Vấn đề này Sở Lao động - Thương và Xã hội trả lời như sau:
Ngày 30/4/2020, Sở Lao động - Thương và Xã hội có Công văn số 1085/SLĐTBXH-VLGDNN về việc thẩm định, xét duyệt tổng hợp danh sách người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; theo đó các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách thuộc các nhóm đối tượng hỗ trợ theo quy định; đồng thời thành lập Hội đồng xét duyệt ở các xã, phường, thị trấn; tiếp nhận các danh sách của các Tổ dân phố; niêm yết danh sách đảm bảo công khai, minh bạch và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh cấp xã để nhân dân biết, tham gia giám sát.
Trường hợp UBND cấp xã nơi cư trú chưa triển khai đúng theo quy trình, niêm yết công khai theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn nêu trên, bạn có thể phản ánh lên Chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết. Trân trọng!
Vấn đề của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Căn cứ Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng chống dịch COVID-19 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động.
Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ chỉ khi doanh nghiệp tạm dừng hoạt động theo quy định tại Công văn số 2601/VPCP-KGVX nêu trên thì người sử dụng lao động và người lao động mới được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ do đại dịch COVID-19.
Trường hợp doanh nghiệp của bạn tạm dừng hoạt động khi chưua được cấp có thẩm quyền Quyết định thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động năm 2019.
Xin cảm ơn Anh Hạo, Giám đốc Công ty gỗ Phương Nguyên ở Bình Định. Về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Nếu công ty của bạn đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì công ty bạn được hỗ trợ các chính sách như: (1) giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (2) hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; (3) hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; (4) hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.
Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp phải tạm dừng theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền và NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc thì NLĐ được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Chương IV, V và VI của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Căn cứ vào Chương V Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: (1) Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. (2) Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng người lao động ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động. Do vậy, nếu bạn thuộc các điều kiện quy định nêu trên thì bạn được hỗ trợ. Hồ sơ đề nghị và trình tự, thủ tục thực hiện để được hỗ trợ, đề nghị bạn thực hiện theo Điều 19 và 20 Chương V Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nếu cơ sở của bạn thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để được hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn bạn đã quan tâm đặt câu hỏi!
Vấn đề của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bạn như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, theo đó điều kiện hỗ trợ là:
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần.
- Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do vậy, nếu người lao động đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Định và thuộc đối tượng hỗ trợ bao gồm: “Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian)” thì làm đơn đề nghị hỗ trợ nộp UBND cấp xã nơi người lao động làm việc hoặc sinh sống.
Do đó, nếu bạn đang mất việc làm và đảm bảo các điều kiện nêu trên thị bạn thì bạn được hỗ trợ.
Xin ghi nhận câu hỏi của bạn. Vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN ngày 15/7/2021của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, bị mất việc làm gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; chưa có quy định chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau:
Nếu công ty của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, thì công ty của bạn được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Chương I, II, III và X của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không quy định chính sách hỗ trợ cho công ty hoàn lãi để không thành nợ xấu.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
- Song song các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về Covid-19. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là lao động tự do trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Hiện tại bạn đang ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nên bạn xem xét liên hệ cơ quan chức năng tại địa bàn bạn ở hoặc lên trên mạng xem xét các chính sách về hỗ trợ đối tượng là lao động tự do của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để kịp thời xem xét các chính sách hỗ trợ.
Về vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bạn như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là lao động tự do làm công việc chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do đó, nếu bạn bị mất việc làm và đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị bạn liên hệ với UBND xã (thị trấn) để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ.
Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là Người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Do đó, trường hợp của bạn làm nghề nhạc công không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là Người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Do đó, trường hợp của bạn làm nghề nhạc công không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Cảm ơn ông Quyết đã quan tâm đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là lao động tự do làm công việc Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do đó, trường hợp của Ông Quyết nếu đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị Ông Quyết liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ. Cảm ơn Ông Quyết đã gửi câu hỏi. Trân trọng!
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương.
