Số câu hỏi đã phân công:0 Đã trả lời:0 Chưa trả lời:0
Số câu hỏi đã phân công:1 Đã trả lời:1 Chưa trả lời:0
Số câu hỏi đã phân công:0 Đã trả lời:0 Chưa trả lời:0
Số câu hỏi đã phân công:18 Đã trả lời:18 Chưa trả lời:0
Số câu hỏi đã phân công:11 Đã trả lời:10 Chưa trả lời:1
Số câu hỏi đã phân công:1 Đã trả lời:1 Chưa trả lời:0
Số câu hỏi đã phân công:1 Đã trả lời:1 Chưa trả lời:0
Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
- Trường hợp khi Bà đăng ký, sử dụng ứng dụng VssID có nhập địa chỉ Email lúc đăng ký ban đầu thì khi mất mật khẩu Bà vào ứng dụng VssID hoặc Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam (dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn) chọn quên mật khẩu và nhập địa chỉ Email của Bà lúc đăng ký VssID. Mật khẩu sẽ được trả về Email của Bà.
- Đối với trường hợp Bà không nhập địa chỉ Email lúc đăng ký VssID thì Bà liên hệ với cơ quan BHXH gần nhất để được hướng dẫn đăng ký lại hoặc hoặc liên hệ đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam số 1900 9068 hoặc số 024 37899999 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định: Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương. Do vậy nếu bạn muốn được quỹ BHYT chi trả đúng mức hưởng theo quy định khi khám chữa bệnh tại BV Đại học Y dược TP HCM thì cần có giấy chuyển viện của BVĐK tỉnh Bình Định trừ trường hợp cấp cứu.
Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh tại thành phố HCM gồm: BV Nhân Dân Gia Định, BV Đa khoa Sài Gòn, BV Nhân Dân 115, BV Nguyễn Trãi, BV Đa khoa Bưu Điện, BV Nguyễn Tri Phương, BV Trưng Vương, BV An Bình, BV Điều dưỡng PHCN ĐT bệnh Nghề Nghiệp, Viện Y dược học dân tộc, BV 7A, BV Chỉnh Hình và Phục Hồi Chức Năng TP HCM, BV Nhi đồng thành phố, BV Đa khoa Hoàn Mỹ, Sài Gòn, BV Đa khoa Vạn Hạnh, BV Đa khoa Hồng Đức - Chi nhánh III, BV Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Công văn 1493/BHXH-CSYT ngày 31 tháng 5 năm 2021 của BHXH Việt Nam về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID để KCB BHYT quy định:
Người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay cho việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT giấy.
Theo đó nếu bạn sử dụng App Vss-ID để khám chữa bệnh thì vẫn cần trình CCCD.
Cảm ơn Ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội quy định: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”.
Như vậy, đối chiếu với quy định, ngày 01/01/2023, Ông đủ điều kiện hưởng và được nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH để thanh toán trợ cấp một lần./.
Cảm ơn Bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Nếu Bạn ở xa không thể đến cơ quan BHXH tỉnh để đề nghị cấp lại thẻ BHYT khi bị mất thì có thể đến cơ quan BHXH gần nhất để làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT và nhận thẻ BHYT được cấp lại trong ngày. Hoặc bạn có thể làm thủ tục cấp thẻ mất qua mạng theo các bước được hướng dẫn tại đường link sau (https://ebh.vn/bao-hiem-y-te/tai-sao-co-the-thuc-hien-cap-lai-the-bhyt-tren-cong-dich-vu-cong).
Cảm ơn Ông (bà) đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông (bà) hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Người tham gia BHYT hộ gia đình ở Quy Nhơn được đăng ký KCB ban đầu theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT và thực hiện theo Thông báo số 498/TB-SYT ngày 29/12/2022 giữa Sở Y tế và BHXH tỉnh Bình Định thống nhất một số nội dung trong việc phân bổ số lượng, đối tượng đăng ký KCB bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau:
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương.
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương.
