Xin cảm ơn bạn đã hỏi. Vấn đề trên chúng tôi trả lời như sau:
Theo Khoản 1, Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ: Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố.
Cảm ơn Bạn đã đặt câu hỏi, về câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau.
Theo số liệu báo cáo, trong năm 2019, lực lượng Công an tỉnh đã trực tiếp phát hiện, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra phát hiện 33 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và thú y, phạt tiền 86.203.000 đồng.
Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Phòng Cảnh sát môi trường (PC 05) - Công an tỉnh Bình Định.
Xin cảm ơn bạn đã hỏi. Vấn đề trên chúng tôi trả lời như sau:
Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm: “Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo”.
Hanh vi vi phạm: Cơ sở tôi đã in lệch 1 vài thành phần trên bao bì so với sản phẩm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cảm ơn Bạn đã đặt câu hỏi, về câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau.
Để đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Với mục tiêu là Bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020. Theo Kế hoạch trên, các sở, ngành, UBND các cấp tập trung triển khai 02 hoạt động chính là thanh, kiểm tra ATTP và công tác tuyên truyền về vệ sinh ATTP.
Về công tác thanh, kiểm tra: Tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Tuyến tỉnh đã thành lập 03 đoàn thanh tra liên ngành về ATTP, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại.
Về công tác tuyên truyền, tổ chức các chiến dịch truyền thông bằng nhiều hình thức ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Hiện nay việc kiểm soát các sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Nguyên nhân gây ra hầu hết các vụ ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn như uống phải rượu pha cồn công nghiệp Methanol hoặc Ethylene glycol; uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…) không rõ độc tính. Uống rượu lâu ngày có thể dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần…Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia trong dịp Tết, Ngành Y tế có nhiều ấn phẩm truyền thông khuyến cáo, người dân cần thực hiện các nguyên tắc sau:
1. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
2. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
3. Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
4. Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
5. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
Đặc biệt, Luật phòng chống tác hại của bia rượu số 44/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia:
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-Cp ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định tại Điều 12 thì loại hình Bếp ăn tập thể thuộc diện không Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các Bếp ăn tập thể nói chung và Bếp ăn tập thể tại KCN nói riêng, khi hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ATTP như: Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ, điều kiện về con người; nguồn gốc thực phẩm, thực hiệc chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý về ATTP.
Việc phân cấp quản lý ATTP bếp ăn tập thể thực hiệp theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và Công văn số 686 ngày 10/04/2017 của Giám đốc Sở Y tế thì công tác quản lý ATTP bếp ăn tập thể tại KCN ở Bình Định như sau: Nếu BATT có xuất ăn trên 200 người thì giao tuyến tỉnh quản lý, BATT có suất ăn dưới 200 người giao tuyến huyện quản lý.
Hằng năm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, BATT.. trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh tra, kiểm tra phần lớn các cơ sở đều chấp hành đúng các quy định của pháp luật về ATTP. Trong năm 2019, Chi cục ATVSTP đã tiến hành kiểm tra chuyên ngành về ATTP đối với 41 BĂTT khu công nghiệp. Đã xử lý 03 cơ sở vi phạm với số tiền 10 triệu đồng.
Cảm ơn Bạn đã đặt câu hỏi, về câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau.
Để đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Theo Kế hoạch trên, các sở, ngành, UBND các cấp tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã. Tập trung thanh, kiểm tra vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo…); những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn; các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Trong quá trình thanh, kiểm tra các đoàn sẽ kiên quyết xử lý các cơ sở không đảm bảo điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có hành vi không đăng ký, không có chứng nhận.
Xin cảm ơn bạn đã hỏi. Vấn đề trên chúng tôi trả lời như sau:
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân 2020 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe người dân:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh Bình Định về an toàn thực phẩm đã tham mưu UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triền khai công tác báo đảm ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020 với mục tiêu:
+ Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ trung ương đến cấp xã phường tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn.
+ Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
- Đối với người tiêu dùng: Chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng. Đối với thực phẩm bao gói sẵn phải được công bố chất lượng, ghi nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định. Không mua các loại thực phẩm hết hạn sử dụng, bị ẩm mốc; bao bì bị biến dạng, hỏng.