Do đó, trường hợp của gia đình bạn có 02 người là lao động tự do, nếu đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị bạn liên hệ với địa phương nơi bạn cư trú để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ. Trân trọng!
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, theo đó, đối tượng, điều kiện hỗ trợ là:
- Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.
- Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Như vậy, nếu người lao động hội đủ các quy định nêu trên, đề nghị ông liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú, thông tin cụ thể người lao động thuộc đối tượng nào để cán bộ xã có cơ sở hướng dẫn người lao động làm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau:
Căn cứ tại Văn bản số 573/SDL-QLDL ngày 16/7/2021 của Sở Du lịch triển khai hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định đối tượng và điều kiện hỗ trợ:
1. Có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch (thẻ còn hạn). Hướng dẫn viên có thẻ do Sở Du lịch Bình Định cấp.
2. Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Do vậy, nếu bạn thuộc đối tượng quy định trên, đề nghị bạn liên hệ Sở Du lịch Bình Định để được hướng dẫn trình tự thủ tục hỗ trợ.
Cảm ơn bạn đã có câu hỏi đến chương trình. Về câu hỏi bạn hỏi, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau:
Đối với câu hỏi: Hộ kinh doanh ở đây được xác định có phải là những hộ kinh doanh có tham gia đóng thuế tại Chi cục thuế không:
Trong Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN ngày 15/7/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ tại điểm (vi), khoản 1, đối tượng hỗ trợ chỉ quy định là "Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian), không quy định là hộ kinh doanh có đăng ký thuế hay không có đăng ký thuế.
Về câu hỏi: Việc xác định đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian có phải người lao động làm việc dưới 08 giờ/ngày không:
Căn cứ Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Và Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Như vậy, người lao động không làm đủ (trọn) thời gian theo quy định của người sử dụng lao động thì được coi là làm việc theo giờ hay làm việc bán thời gian.
Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do có đủ các điều kiện sau đây sẽ được nhận hỗ trợ:
+ Làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
+ Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.
+ Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Như vậy, điều kiện về không có đất nông nghiệp không phải là tiêu chí bắt buộc trong điều kiện hưởng hỗ trợ của người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm theo chính sách của tỉnh. Người lao động có đất nông nghiệp vẫn được xem xét hỗ trợ nếu đủ các điều kiện theo quy định nêu trên.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương.
Do đó, trường hợp của gia đình bạn có 02 người là lao động tự do, nếu đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị bạn liên hệ với địa phương nơi bạn cư trú để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ. Trân trọng!
Cảm ơn bạn Thu Thuận đã quan tâm đặt câu hỏi. Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
- Tại Điều 35 Chương IX Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; theo đó quy định đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
2. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Như vậy, nếu bạn hội đủ điều kiện nêu trên, đề nghị bạn liên hệ với UBND phường Đập Đá để được hướng dẫn hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
- Đối với các trường hợp người lao động làm thuê cho quán:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là lao động tự do làm công việc Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do đó, các trường hợp người lao động làm thuê cho quán nếu đảm bảo các quy định nêu trên. Đề nghị người lao động liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ.
Trân trọng!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, theo đó, người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp của bạn làm Thợ sắt không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định không hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng không có giao kết hợp động lao động. Tuy nhiên đối với nhóm đối tượng không có giao kết hợp động lao động (lao động tự do), ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, theo đó, người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp của bạn làm thợ hồ không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Cám ơn bạn đã có câu hỏi đến chương trình, liên quan đến câu hỏi của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau:
Bạn đang thực hợp đồng thử việc một trường mầm non tư thục, căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động làm việc trong thời gian thử việc theo Hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Căn cứ khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 21 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định điều kiện để người lao động được hưởng các gói hỗ trợ là phải đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước thời điểm ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ các quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn không thuộc đối tượng được hướng các chính sách hỗ trợ do đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 23/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 13 Chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; theo đó quy định đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương khi có đủ các điều kiện sau:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Như vậy, trường hợp bạn đáp ứng đủ điều kiện như quy định ở trên thì thuộc đối tượng hỗ trợ với mức hỗ trợ 01 lần là 3.710.000 đồng và đang mang thai sẽ được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng. Trường hợp đang nuôi con dưới 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Câu hỏi của bạn chưa nói rõ nội dung cụ thể, do vậy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ quy định:
Tại Điều 17. Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: (i) Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. (ii) Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng trước liền kề tháng người lao động ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động.