+ Bệnh viện Phong – Da Liễu Trung ương Quy Hòa (tuyến Trung ương): bổ sung thêm các đối tượng: Người dân có hộ khẩu thường trú sống trên địa bàn các phường: Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Quang Trung thuộc thành phố Quy Nhơn (ngoại trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi và người từ 60 tuổi trở lên).
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (tuyến tỉnh): bổ sung đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bị nhiễm HIV/AIDS.
Cảm ơn Ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:
"Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động.
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:
- Văn bản giải trình của đơn vị (mẫu D01b-TS);
- Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị (bản sao); hợp đồng lao động (bản sao, 01 bản/người) tương ứng thời gian truy thu.
3. Nơi nộp hồ sơ: Nộp cho cơ quan BHXH quận/huyện (Đăng ký cơ quan BHXH quản lý theo địa bàn đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh).
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
4. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:
- Đối với hồ sơ giấy: Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại doanh nghiệp; Đối với dữ liệu điện tử (nếu có) gửi cho cơ quan BHXH qua internet.
- Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam".
Xin thông tin đến Ông được biết./.
Cảm ơn Bà đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội quy định: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”
Như vậy thời gian một năm đó tính theo ngày trong quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty./.
Cảm ơn ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Hiện nay cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định chưa ký hợp đồng KCB BHYT với Bệnh viện Mắt Sài Gòn do vậy bệnh nhân chưa được hưởng quyền lợi BHYT khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Mắt Sài Gòn.
Căn cứ Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH 1 lần:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Trường hợp Ông không trực tiếp làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần thì có thể làm thủ tục ủy quyền theo Mẫu 13-HSB (Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam)./.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định:
Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Cảm ơn Ông (bà) đã tham gia Buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông (bà) hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
- Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
- Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Như vậy, người tham gia khi bị mất thẻ cần thực hiện các Bước sau đây:
Bước 1: Người tham gia BHYT cần cấp lại thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện; ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT… và Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, gửi bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện.
Bước 2: Cơ quan BHXH
- Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT.., Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 và ký nhận (vào ô người tiếp nhận hồ sơ).
- Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT. Tổ chức BHYT phải cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
- Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Ông (Bà) có thể thực hiện Trên ứng dụng số VssID như sau:
1. Đăng nhập úng đụng.
2. Chọn mục Dịch vụ công.
3. Chọn thủ tục 612A Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất: thực hiện hoàn thiện thông tin nộp cho cơ quan BHXH.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 như sau: "2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này".
Tại Chương I Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 có quy định nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo tứ tự nhóm từ 1 đến 6 gồm:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
6. Nhóm do người sử dụng lao động đóng.”
Đối chiếu các quy định trên, Bạn có Hợp đồng lao động làm việc ở doanh nghiệp có đóng BHXH thuộc nhóm 1, do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Nên Bạn phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ, BNN theo quy định.
Cảm ơn Bà đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản khi: “đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”;
Căn cứ Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định: “Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”
Căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thủ tục quy định như sau:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;
- Sổ BHXH./.
Cảm ơn Bà đã tham gia Buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm người lao động (NLĐ) là công dân Việt Nam, người nước ngoài và người sử dụng lao động (NSDLĐ), cụ thể như sau:
1. Đối tượng NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022
**NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
**NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
- NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
2. Đối tượng NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc năm 2022
**Đối với trường hợp sử dụng NLĐ là công dân Việt Nam
NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.
**Đối với trường hợp sử dụng NLĐ là người nước ngoài
NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ sở của Bà thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, đề nghị Bà liên hệ trực tiếp tại cơ quan BHXH địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; theo đó con của bạn có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại Trạm y tế hoặc Trung tâm y tế huyện Phù Cát, để được hưởng chế độ BHYT con của bạn cần có giấy chuyển viện của Trung tâm y tế huyện Phù Cát lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, trừ trường hợp cấp cứu hoặc được nhập viện điều trị nội trú.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ tại điểm c khoản 3 và khoản 6 Điều 22 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định:
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Theo đó để được hưởng quyền lợi KCB BHYT như đúng tuyến, bạn đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến quận, huyện của Tp. Hồ Chí Minh và điều trị nội trú tại các bệnh viện tuyến tỉnh của Tp. Hồ Chí Minh.