Về lâu dài, để đảm bảo sức khỏe nhân dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn giống, quá trình nuôi trồng đến khi lưu thông trên thị trường.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Trong công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, thì các cơ quan, ban ngành phải thực hiện theo quy định tại Điều 5. Nguyên tắc phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 04 năm 2014 Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, công tác thanh tra, kiêm tra thực hiện theo nguyên tắc như sau
Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm không chồng chéo giữa các ngành, các cấp, bảo đảm hoạt động thanh tra, kiểm tra thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên;
b) Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn liên ngành.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải có sự phối hợp liên ngành nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp. Qua đó trong những năm qua, không có sự chồng chéo trong công tác phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan, ban ngành và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tuyến xã.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương có một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (trong đó có việc sử dụng các hóa chất hoặc các chất bảo quản thực phẩm…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ dân sinh, chợ tạm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
- Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Điều quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công Thương, chính quyền xã, phường...) có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá hiện nay được điều chỉnh tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá và Nghị định 106/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP.
- Theo quy định trên, các cơ sở mua bán sản phẩm thuốc lá phải được cấp giấy phép.
+ Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá do Phòng Kinh tế/ Kinh tế-Hạ tầng thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp.
+ Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá do Sở Công Thương cấp.
+ Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá do Bộ Công Thương cấp.
Đề nghị anh/chị liên hệ các cơ quan trên để được hướng dẫn thực hiện./.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương có một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (trong đó có tập trung vào các sản phẩm rượu…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các sản phẩm rượu tại các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật trong các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Ngoài ra, người tiêu dùng cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các sản phẩm rượu nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công Thương, chính quyền xã, phường...) có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019 Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Tại Điều 7. Nguyên tắc chung trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm:
a) Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
b) Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
c) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
2. Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm theo các yêu cầu dưới đây trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ:
a) Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này;
b) Tăng cường việc duy trì chất lượng hoặc tính ổn định của thực phẩm hoặc để cải thiện cảm quan nhưng không làm thay đổi bản chất hoặc chất lượng của thực phẩm nhằm lừa dối người tiêu dùng;
c) Hỗ trợ trong sản xuất, vận chuyển nhưng không nhằm che giấu ảnh hưởng do việc sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng hoặc thực hành sản xuất, kỹ thuật không phù hợp.
3. Phụ gia thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định như sau:
a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Tiêu chuẩn quốc gia trong trường hợp chưa có các quy định tại điểm a khoản này;
c) Tiêu chuẩn của CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b khoản này;
d) Tiêu chuẩn của nhà sản xuất trong trường hợp chưa có các quy định tại các điểm a, b, c khoản này.
4. Ngoài việc phụ gia thực phẩm có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia thực phẩm và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
· Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm những điều cần lưu ý khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh,
· Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng luôn. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.
· Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong. Thực phẩm cũ, mua từ trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn, đề ngày trên bao bì chứa đựng thực phẩm để tránh trường hợp thức ăn quá lâu (Thực phẩm chế biến sẵn giữ được tới 7 ngày ở 50C và chỉ 04 ngày ở 7,50C).
· Dù để trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn này bị dính mùi của món ăn khác.
· Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như mít, dứa hành...
· Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.
· Phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh là mặt kính sát với ngăn rau củ, đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó, đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn gần với phần đông đá nhất là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.
· Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, đặc biệt bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.
· Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.
· Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.
· Phân loại thực phẩm theo thời gian: Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.
· Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau: Nhãn thức ăn có thể là tên loại thức ăn, cách chế biến ngon hoặc thậm chí là ngày hết hạn. Ghi nhãn thức ăn sẽ giúp bạn dễ phân loại, sắp xếp và sử dụng thực phẩm hơn
· Thường xuyên dọn dẹp tủ: Dọn dẹp tủ lạnh ít nhất 1 lần trong mỗi tuần để đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng của tủ. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định về Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương có một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo và các mặt hàng thực phẩm tươi sống…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
- Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Điều quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công Thương, chính quyền xã, phường...) có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Xin cảm ơn bạn đã hỏi. Vấn đề trên chúng tôi trả lời như sau:
Đối với bếp ăn tập thể tại các trường học, các khu công nghiệp đa số thuộc đối tượng cơ sở không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo Điểm h, Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
Hiện nay cơ sở dịch vụ ăn uống bếp ăn tập thể được phân cấp quản lý cho tuyến tỉnh và tuyến huyện theo quy mô phục vụ.
Để bảo đảm ATTP trong dịch vụ ăn uống bếp ăn tập thể, hằng năm Chi cục An toàn vê sinh thực phẩm đã tham mưu Sở Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP tại bếp ăn tập thể các trường học, các khu công nghiệp theo phân công, phân cấp, bảo đảm tỉ lệ 100% bếp ăn tập thể được thanh, kiểm tra, giám sát ít nhất 1 lần trong năm.