Tại Điều 25 quy định: (i) đối tượng hỗ trợ Trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) và người điều trị do nhiễm COVID-19 (F0) hoặc cách ly y tế để phòng, chống COVID- 19 (Fl) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. (ii) Mức hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.
Như vậy, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì bạn được hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Vấn đề của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 21 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì điều kiện để người lao động được nhận trở cấp gồm:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, một trong các điều kiện để người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động được nhận tiền hỗ trợ covid-19 là phải chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Trong khi đó, nếu chấm dứt hợp đồng trước ngày 01/5/2021 thì sẽ không đáp ứng điều kiện về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, nên sẽ không đủ điều kiện để được nhận tiền hỗ trợ covid-19.
Cám ơn bạn đã có câu hỏi đến chương trình, liên quan đến câu hỏi của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau:
Ngày 26/11/2020, Tổng cục Thuế có Công văn số 5032/TCT-CS V/v chi phí cách ly phòng chống dịch Covid 19 của chuyên gia nước ngoài, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị bạn liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm công việc bán vé số dạo hoặc thu gom rác, phế liệu. Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương.
Do đó, trường hợp của bạn không thuộc đối tượng hỗ trợ. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Trân trọng!
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bạn như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 21 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định điều kiện để người lao động được hưởng các gói hỗ trợ là phải đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước thời điểm ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vậy, trường hợp của bạn chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn không thuộc đối tượng hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 21 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thì điều kiện để NLĐ được nhận trở cấp gồm:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31.12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, một trong các điều kiện để người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động được nhận tiền hỗ trợ Covid-19 là phải chấm dứt hợp đồng lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Trường hợp của bạn, chấm dứt hợp đồng vào ngày 20/4/2021 (trước ngày 01/5/2021 nên sẽ không đủ điều kiện để được nhận tiền hỗ trợ covid-19 theo Nghị quyết 68
Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
- Nếu trường hợp Hộ kinh kinh doanh của bạn có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19, đề nghị bạn liên hệ với UBND xã Tây Xuân để được hướng dẫn hồ sơ đề nghị để được hưởng trợ cấp theo quy định của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Nếu trường hợp Hộ kinh doanh của bạn chưa đăng ký thuế. Căn cứ Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN ngày 15/7/2021 của Sở Lao động - Thương binh và xã hộivề việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ thì thì bạn không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Do đó, trường hợp của chồng bạn làm thợ hồ và bạn làm việc nhận hàng về may tại nhà không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Do đó, trường hợp của bạn làm thợ may làm việc tại nhà không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Cảm ơn bạn Thu Thuận đã quan tâm đặt câu hỏi. Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
- Tại Điều 35 Chương IX Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; theo đó quy định đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
2. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Như vậy, nếu bạn hội đủ điều kiện nêu trên, đề nghị bạn liên hệ với UBND phường Đập Đá để được hướng dẫn hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
- Đối với các trường hợp người lao động làm thuê cho quán:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là lao động tự do làm công việc Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do đó, các trường hợp người lao động làm thuê cho quán nếu đảm bảo các quy định nêu trên. Đề nghị người lao động liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ.
Trân trọng!
Câu hỏi của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quyết định số 23/2021/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định:
Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó:
- Đối tượng hỗ trợ là lao động tự do làm công việc Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian);
- Điều kiện hỗ trợ: Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021;
- Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.
- Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Như vậy, trong trường hợp của bạn nếu hội đủ các quy định nêu trên, đề nghị bạn liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú, thông tin cụ thể bạn thuộc đối tượng nào để cán bộ xã có cơ sở hướng dẫn, tư vấn bạn làm đơn đề nghị hỗ trợ.