Cảm ơn bạn đã tham gia Buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 3, Điều 48 Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."
Căn cứ khoản 5, Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, theo quy định này người lao động không thể tự đi chốt sổ BHXH. Trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động, nếu công ty vẫn không chốt sổ BHXH, bạn có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi công ty đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
- Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính. Vì vậy, khi chồng và con Bạn gia hạn BHYT vào tháng 4/2023 thì không được giảm trừ.
- Về thủ tục giảm trừ, khi Bạn tham gia BHYT hộ gia đình trong năm tài chính, mức đóng BHYT như sau:
+ Mức đóng của người thứ nhất được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Mức đóng của người thứ 2, thứ 3, thứ 4 lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Mức đóng của người thứ 5 trở đi bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Theo Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng; Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; Nhóm do ngân sách nhà nước đóng; Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng; Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định: “4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng”.
Đối chiếu quy định trên, Bạn không thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng thì bạn có thể tham gia BHYT theo nhóm BHYT hộ gia đình đóng.
Cảm ơn Bạn đã tham gia Buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Tại Công văn số 2823/BTP-CNTT ngày 29/7/2019 của Bộ Tư pháp về kết nối, liên thông dữ liệu hộ tịch, trẻ dưới 6 tuổi được đăng ký khai sinh đồng thời với thủ tục cấp thẻ BHYT.
Theo đó, tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015, thủ tục liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được thực hiện như sau:
“– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định.
– Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS được ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
- Nơi đăng ký tham gia BHYT: UBND xã, phường nơi có sổ hộ khẩu.”
Bạn thực hiện theo hồ sơ thủ tục trên để được cấp thẻ BHYT cho con dưới 6 tuổi theo quy định.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT:
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc tuyến huyện không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó trường hợp của bạn sẽ được thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu từ BVĐK tỉnh sang BVĐK Hòa Bình.
Cảm ơn Bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ tại khoản 6 Điều 22 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định :
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Theo đó trường hợp mẹ của bạn đăng ký thẻ BHYT tại BVĐK tỉnh Bình Định đến khám bệnh tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa nếu không có giấy chuyển viện sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT, trừ trường hợp cấp cứu hoặc nhập viện điều trị nội trú.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau
Căn cứ khoản 2 Điều 49 Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 : Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp “ đã đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thòi gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.” Trường hợp của bạn không đủ điều kiện hưởng, nhưng vẫn được bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12 và căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định: “học sinh, sinh viên thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình”.
Theo thứ tự từng nhóm tham gia: học sinh, sinh viên thuộc đối tượng tham gia BHYT có thứ tự thuộc nhóm thứ 4, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình có thứ tự thuộc nhóm thứ 5 từ trên xuống. Do đó, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác (đối tượng có thẻ ưu tiên) thì phải tham gia BHYT tại nhà trường và không được tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Cảm ơn Ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 của UBTV Quốc hội ngày 22 tháng 6 năm 2015 quy định: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”
Theo quy định trên, trường hợp của Ông không được nhận BHXH 1 lần./.
Cảm ơn Bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2; khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; điểm a khoản 1 Điều 12 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm; khoản 2 Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014; khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm; Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN; tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động, trong đó:
Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, khoản 2 Điều 13 Văn bản hợp nhất Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ngày 10/7/2014, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì:
- Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng BHXH theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên;
- Người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất;
- Người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì đóng BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên;
- Người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
Đối chiếu các quy định nêu trên thì Bạn sẽ đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất; đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ giao kết ở các đơn vị sử dụng lao động.
Cảm ơn Ông (bà) đã tham gia Buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông (bà) hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định:
“Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Như vậy, người tham gia BHYT được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT vào tháng 01, 04, 07, 10 hàng năm.