Trong năm 2019, qua kiểm tra các bếp ăn tập thể, đa số cơ sở bảo đảm các quy định về ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên vẫn còn cơ sở vi phạm đã được các Đoàn thanh tra, kiểm tra xử lý, kiến nghị xử theo quy định.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện thường xuyên như kiểm tra định kỳ, lấy mẫu ngẫu nhiên, đột xuất; tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ đầu vào của hàng hóa và cả khi hàng hóa đang có mặt tại các kênh phân phối… thì người tiêu dùng nên có kiến thức về ATTP và chủ động kiểm soát vấn đề ATTP cho chính mình.
Khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần phản ánh đến cơ quan chức năng bằng hình thức trực tiếp qua hệ thống đường dây nóng hoặc phản ánh qua hình thức đơn khiếu nại, tố cáo. Đối với khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa kinh doanh tại siêu thị, người tiêu dùng cần gửi phản ánh đến Sở Công Thương để tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành xác minh vụ việc, xử lý vi phạm (nếu có)
Từ những thông tin của người tiêu dùng sẽ giúp các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn các nguy cơ hàng hóa mất ATTP tại hệ thống các chợ, siêu thị.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
- Hiện nay ngành Công Thương quản lý hoạt động kinh doanh rượu theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 của Chính phủ. Đến nay, Sở Công Thương đã thực hiện cấp 03 Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm); Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cấp 11 Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
- Thực hiện, Thông tư số 26/2019/TT-BCT này 14/11/2019 của Bộ Công Thương (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020) về việc "Quy định biểu mẫu kê khai của hộ gia đình,cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh", Sở Công Thương đã có văn bản triển khai xuống UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc kê khai nhằm tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động này.
- Dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội mùa xuân, nhu cầu các loại thực phẩm nói chung, các loại rượu nói riêng thường gia tăng đột biến. Bên cạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP, thì còn rất nhiều cơ sở, cá nhân lợi dụng thời điểm này có các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh rượu không bảo đảm ATTP, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Rượu không rõ nguồn gốc và ngộ độc rượu có lẽ vẫn là điều khiến nhiều người lo lắng trong dịp Tết đến xuân về. Những tác hại của rượu, nhất là rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ đã được cảnh báo rất nhiều nhưng câu chuyện này không bao giờ cũ khi tình trạng nhập viện vì ngộ độc rượu vẫn tái diễn, rượu có lẽ vẫn tiếp tục là ẩn họa phía sau những cuộc vui. Do đó, công tác tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng là hết sức cần thiết (Không uống cồn công nghiệp, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân…).
- Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (trong đó có sản phẩm rượu); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!
Câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau: Trước hết phải khẳng định với bạn là không phải trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc đều chứa các chất độc hại. Trái cây được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường chính ngạch được các cơ quan quản lý kiểm soát rất chặt chẽ theo qui định của Pháp luật về An toàn thự phẩm (Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thì các tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường, phải tiến hành công bố chất lượng cho sản phẩm của mình). Hiện nay, trái cây nhập khẩu được bày bán nhỏ lẻ tại các chợ, xe bán dạo trên đường không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên rất khó kiểm soát được chất lượng và tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Để đảm bảo ATTP cho bản thân và gia đình, bạn nên chọn mua sản phẩm ở những nơi tin cậy, các cơ sở hoặc siêu thị … được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ kiều kiện ATTP ./.
Cảm ơn Bạn đã đặt câu hỏi. Trong thời gian qua, việc đảm bảo ATTP của loại hình hàng rong bày bán trước cổng trường học đã được quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành các cấp về ATTP. Công tác kiểm tra, giám sát về ATTP đối với loại hình này được Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thường xuyên và cũng đã xử lý một số trường hợp vi phạm, tình trạng trên cũng đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, một số mặt hàng thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được bày bán trước cổng trường học. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe con em mình thì rất cần sự quan tâm của nhà trường và phụ huynh. Thầy, cô và phụ huynh nên hướng dẫn các cháu không nên mua, sử dụng các thức ăn hàng rong trước cổng trường.
Cảm ơn Bạn đã đặt câu hỏi. Khi phát hiện sản phẩm thực phẩm đã mua có dị vật, bạn nên liên hệ với nơi bán hàng, cơ sở sản xuất (theo thông tin trên bao bì) để giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được, bạn có thể liên hệ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh (ĐC: 731 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn) để được hướng dẫn, giải quyết.