Nội dung câu hỏi của bạn không bao gồm đầy đủ thông tin nên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
- Nếu bạn là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Vì vậy, nếu bạn hội đủ các quy định nêu trên, đề nghị bạn liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú, thông tin cụ thể bạn thuộc đối tượng nào để cán bộ xã có cơ sở để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.
- Trường hợp bạn là người người lao động có giao kết hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội: Đầu tiên, bạn cần xác định lại là bạn đang tạm nghỉ hay đã được thôi việc hẳn. Cụ thể như sau:
+ Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động nghỉ không lương: Doanh nghiệp lập hồ sơ gửi.
+ Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động: người lao động tự làm hồ sơ nhận trợ cấp theo Nghị quyết 68 nếu không đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp.
+ Người lao động đang tạm nghỉ nhưng doanh nghiệp vẫn chi lương ngừng việc và có đóng BHXH: người lao động không được hưởng trợ cấp từ chính sách.
Trân trọng!
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, theo đó, đối tượng, điều kiện hỗ trợ là:
- Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người.
- Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Như vậy, nếu trường hợp của Vợ ông đảm báo các quy định nêu trên, đề nghị Vợ ông liên hệ với UBND phường nơi cư trú, thông tin cụ thể Vợ ông thuộc đối tượng nào để cán bộ phường có cơ sở hướng dẫn, tư vấn để Vợ ông làm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ. Trân trọng!
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian).
Căn cứ Công văn số 2452/UBND-VX ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh Bình Định trong đó, có quy định dừng hoạt động chợ đếm, do vậy đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp của bạn bán hàng quần áo ở chợ đêm Tp. Quy Nhơn thuộc đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định.
Đồng thời, căn cứ quy định về điều kiện hỗ trợ tại Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN của Sở Lao động - Thương và Xã hội: (i) Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần; (ii) Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Nếu bạn hội đủ các điều kiện hỗ trợ nêu trên, đề nghị bạn chủ động liên hệ UBND phường Quang Trung, TP. Quy Nhơn, nơi bạn cư trú để được hướng dẫn thủ tục thực hiện. Trân trọng./.
Câu hỏi của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Việc đào tạo duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết 68 không hạn chế lĩnh vực nghề nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Miễn là việc đào tạo liên quan đến cơ cấu lại tổ chức hoặc ứng dụng công nghệ mới.
Cảm ơn chị Thành đã quan tâm đặt câu hỏi. Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Tại Điều 35 Chương IX Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; theo đó quy định đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
2. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Như vậy, trường hợp của Hộ kinh doanh chị Thành nếu đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị chị Thành liên hệ với UBND phường Đập Đá, thị xã An Nhơn (nơi có địa điểm kinh doanh) để được hướng dẫn làm Hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trân trọng!
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:
Tại Điều 24. Trình tự, thủ tục thực hiện
1. Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
2. Trước ngày 05 và ngày 20 hằng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tại Điều 22. Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Mức hỗ trợ: 3.710.000 đồng/người.
2. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
3. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.
Như vậy, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 người lao động lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy trình, đến khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định:
Điều 13. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Điều 14. Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
1. Mức hỗ trợ:
a) 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng (30 ngày).
b) 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
2. Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
3. Phương thức chi trả: Trả 01 lần cho người lao động.
Như vậy, nếu anh thuộc đối tượng quy định trên thì sẽ nhận được chính sách hỗ trợ của Thủ tướng Chính phủ.
Về vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014: người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; trong thời gian đóng BHXH tự nguyện người lao động được nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện.
* Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
* Về thủ tục hưởng BHTN.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, người lao động cũng cần mang theo giấy tờ tùy thân (bản gốc) để đối chiếu.
* Về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
1. Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH
Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) tại điểm 1 mục 2.3 (Thành phần hồ sơ); nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH.
Người tham gia có mã số BHXH: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS).
Trường hợp người tham gia đã được cấp mã số BHXH: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng (không cần kê khai mẫu TK1-TS).
2. Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu
- Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) tại điểm 1 mục 2.3 (Thành phần hồ sơ) và mục 2.4 nộp cho Đại lý thu.