Về thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Bảo hiểm y tế 2008, khi muốn thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu BHYT thì người tham gia bảo hiểm y tế sẽ tiến hành thủ tục đề nghị đổi thẻ BHYT.
* Nơi nộp hồ sơ đổi thẻ BHYT:
- BHXH huyện: Đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
- BHXH tỉnh: Đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.
* Hồ sơ đổi thẻ BHYT:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau
Căn cứ Khoản 1, Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ/HĐLV, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì sau thời gian 05 ngày kể từ khi BHXH nhận hồ sơ hợp lệ, Bạn sẽ nhận được tiền./.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu " Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."
Trường hợp của bạn có thể tự lựa chọn nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phù hợp với nơi làm việc và cư trú, đúng tuyến quy định và khả năng đáp ứng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Cảm ơn Ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Người tham gia BHYT hộ gia đình ở Quy Nhơn được đăng ký KCB ban đầu theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT và thực hiện theo Thông báo số 498/TB-SYT ngày 29/12/2022 giữa Sở Y tế và BHXH tỉnh Bình Định thống nhất một số nội dung trong việc phân bổ số lượng, đối tượng đăng ký KCB bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau:
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương.
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương.
+ Bệnh viện Phong – Da Liễu Trung ương Quy Hòa (tuyến Trung ương): bổ sung thêm các đối tượng: Người dân có hộ khẩu thường trú sống trên địa bàn các phường: Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Quang Trung thuộc thành phố Quy Nhơn (ngoại trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi và người từ 60 tuổi trở lên).
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (tuyến tỉnh): bổ sung đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình bị nhiễm HIV/AIDS.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: "Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật".
Do đó, Bạn nghỉ việc tại Công ty ở Hà Nội thì phải do Công ty ở Hà Nội đề nghị cơ quan BHXH xác nhận sổ cho Bạn hoặc Bạn có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH quản lý đơn vị ở Hà Nội đề nghị xác nhận sổ nghỉ việc (hồ sơ gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc).
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Dựa trên thông tin mà Bạn cung cấp, thì Bạn có ký kết hợp đồng lao động với công ty. Như vậy đối chiếu với quy định trên, Bạn thuộc đối tượng tham gia xã hội bắt buộc. Bạn cần khai báo và cung cấp mã số bảo hiểm xã hội cũ với công ty để yêu cầu người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn.
Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản của nam là “Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con”.
Căn cứ quy định trên, Ông đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản bao gồm các chế độ:
- Nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con
- Nam nghỉ việc khi vợ sinh con
Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thủ tục quy định như sau:
Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con
Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi”./.
Cảm ơn Bà đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định thủ tục nhận lương hưu bằng tiền mặt chuyển sang nhận theo hình thức ATM được thực hiện theo Mẫu 02-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
Đề nghị Bà đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả Kết quả TTHC của BHXH tỉnh Bình Định (địa chỉ 215A Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn) để làm thủ tục./.
Cảm ơn bạn đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay.
Câu hỏi của bạn muốn biết các trường hợp đăng ký khám bệnh ban đầu tại Bệnh viện Da liễu là việc đăng ký khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu tại Bệnh viện Phong và Da liễu Trung ương Quy Hòa. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Các trường hợp được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại Bệnh viện Phong và Da liễu Trung ương Quy Hòa thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Ngoài ra, theo Thông báo số 498/TB-SYT ngày 29/12/2022 của Sở Y tế tỉnh Bình Định về việc phân bổ số lượng, đối tượng đăng ký KCB BHYT năm 2023 bổ sung thêm các đối tượng như sau: Người dân có hộ khẩu thường trú sống trên địa bàn các phường: Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Quang Trung thuộc thành phố Quy Nhơn (ngoại trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi và người từ 60 tuổi trở lên).