Theo Thông tư 09/2016/TTBNNPTNT, ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qui định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Qui trình kiểm soát giết mổ được thực hiện kiểm tra theo các khâu trước và sau giết mổ và được thực hiện tại các lò giết mổ tập trung hoặc các cơ sở nhỏ lẻ. Nghĩa là, trước khi giết mổ động vật được kiểm tra về nguồn gốc, thể trạng, tình trạng sức khỏe; sau khi giết mổ động vật được kiểm tra bằng quan sát bệnh tích các bệnh được qui định. Tất cả đều thực hiện bằng phương pháp cảm quang. Trường hợp nghi ngờ các bệnh truyền nhiễm thì thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và xử lý theo qui định.
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!
Câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau: Phải nói rằng vật tư nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Để đảm bảo phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững thì việc tăng cường kiểm tra giám sát quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp được Ngành nông nghiệp chú trọng. Trong thời gian qua, Ngành đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc thực hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm nhằm tuyên truyền, nhắc nhở, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, đồng thời xử lý triệt để các vi phạm pháp luật. Trong năm 2019, đã kiểm tra tại 214 cơ sở SXKD VTNN, xử phạt vi phạm hành chính 22 cơ sở với số tiền 414,336 triệu đồng. Qua quá trình thanh kiểm tra đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời một số cơ sở có hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh VTNN, nhờ đó cơ sở đã nâng cao ý thức, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả trong quản lý chất lượng các loại vật tư nông nghiệp, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm. Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân trong việc lựa chọn vật tư nông nghiệp “đầu vào”. Khuyến cáo bà con nên mua ở những cơ sở đã được cơ quan quản lý nhà nước công bố, chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Khi có bất kỳ thông tin phản ánh hoặc nghi ngờ các vi phạm trong việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp, người dân nên báo cho cơ quan chức năng để xử lý./.
- Hiện nay công tác quản lý dịch bệnh dịch tả heo Châu phi đang được kiểm soát chặt chẽ tại các địa phương. Trường hợp phát hiện heo bệnh xử lý thì được nhà nước hỗ trợ theo qui định. Ngoài ra công tác quản lý xuất nhập heo ra vào địa bàn tỉnh đang được kiểm soát chặt chẽ tại các chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông của tỉnh.
- Về công tác kiểm tra việc giết mổ, các địa phương đã duy trì hoạt động của các tổ kiểm tra liên ngành.
- Để phân biệt thịt heo bị bệnh cần chú ý những điểm sau:
+ Trước tiên, người tiêu dùng nên chọn những điểm bán thịt heo có dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt của cơ quan thú y.
+. Thịt heo khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, sáng và bóng, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra đường cắt mặt, thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại. Các thớ thịt đều, săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt. Nội tạng của heo khỏe mạnh và tươi có màu sắc tự nhiên, nhìn trên bề mặt có độ ánh, bóng sáng.
+ Thịt heo bệnh: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai heo có vết lấm tấm như nốt muỗi đốt hoặc bị bầm tím. Thịt có biểu hiện nhão và chảy nước.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương có một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Chủ động, công khai thông tin trên Website của Sở, cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm. Công khai các cơ sở, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.
- Ngòai ra, Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc và có mùi khó chịu. Người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, sở công thương, chính quyền xã, phường...) có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
- Bình Định là tỉnh thứ 50 của cả nước đã xảy ra dịch bệnh dịch tả heo Châu phi, đến nay đã tiêu hủy heo bị bệnh này với tổng trọng lượng heo hơi chiếm 1,29% trọng lượng heo hơi cả tỉnh. Tổng đàn heo của tỉnh gần 700.000 con. hiện nay tình hình dịnh bệnh dịch tả heo Châu phi tạm lắng.
- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp phối hợp các địa phương tập trung triển khai một số giải pháp sau:
+ Tuyên truyền khuyến cáo người tiêu dùng làm quen sử dụng thịt heo đông lạnh. Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng thịt bò, gà.
+ Tập trung khuyến khích tái đàn heo. Ưu tiên những trang trại, gia trại chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời tăng cường kiểm soát quản lý hoạt động heo giống vào địa bàn.
+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại thành phố Quy Nhơn và các điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các huyện,thị xã trên toàn tỉnh; kiểm tra hoạt động mua bán thịt heo tại các chợ phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thịt heo an toàn.