- Đại lý thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS), Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.
Câu hỏi: Lãnh đạo cho tôi hỏi điều kiện để được hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch? và cần những thủ tục gì?
1. Đối tượng Hướng dẫn viên được hỗ trợ? Điều kiện hỗ trợ?
- Có thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch (thẻ còn hạn sử dụng do Sở Du lịch Bình Định cấp).
- Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa (thẻ hội viên còn hạn sử dụng tại thời điểm nộp hồ sơ); có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
2. Thành phần hồ sơ đề nghị có gì?
- Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 thàng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Bản sao hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Sở Du lịch Bình Định
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Câu hỏi của bạn chưa rõ vấn đề nên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ quy định:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên… bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bạn làm việc tại doanh nghiệp theo quy định:
+ Nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên từ ngày 01/5 đến ngày 31/12/2021 cũng như tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi nghỉ việc thì sẽ được hỗ trợ 1.855.000 đồng/người.
+ Nghỉ việc 15 ngày trở lên từ ngày 01/5 đến ngày 31/12/2021 nhưng không liên tục thì không được hưởng trợ cấp.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do đó, trường hợp của ông Cường làm nghề Bốc vác tự do cho cửa hàng vật liệu xây dựng không thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh Bình Định. Trân trọng!
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Là người lao động tự làm hoặc làm trong hộ kinh doanh:
1. Lưu trú gồm:
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn; căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự);
- Cơ sở lưu trú khác (ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm; cơ sở lưu trú khác).
2. Ăn uống gồm:
- Nhà hàng, quán ăn, quán ăn tự phục vụ, quán ăn nhanh, cửa hàng bán đồ ăn mang về, hàng ăn uống trên phố, trong chợ, xe bán hàng ăn uống lưu động.
- Quán rượu, bia, quầy bar; quán cá phê, giải khát; dịch vụ phục vụ đồ uống khác.
Về vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 21 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, điều kiện để người lao động được nhận trợ cấp gồm:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, đối chiếu quy định trên, Bạn nghỉ việc không đúng theo quy định của pháp luật nên không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Người sử dụng lao động được vay ưu đãi từ gói hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVIC theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 trong các trường hợp sau:
- Đối với người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Có lao động làm việc theo hợp dồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/3/2022.
+ Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hang nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
- Đối với người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch covid trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.
+ Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
+ Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh.
+ Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hang nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
- Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất kinh doanh cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Có người lao dộng theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
+ Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh.
+ Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hang nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Đơn vị: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định
Vấn đề này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quyết định số 23/2021/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định:
Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
Vậy những người lao động tại doanh nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm được hỗ trợ thì sẽ được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
Về vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Căn cứ quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, nếu có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì thời gian tạm hoãn đó không phải đóng bảo hiểm xã hội. Về trường hợp bạn hỏi, nếu vợ bạn có thai trên 3 tháng mà tạm hoãn hợp đồng lao động thì thời gian tạm hoãn sẽ không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ thai sản sau này.
Cảm ơn bạn Hoàng Thảo. Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Tại Điều 35 Chương IX Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; theo đó quy định đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
2. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
Như vậy, đối với trường hợp của Hộ kinh doanh chị Thảo chưa đăng ký thuế thì không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định./.
Về vấn đề này, Sở Y tế trả lời như sau:
Trường hợp của bạn đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 và đã hoàn thành cách ly tập trung (diện F1, F0) theo quy định nhưng vào trước ngày Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì bạn vẫn được hưởng chế độ tiền ăn theo quy định.
Bạn cần gửi hồ sơ quy định tại khoản 3, 4 Điều 27 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 gửi tới UBND cấp xã nơi cư trú để được chi trả.
Bạn cần đến cơ sở y tế mà bạn điều trị hoặc cơ sở cách ly mà bạn đã cách ly để được cung cấp Quyết định cách ly, giấy hoàn thành việc cách ly, giấy ra viện, biên nhận thu tiền ăn thực tế của bạn đã nộp để bạn hoàn thành hồ sơ gửi UBND cấp xã để được chi trả.