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014: “2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”. Thực hiện theo quy định trên mỗi người chỉ có một thẻ BHYT duy nhất, do đó nếu bạn đã có thẻ BHYT thân nhân sĩ quan quân đội, bạn đến cơ quan BHXH nơi bạn tham gia BHYT hộ gia đình để được hướng dẫn hoàn trả tiền BHYT hộ gia đình cấp trùng thời gian tham gia thẻ BHYT thân nhân sĩ quan quân đội theo quy định./.
Trả lời: Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Theo quy định, khoản tiền trợ cấp được trích từ quỹ BHTN để chi trả cho người lao động bị mất việc làm căn cứ vào quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trước đó. Do đó, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Chính vì vậy, khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cũng có thể tham gia BHXH tự nguyện nhằm tích lũy thêm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
* Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Bước 1. Lập và nộp hồ sơ đăng ký tham gia
Người tham gia có thể lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc đóng trực tiếp cho Tổ chức dịch vụ thu ( tại UBND cấp phường/xã/thị trấn, bưu điện, …).
+ Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH:
• Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) sau đó nộp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH.
• Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính công ích để thuận tiện cho công việc nhất.
+ Trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Tổ chức dịch vụ thu:
• Kê khai Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho Tổ chức dịch vụ thu.
• Tổ chức dịch vụ thu lập Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS), Tờ khai Mẫu TK1-TS của người tham gia nộp cho cơ quan BHXH.
-Bước 2: Nộp tiền tham gia BHXH tự nguyện
Người tham gia có thể lựa một trong các cách đóng tiền sau:
• Nộp tiền mặt cho cơ quan BHXH (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH);
• Nộp tiền mặt cho Tổ chức dịch vụ thu (trong trường hợp người tham gia đóng trực tiếp cho Tổ chức dịch vụ thu);
• Nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký (có thể áp dụng trong mọi trường hợp).
-Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cảm ơn bạn đã tham gia Buổi giao trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ tại khoản 4, khoản 6 Điều 22 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định về thông tuyến KCB BHYT:
- Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh với mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, người tham gia BHYT khi tự đi KCB không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Cảm ơn Bà đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Theo khoản 5 Điều 9 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định phương thức đóng bảo hiểm y tế: Đối với học sinh, sinh viên định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định. Theo khoản 3 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Đối với học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường thì kê khai nộp hồ sơ và nộp tiền cho nhà trường.
Đối chiếu các quy định trên, Bà liên hệ Nhà trường nơi con Bà đang theo học để nộp tiền tham gia BHYT học sinh, sinh viên theo quy định.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 12 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12 và căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 về Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, quy định học sinh, học sinh - sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng. Vì vậy con Bạn vẫn phải tham gia BHYT học sinh sinh viên tại trường con Bạn đang theo học.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin cảm ơn Bà đã tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến này, vấn để Bà hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội xin trả lời như sau: Theo Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 số 46/2014/QH13, Học sinh sinh viên là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng (hỗ trợ từ 30% đến 100% mức đóng tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên).
Căn cứ vào Điều 12 Luật BHYT năm 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định cụ thể: BHYT học sinh sinh viên thuộc Nhóm 4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
Như vậy, Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; bảo hiểm thân thể là loại hình bảo hiểm tự nguyện nên Bà có thể tự quyết định mua hay không mua cho con em mình./.
Cảm ơn Ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam: Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động.
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- HĐLĐ có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Đối với đơn vị đăng ký chậm so với giấy phép thành lập, có truy thu BHXH, BHYT, hồ sơ bổ sung:
- Văn bản giải trình của đơn vị (mẫu D01b-TS);
- Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị (bản sao); hợp đồng lao động (bản sao, 01 bản/người) tương ứng thời gian truy thu.
3. Nơi nộp hồ sơ: Nộp cho cơ quan BHXH quận/huyện (Đăng ký cơ quan BHXH quản lý theo địa bàn đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh).
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
4. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:
- Đối với hồ sơ giấy: Doanh nghiệp thông báo cho cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại doanh nghiệp; Đối với dữ liệu điện tử (nếu có) gửi cho cơ quan BHXH qua internet.
- Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam.
- Thời hạn giải quyết: Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới: không quá 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Xin thông tin đến Ông được biết./.
Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản khi: “đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”;
Căn cứ Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”./.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
BHYT học sinh, sinh viên là hình thức bảo hiểm chăm sóc tốt sức khoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên, là chính sách BHYT mang tính xã hội, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện theo quy định tại Luật BHYT và được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT, nhiều người khỏe tham gia để hỗ trợ lo cho người bệnh. Như vậy số tiền tham gia BHYT của bạn mà không dùng đến đã được quản lý tại quỹ BHYT và có chia sẻ cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính đã được thanh toán hàng tỉ đồng.
Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, người thuộc hộ gia đình nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng 100% bảo hiểm y tế. Do vậy, con của Bà vẫn được NSNN cấp thẻ BHYT.
Cảm ơn Ông đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định: “Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu”.
Trường hợp của Ông liên hệ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả giải quyết TTHC của BHXH tỉnh Bình Định (215A Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn) và các Tổ chức dịch vụ thu để được hướng dẫn làm thủ tục đóng BHXH tự nguyện 1 lần và hưởng lương hưu./.
Cảm ơn bạn đã tham gia Buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế thì em trai của bạn được hưởng 80% chi phí chạy thận nhân tạo nếu đến khám chữa bệnh đúng tuyến và bệnh nhân cùng chi trả 20%. Trường hợp em trai bạn đã tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục với số tiền cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở thì được cơ quan BHXH thanh toán phần chênh lệch và cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả để những lần khám chữa bệnh BHYT sau em bạn sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí cho đến hết năm dương lịch.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi về bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Đây là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện, được thể chế hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế. BHYT hướng tới mục tiêu toàn dân. Vì thế, theo quy định hiện hành, đối tượng tham gia BHYT sẽ được chia thành các nhóm khác nhau với quy định và mức đóng khác nhau.
1. Nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động).
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng:
Nhóm đối tượng tham gia BHYT tiếp theo là nhóm đối tượng do quỹ BHXH đóng, bao gồm:
- Người đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị TNLĐ, BNN hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng
- Người đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Lao động nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản được Quỹ BHXH
Lưu ý:
- NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Trường hợp NLD nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.
3. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng:
- Nhóm đối tượng tham gia BHYT này bao gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- Nhóm đối tượng tham gia BHYT là học sinh, sinh viên.
- Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình.
5. Nhóm thứ năm đối tượng tham gia theo hộ gia đình
Đây là nhóm đối tượng tham gia BHYT chiếm tỷ lệ lớn, được nhà nước quan tâm.
Tuy nhiên, do nội dung câu hỏi mà bạn đưa ra là con bạn đang thuộc đối tượng đóng nào không được cụ thể nên xin phép trả lời như sau:
Nếu các con bạn đang tham gia BHYT hộ gia đình, thì theo quy định hiện hành, mức đóng BHYT hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất: số tiền BHYT cần đóng bằng 4,5% mức đóng của người thứ nhất
- Người thứ 2: cần đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất
- Người thứ 3: cần đóng 60% mức đóng của người thứ nhất
- Người thứ 4: đóng 50% mức đóng của người thứ nhất
- Từ người thứ 5 trở đi: đóng 40% mức đóng của người thứ nhất
Hiện nay, mức lương cơ sở năm 2021và đang áp dụng cho năm 2022 là 1.490.000 đồng/ tháng. Như vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình cụ thể sẽ là:
Thành viên | Mức đóng |
Thành viên 1 | 67.050 đồng/tháng |
Thành viên 2 | 46.935 đồng/tháng |
Thành viên 3 | 40.230 đồng/tháng |
Thành viên 4 | 33.525 đồng/tháng |
Từ thành viên thứ 5 trở đi | 26.820 đồng/tháng |
Nếu các con bạn đang là học sinh, sinh viên thì mức đóng cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, mức đóng hằng tháng được xác định như sau:
Mức đóng BHYT tối đa của học sinh, sinh viên | = | 70% | x | 4,5% | x | Mức lương cơ sở |
Trong đó: Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng = 1.490.000 đồng/tháng.
