Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Nếu con bạn không uống được Oresol thì bạn có thể thay thế cho cháu bằng nước lọc thông thường/nước đun sôi để nguội, nước các loại trái cây, nước đường và ít muối, nước cháo muối.
Cách pha dung dịch nước đường muối:
- Đong đủ 1000ml nước đun sôi để nguội đổ vào bình
- Dùng thìa cafe cho vào bình 8 thìa đường và một thìa muối
- Khuấy đều
- Mẹ nếm thử
- Sau đó cho bé uống từng thìa, uống từ từ.
- Dung dịch này chỉ được phép sử dụng trong vòng 24 giờ.
Cách làm dung dịch cháo muối:
- Đổ 6 bát con nước sạch vào nồi( tương đương khoảng 1200 ml nước )
- Cho vào nồi một nắm gạo, 1 nhúm muối.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi hạt gạo bung hết ra.
- Để nguội
- Lọc lấy nước
- Mẹ nếm thử, sau đó cho bé uống từ từ từng thìa
- Chú ý dung dịch cháo muối không được sử dụng quá 6 giờ.
Pha nước dừa
- Lấy 1000 ml nước dừa tươi ( không dùng những quả già vì nó sẽ làm cho nước dừa bị chua trẻ khó uống)
- Cho một thìa cafe muối
- Khuấy đều
- Sau đó cho bé uống từ từ từng thìa
- Cho uống trong ngày
Trên thị trường có loại Oresol mùi vị cam rất dễ uống. Có thể con bạn uống được.
Xin cảm ơn./.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue do vi rút Dengue gây nên. Có 4 típ huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4. Khi nhiễm 1 típ vi rút DEN sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút đó, nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác. Anh/chị đã bị sốt xuất huyết một lần và đã điều trị khỏi thì vẫn có thể bị mắc bệnh với típ vi rút Dengue khác. Vì vậy tốt nhất là phòng bệnh bằng cách vận động gia đình, hàng xóm, cộng đồng cùng chung tay phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách kiểm tra thường xuyên tất cả các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà để loại bỏ tất cả các ổ lăng quăng/bọ gậy, ngủ màn nhất là ban ngày để phòng muỗi đốt, diệt muỗi bằng nhiều hình thức. Không có lăng quăng/bọ gậy, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết.
Trân trọng cảm ơn.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola là:
- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
- Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh.
- Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.
Như vậy, khi bạn nghi ngờ mình bị bệnh do vi rút EBOLA, tốt nhất nên báo cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra, giám sát và xử lý kịp thời.
Xin cảm ơn.
Xin chào anh/chị.
Trong tiêm chủng, cần đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin phòng các bệnh được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các vắc xin cần thiết theo độ tuổi. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trân trọng cảm ơn./.
Chào anh/chị!
Xử trí các tác dụng phụ sau tiêm chủng như:
1. Phản ứng thông thường: Ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm; Sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn,... Các triệu chứng trên có thể tự khỏi sau tiêm từ 1 đến 3 ngày.
2. Phản ứng nặng: Với các triệu chứng như sốt cao > 39 độ, co giật, tím tái, li bì, khó thở, đại tiện tiểu tiện không tự chủ, quấy khóc dai dẳng kéo dài,.... Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trân trọng cảm ơn.
Chào anh/chị!
Bên cạnh tác dụng phòng bệnh của vắc xin thì việc sử dụng vắc xin có thể gây ra các tác dụng phụ sau tiêm như:
1. Phản ứng thông thường: Ngứa, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ tiêm; Sốt, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn,... Các triệu chứng trên có thể tự khỏi sau tiêm từ 1 đến 3 ngày.
2. Phản ứng nặng: Với các triệu chứng như sốt cao > 39 độ, co giật, tím tái, li bì, khó thở, đại tiện tiểu tiện không tự chủ, quấy khóc dai dẳng kéo dài,.... Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Giai đoạn nguy hiểm của bệnh thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Lúc này trẻ có thể đã giảm sốt nhưng cũng là giai đoạn nguy hiểm nên cần phải theo dõi chặt chẽ, lưu ý các biểu hiện: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít. Đây là những biểu hiện của thoát huyết tương nhiều và dễ dẫn đến sốc, cần được xử trí cấp cứu.
Tốt nhất là chị phải cho cháu đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, đánh giá mức độ bệnh và có tư vấn hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng nặng, nhập viện muộn dễ bị biến chứng.
2. Bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời, không có biện pháp để bệnh nhanh khỏi.
3. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue là vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae. Có 4 típ huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4. Khi nhiễm 1 típ vi rút DEN sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút đó, nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác. Vì vậy người đã bị sốt xuất huyết Dengue có thể tiếp tục bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Ban hành danh mục, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, lịch tiêm chủng mở rộng hiện nay được áp dụng như sau:
*Đối với trẻ em:
- Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B;
- Trong vòng 1 tháng sau khi sinh, trẻ được tiêm vắc xin phòng bệnh lao;
- Khi trẻ đủ 02 tháng tuổi, được tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu-ho gà- uốn ván- Viêm gan B- Viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (SII) mũi 1 và uống vắc xin bại liệt (bOPV) lấn 1; mũi thứ 2 được thực hiện ít nhất 1 tháng sau mũi thứ nhất và mũi thứ 3 được thực hiện ít nhất 1 lần sau mũi thứ 2.
- Khi trẻ đủ 05 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV;
- Khi trẻ đủ 09 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi;
- Vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản lần 1 được tiêm khi trẻ đủ 12 tháng; lần 2: 1-2 tuần sau lần 1 và lần 3: 1 năm sau lần 2.
- Khi khi trẻ đủ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm nhắc vắc xin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT4) và sởi-rubella.
* Đối với phụ nữ có thai sẽ được tiêm vắc xin phòng uốn ván:
1. Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
- Lần 3: ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
- Lần 4: ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
- Lần 5: ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.
2. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:
- Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Lần 2: ít nhất 1 tháng sau lần 1
- Lần 3: ít nhất 1 năm sau lần 2
3. Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:
- Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Lần 2: ít nhất 1 năm sau lần 1.
Lưu ý: Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trân trọng cảm ơn.
Chào anh/chị. Xin trả lời câu hỏi của anh/chị như sau:
Bệnh sốt xuất huyết có thể truyền dịch được. Tuy nhiên tùy vào tình trạng của bệnh nhân và đánh giá của BS điều trị.
Hiện tại con của anh chị vẫn ăn uống được thì tốt nhất cho cháu ăn uống đúng cách và hợp lý. Tuy nhiên, không nên tự điều trị tại nhà mà phải đưa cháu đi đến bệnh viện vì cháu đã được chẩn đoán sốt xuất huyết, bị sốt cao nhiều ngày rất dễ dẫn đến bệnh chuyển nặng.
Xin cảm ơn.
Chào chị. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Ngay từ khi bắt đầu bị sốt, có thể đưa con của anh/chị đi làm xét nghiệm để phát hiện bệnh bởi vì bị sốt trong vòng 5 ngày (kể từ ngày khởi phát) đi làm xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định típ vi rút Dengue bằng phân lập vi rút và xác định vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên. Sau 5 ngày bị sốt (kể từ ngày khởi phát) đi xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Dengue bằng phát hiện kháng thể IgM. Có thể sử dụng test nhanh để sàng lọc trong chẩn đoán và giám sát vi rút.
Xin cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Trong thời gian cháu bị sốt cũng đúng vào mùa của sốt xuất huyết, mà bạn muốn cho cháu đi xét nghiệm sốt xuất huyết nhưng không cần nhịn ăn đâu bạn.
Cho cháu ăn uống bình thường rồi cho cháu đi xét nghiệm.
Trân trọng cảm ơn.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes (muỗi vằn). Muỗi đốt hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm vi rút Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh và truyền virus cho người lành qua vết đốt. Do đó, sốt xuất huyết có thể lây lan sang người khác qua muỗi đốt và phát triển thành dịch. Trong ổ dịch sốt xuất huyết cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác.
Khi vào mùa dịch, bạn luôn cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Xin cảm ơn.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue thường sinh sản ở nơi chứa nước trong, sạch:
- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt hàng ngày như: chum vại, lu khạp, bể nước mưa, bể chứa nước trong nhà cầu, chậu cây cảnh, lọ hoa
- Các dụng cụ phế thải: chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa, ...
- Máy quạt nước, khay nước tủ lạnh, các hố ga ngăn mùi, .....
- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa...)
Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại và có thể tồn tại đến 6 tháng để khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (loăng quăng) rồi hình thành muỗi.
Xin cảm ơn.
Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây lan và bùng phát thành dịch; tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, mồ hôi hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm vi rút như đồ vải, kim tiêm đã sử dụng,…). Vi rút Ebola là một trong ba chi thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus.
- Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày (trung bình từ 4-10 ngày)
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt cấp tính; Đau đầu, đau mỏi cơ; Nôn/buồn nôn; Tiêu chảy; Đau bụng; Viêm kết mạc; Phát ban: ban đầu, ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh; Xuất huyết: đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho ra máu, chảy máu chân răng, đái ra máu, chảy máu âm đạo, …
2. Trường hợp nghi ngờ là những trường hợp có yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng như sau:
- Có yếu tố dịch tễ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, như tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã khẳng định nhiễm vi rút Ebola; sống hoặc đi tới từ vùng có dịch Ebola đang lưu hành.
- Sốt và/hoặc có các triệu chứng như đau đầu nặng, đau cơ, nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc xuất huyết không rõ nguyên nhân.