Nội dung câu hỏi của ông Lê Minh Hòa không bao gồm đầy đủ thông tin nên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nếu ông Hòa thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì thông báo đến người sử dụng lao động tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để được hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn bạn đã quan tâm đặt câu hỏi!
Về vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021; Điều 1, Chương I Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chinh sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trong thời gian giảm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghề nghiệp theo quy định trên, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi như đang đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghề nghiệp.
Về vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau
Căn cứ Chương II Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Nếu đơn vị giảm 1/3 số lao động và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội đến hết tháng 4/2021 mà bị ảnh hưởng bỡi đại dịch Covid-19 thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Trường hợp có người đến tuổi nghỉ hưu thì đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho khoản thời gian tạm dừng đóng trước đó, số tiền đóng đối với khoản thời gian tạm dừng không phải tính lãi để giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 13 Chương IV Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; theo đó quy định đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương khi có đủ các điều kiện sau:
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã,đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên,cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
1. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.
2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Như vậy, trong trường hợp này Công ty của bạn tự tạm dừng hoạt động, mà chưa có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 thì không thuộc đối tượng hỗ trợ.
Trân trọng!
Vấn đề trên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, theo đó điều kiện hỗ trợ là:
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần.
- Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Do vậy, nếu người lao động đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Định và thuộc đối tượng hỗ trợ bao gồm: “Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian)” thì làm đơn đề nghị hỗ trợ nộp UBND cấp xã nơi người lao động làm việc hoặc sinh sống.
Trong trường hợp của Bạn có công việc chính và sinh sống tại TP.HCM thì không thuộc điều kiện hỗ trợ theo chính sách quy định của tỉnh. Được biết, TP.HCM cũng đang triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố, đề nghị bạn liên hệ với địa phương nơi đang làm việc hoặc sinh sống tại TP.HCM để được hướng dẫn hỗ trợ./.
Vấn đề trên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm công việc bán vé số dạo hoặc thu gom rác, phế liệu. Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương.
Do đó, trường hợp của Ông Lâm nếu đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị Ông Lâm liên hệ với UBND xã Mỹ Trinh để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ. Cảm ơn Ông đã gửi câu hỏi. Trân trọng!
Về vấn đề này, Sở Y tế trả lời như sau: Hiện tại UBND tỉnh đang phối hợp với các cơ quan chức năng tại Tp.HCM và Hội Đồng hương tại Tp.HCM lập danh sách và kế hoạch đón các công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về tỉnh (hiện tại đã đón 03 chuyến bay và hôm nay sẽ đón tiếp 01 chuyến), thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục lập kế hoạch đón công dân về. Theo chỉ đạo của Chính phủ thì người dân ở vùng thực hiện CT 16 thì theo phương châm: ở đâu yên đó nên việc về tự phát là không đúng quy định. Hiện tại các chuyến bay thương mại từ TpHCM-Phù Cát đã dừng bay. Mong Anh/chị tiếp tục động viên cháu yên tâm ở lại, thực hiện tốt các biện pháp PCD và đăng ký với Hội Đồng Hương để ghi nhận thông tin. Trân trọng./.
Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó có quy định: "người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021". Đối chiếu với nội dung bà Cẩm hỏi là trường mầm non đóng bảo hiểm xã hội đến tháng 4, tháng 5 thì dừng, nhưng để liên tục bà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy Bà không có tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương nên không được hưởng hỗ trợ từ chính sách này.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định.
Vấn đề trên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là Người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương.
Do đó, đối chiếu với các quy định hiện hành, trường hợp của Bà nếu đủ các điều kiện nêu trên. Đề nghị Bà liên hệ với UBND phường Hoài Thanh Tây để được hướng dẫn làm đơn đề nghị hỗ trợ. Còn trường hợp của Chồng Bà làm nghề PHỤ HỒ không thuộc đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh.
Cảm ơn Bà đã gửi câu hỏi. Trân trọng!