Hiện nay hầu hết các nhà trường đều thực hiện thu tiền BHYT cho cả năm (12 tháng) nên số tiền BHYT mà các bậc phụ huynh phải đóng cho con đầu năm sẽ được tính như sau:
Tiền đóng BHYT = 12 tháng x 70% x 4,5% x 1.490.000 đồng = 563.220 đồng
Như vậy, các mức đóng sẽ thay đổi nếu mức lương cơ sở thay đổi
Trả lời: Cảm ơn Bà đã tham gia Buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan Bảo hiểm xã hội xin trả lời như sau:
- Tại Khoản 3, Điều 48, Bộ luật lao động 45/2019/QH14 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: "Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”.
- Tại khoản 2, Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định quyền của người lao động: "Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội"
- Tại khoản 5, Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Vì vậy, trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội cho Bà thì:
- Bà có thể làm đơn khiếu nại thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm xã hội. Tổ chức công đoàn có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 14 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, trong đó có quy định việc khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Hoặc Bà có thể gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra lao động thuộc ngành Lao động Thương binh - xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho Bà. Hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động (theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội) bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 41 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay./.
Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định, trường hợp Ông đang hưởng lương hưu mà chuyển sang tỉnh khác hưởng, hồ sơ quy định gồm: Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH.
Đề nghị Ông đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả giải quyết TTHC của BHXH tỉnh Bình Định (215A Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn) để làm thủ tục./.
Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 66 Luật BHXH 2014: Người đang hưởng lương hưu mà mất thì người thân nhân được nhận trợ cấp mai táng phí, mức hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này mất.
Hiện mẹ Ông đã hết tuổi lao động và không có thu nhập, căn cứ Khoản 3 Điều 67 Luật BHXH 2014 thì mẹ Ông đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất hàng tháng. Nếu mẹ Ông không lựa chọn hưởng tuất hàng tháng có thể lựa chọn chế độ tuất 1 lần.
Căn cứ Điều 7 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định người tham gia BHXH tự nguyện khi mất thì Chế độ Tử tuất được thực hiện đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đề nghị Bà đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả giải quyết TTHC của BHXH tỉnh Bình Định (215A Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn) để làm thủ tục nhận chế độ Tuất. Thủ tục hồ sơ bao gồm:
- Sổ BHXH;
- Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử;
- Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09-HSB./.
Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện người lao động được hưởng chế độ thai sản khi: “đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Căn cứ Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định: “Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.
Trường hợp của Bà do chưa xác định được ngày sinh con thực tế nên cơ quan BHXH không đủ căn cứ xác định được hưởng chế độ thai sản hay không./.
Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 48, 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Căn cứ Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Trường hợp của Ông cần báo đơn vị để làm thủ tục hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ cho Ông./.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015, quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, quy định người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Căn cứ các quy định nêu trên, Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc, đại diện pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân, nếu có hưởng tiền lương theo quy định của pháp luật về tiền lương thì thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc.
Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy địnhtrường hợp nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường trong năm 2023 đối với nữ là 51 tuổi và suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Trường hợp Bà suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được nghỉ hưu sớm hơn 10 năm trong điều kiện lao động bình thường (tính trong năm 2023 là 46 tuổi)./.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
- Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động “ Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần”.
- Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
- Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ, BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BH TNLĐ-BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Do vậy, Bạn vui lòng liên hệ với cơ quan BHXH nơi Công ty cũ tham gia đóng BHXH để được hướng dẫn.
Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi, cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc “ Người làm việc theo họp đồng lao động không xác định thời hạn. hợp đồng lao động xác định thời hạn, họp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kê cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định cùa pháp luật về lao động”; “ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”;
Theo quy định trên, thì Bạn đang làm việc theo hợp đồng thử việc nên chưa thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.