy Phước)

mới

V

8

Thị trấn An Hoà (An Lão)

mới

V

9

Thị trấn An Thái (An Nhơn)

mới

V

10

Thị trấn Gò Loi (Hoài Ân)

mới

V

11

Thị trấn Đồng Phó (Tây Sơn)

mới

V

2. Đầu tư phát triển có trọng điểm khu kinh tế Nhơn Hội

Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các khu chức năng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác xúc tiến thu hút đầu tư, sớm hình thành và đưa vào hoạt động khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, tạo bước đột phá quang trọng trong phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh để đến thời kỳ 2011-2015 khu kinh tế này đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh khoảng 20-30% và 30-40% trong thời kỳ 2016-2020.


Tin nổi bật Tin nổi bật