Tôi là hộ kinh doanh. Tôi có vay tiền từ ngân hàng BIDV để phục vụ kinh doanh của cơ sở. Tôi có được hỗ trợ lãi suất vay hoặc được vay ưu đã từ gói hỗ trợ chính sách ảnh hưởng covid không?
Người sử dụng lao động được vay ưu đãi từ gói hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVIC theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 trong các trường hợp sau:
- Đối với người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Có lao động làm việc theo hợp dồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01/05/2021 đến hết ngày 31/3/2022.
+ Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hang nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
- Đối với người sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch covid trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022.
+ Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
+ Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh.
+ Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hang nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
- Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất kinh doanh cần đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Có người lao dộng theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
+ Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh.
+ Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hang nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Đơn vị: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định
Nội dung câu hỏi của bà Lê Giang Nguyễn không bao gồm đầy đủ thông tin nên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nếu Bà Giang Nguyễn thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì thông báo đến người sử dụng lao động tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để được hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn bạn đã quan tâm đặt câu hỏi!
Cám ơn bạn đã có câu hỏi đến cổng thông tin điện tử của tỉnh, về câu hỏi của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin được trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quyết định số 23/2021/QD-TTg ngày 07/7/2021của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định: Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động tối đa là 06 tháng.
Cám ơn bạn đã có câu hỏi đến công thông tin điện tử của tỉnh, về câu hỏi của bạn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin được trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, theo đó điều kiện hỗ trợ là:
- Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần.
- Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Và thuộc đối tượng hỗ trợ bao gồm: “Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian)”
Công việc của bạn là đi xe thồ, bạn thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định trên. Tuy nhiên trong câu hỏi của bạn chưa nêu mức thu nhập có dưới mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ hay không. Do vậy, nếu bạn bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 thì bạn làm đơn đề nghị hỗ trợ nộp UBND phường Ghềnh Ráng nơi bạn đang làm việc hoặc sinh sống để được hỗ trợ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Do nội dung hỏi không đầy đủ thông tin nên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
- Nếu người lao động không có giao kết hợp đồng lao động: Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó người lao động tự do làm việc trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động theo quy định của UBND tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc làm một trong các loại công việc sau: (i) Người bán vé số dạo; (ii) Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; (iii) Người bốc vác trong khu vực nhà ga, bến cảng, bến xe, bến tàu và tại các chợ; (iv) Người chở khách, chở hàng bằng xe mô tô 02 bánh, 03 bánh, xích lô, ba gác; (v) Người thu gom rác, phế liệu; (vi) Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian). Bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Như vậy, đối chiếu với các quy định hiện hành, trường hợp của bạn thuộc đối tượng hỗ trợ theo chính sách của tỉnh, đề nghị bà Yến liên hệ chính quyền địa phương để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.
- Nếu là người lao động có giao kết hợp đồng lao động và đang tham gia bảo hiểm xã hội, đề nghị bạn đối chiếu các trường hợp được hỗ trợ được quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì thông báo đến người sử dụng lao động tiến hành hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg để được hỗ trợ./.
Vấn đề này Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:
Ngày 15/7/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 1945/SLĐTBXH-VLGDNN về việc hướng dẫn người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo đó đối tượng hỗ trợ là lao động tự do làm công việc Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ các đối tượng làm việc theo giờ, làm việc bán thời gian); điều kiện hỗ trợ: Bị mất việc làm,không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy địnhtại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một chính sách hỗ trợ và chỉ được hưởng một lần với mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/người. Có cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận).
Trường hợp của gia đình Ông có 04 người gồm 02 vợ chồng và 02 con còn đi học, tổng thu nhập của người vợ và người chồng trong tháng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 là 3,7 triệu thì bình quân mỗi người trong hộ là 925.000 đồng (thấp hơn mức chuẩn cẩn cận nghèo đối với khu vực nông thôn là 1 triệu đồng). Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Vợ của ông nếu đủ các điều kiện thì liên hệ với UBND xã Nhơn Khánh để được hướng dẫn giải quyết hỗ trợ. Trân trọng, cảm ơn gia đình Ông đã đặt câu hỏi./.