+ Phối hợp Sở Công Thương lựa chọn trang trại đủ điều kiện an toàn thực phẩm cam kết cung ứng thịt heo phục vụ người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán theo chương trình bình ổn định giá.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương có một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật trong các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Xin cảm ơn bạn đã hỏi. Vấn đề trên chúng tôi trả lời như sau:
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các điều kiện trong kinh doanh dịch vụ ăn uống theo Điều 28,29,30 của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều 30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
Cảm ơn Chị đã đặt câu hỏi! Việc đảm bảo VSATTP cho các cháu học sinh là sự quan tâm của tất cả phụ huynh chúng ta. Để biết được đơn vị cung cấp suất ăn cho trường con em mình đang học, Chị nên liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường. Vì Ban giám hiệu nhà trường là người trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở nấu ăn sẵn. Theo quy định thì nhà trường phải ký hợp đồng với những cơ sở có đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, cụ thể là cơ sở phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP do cơ quan chức năng cấp và còn hiệu lực. Cơ quan quản lý cũng thường xuyên kiểm tra các điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở này để hướng dẫn và xử lý các hành vi vi phạm nếu có. Ngoài ra, để đảm bảo ATTP cho các cháu, cần phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của BGH và Ban đại diện Hội phụ huynh.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo…); tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật trong các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Chủ động, công khai thông tin trên Website của Sở, cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông về các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm. Công khai các cơ sở, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật
- Trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng đột biến; đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt, chả, mứt, bánh kẹo, rượu, nước giải khát... Thị trường thực phẩm tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi lưu thông đánh lừa người tiêu dùng. Vì vậy, người tiêu dùng nên cẩn thận khi chọn mua và sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc và có mùi khó chịu.
Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Điều quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm để cơ quan chức năng (như cơ quan quản lý thị trường, sở công thương, chính quyền xã, phường...) có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Xin cảm ơn câu hỏi của bạn! Câu hỏi của bạn được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các bà nội trợ trong giai đoạn hiện nay.
Câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau: Hiện nay, ngành nông nghiệp đã triển khai xây dựng 04 vùng rau an toàn: Vùng rau Thuận Nghĩa Huyện Tây sơn; Vùng rau Phước Hiệp Huyện Tuy Phước; Vùng rau Nhơn Hưng TX An Nhơn; Vùng rau Vĩnh Sơn Huyện Vĩnh Thạnh và các vùng mở rộng thuộc 04 Huyện Phù Cát; Phù Mỹ; Hoài Nhơn và Hoài Ân. Các vùng rau này được ngành nông nghiệp tập huấn hướng dẫn cho người dân các qui trình kỹ thuật về trồng trọt đặc biệt là qui trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Ngoài ra cơ quan chức năng của ngành nông nghiệp đã tăng cường việc lấy mẫu rau, củ, quả để giám sát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm trước khi sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ
Để phân biệt các loại rau, củ, quả... bán trên thị trường hiện nay có sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích tăng trưởng bằng mắt thường là không nhận biết được, muốn biết được các loại rau, củ, quả đó có sử dụng thuốc BVTV, thuốc kích thích tăng trưởng hay không thì phải sử dụng dụng cụ test nhanh hoặc lấy mẫu để phân tích phòng thí nghiệm. Tuy nhiên bạn muốn mua những sản phẩm rau, củ, quả... an toàn thì bạn nên đến những cửa hàng, siêu thị ... cơ sở được xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi.
Cảm ơn bạn!
Xin cảm ơn bạn đã hỏi. Vấn đề trên chúng tôi trả lời như sau:
Quản lý kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh được phân công, phân cấp quản lý từ tuyến tỉnh đến tuyến xã do ngành y tế chủ trì, tham mưu UBND các cấp tổ chức thực hiện.
Đối với lễ hội do cấp nào quản lý thì cấp đó tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát ATTP, đặc biệt là đối với loại hình thức ăn đường phố và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các lễ hội.
Đối với các dịp lễ hội như Chợ Gò, Hội đua thuyền thuộc tuyến huyện quản lý do Phòng Y tế chủ trì phối hợp với TYTT tuyến huyện quản lý triển khai kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo ATTP diễn ra lễ hội trên địa bàn.
Đối với lễ hội lớn như Chiến thắng Đống Đa Tây Sơn là lễ hội do tuyến tỉnh quản lý do Chi cục ATVSTP chủ trì phối hợp với phòng Y tế, TTYT huyện thực hiện.
Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Vừa qua UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4492/QĐ-UBND ngày 02/12/2019 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và mùa Lễ hội Xuân 2020 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công Thương có một số giải pháp sau:
- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng (Thanh tra Sở) phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, tập trung vào nhóm các sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và mùa Lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp này (bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo…); tiến hành thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kịp thời cảnh báo nguy cơ mất ATTP vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa Lễ hội Xuân 2020.
- Tích cực tuyên truyền, vận động cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, lồng ghép công tác tuyên truyền pháp luật trong các đợt thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.