3. Chẩn đoán xác định trường hợp bệnh Ebola: Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính.
4. Bệnh Ebola hiện chưa có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chào chị. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Đi lại trong thời gian xảy ra dịch bệnh do vi rút E bo là không an toàn.
Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không câng thiết. Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân.
Trân trọng cảm ơn./.
Chào chị. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bé nhà chị bị sốt xuất huyết đã 4 ngày nay. Bây giờ bé đã hết sốt, nhưng cũng chưa nên tăm cho bé vì:
Sau giai đoạn sốt, bệnh sẽ bước vào giai đoạn nguy hiểm, rơi vào ngày thứ 3 - 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện ở giai đoạn này là có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, nhưng ở bên trong cơ thể thì bệnh có thể diễn biến rất nhanh, có thể dẫn đến tình trạng nặng và tử vong nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Tuy nhiên, anh/chị có thể lau rửa nhẹ nhàng cho bé bằng nước ấm, ở nơi kín gió.
Trân trọng cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Cách phòng nhiễm vi rút Ebola:
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh Ê-bô-la, máu, dịch tiết của người bệnh, động vật nhiễm bệnh, vật dụng có khả năng nhiễm vi rút. Khi cần tiếp xúc phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Thường xuyên lau chùi nền nhà, vật dụng, cầu thang .... bằng Cloramin B hoặc hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh Ê-bô-la, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
- Tuyên truyền cho người dân về bệnh Ê-bô-la và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch để có những hiểu biết cách phòng chống khi có nguy cơ cảnh báo về khả năng xâm nhập của vi rút Ê-bô-la.
Trân trọng cảm ơn.
Xin cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao, trước đây tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng có thể lên 15 – 20%. Nhiễm vi rút viêm gan B có thể gây nên viêm gan cấp tính hay mạn tính có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư gan là do vi rút viêm gan B. Tuy nhiên điều may mắn là bệnh viêm gan B hiện đã có vắc xin phòng bệnh rất hiệu quả, hiện nay vắc xin viêm gan B đã được đưa vào trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt Việt Nam đã triển khai tiêm liều vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ cho trẻ sau khi sinh.
Những người chưa có miễn dịch với vi rút viêm gan B nên đi tiêm vắc xin viêm gan B để tạo miễn dịch chủ động đối với bệnh. Con của chị 16 tuổi và 21 tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin viêm gan B thì nên đến cơ sở y tế đủ điều kiện để được khám, xét nghiệm xem cháu đã bị nhiễm vi rút viêm gan B hay chưa, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ quyết định cháu có tiêm vắc xin hay không.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Những biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện để đảm bảo việc cung cấp máu an toàn ở những nước đang có virut Zika lưu hành là:
- Tạm thời không nhận những người hiến máu hiện có tiền sử lâm sàng của bệnh do virut Zika, như bị sốt hoặc phát ban kèm theo đau mắt đỏ, đau nhức cơ, đau đầu hoặc mệt mỏi.
- Tạm thời không nhận người hiến máu có kết quả xét nghiệm cho thấy họ vừa bị nhiễm bệnh.
- Những người hiến máu có tiền sử lâm sàng bị bệnh do virut Zika hoặc tiền sử gần đây nhiễm virut Zika, nên hoãn hiến máu ít nhất 28 ngày sau khi hết hẳn các triệu chứng.
- Tương tự như vậy, bạn tình của người nam giới được xác định hoặc nghi ngờ nhiễm virut Zika trong 3 tháng gần đây nên hoãn hiến máu ít nhất là 28 ngày kể từ lần quan hệ tình dục cuối cùng.
- Những người đã hiến máu phải được khuyến khích để họ báo với cơ sở truyền máu nếu sau đó họ phát triệu chứng của nhiễm virut Zika hoặc nếu họ có chẩn đoán nhiễm virut Zika trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu.
- Các quốc gia có nhiều du khách đến từ các nước bị ảnh hưởng của dịch bệnh do virus Zika có thể cần phải đánh giá ảnh hưởng của khả năng tạm hoãn cung cấp máu sẵn có và cân nhắc những rủi ro so với lợi ích của việc hạn chế hiến máu.
- Nếu có thể, người hiến máu nên được xét nghiệm tìm virut Zika bằng các xét nghiệm thích hợp.
Xin cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh hoặc các vết xước trên da hay niên mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi rút (Quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).
Trân trọng cảm ơn./.
Xin chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Người mắc bệnh do vi rút Ebola thường xuất hiện các triệu chứng sau:
Sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài đau cơ đau đầu đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban và suy gan suy thận.
Trường hợp nặng bị chảy máu nội tạng.
Cảm ơn câu hổi của bạn.
Chào chị. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Khi nghi ngờ bị mắc bệnh sốt xuất huyết, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị theo phác đồ hiện hành của Bộ Y tế. Không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế tư nhân vì bệnh này rất nguy hiểm, có thể gây chết người.
Xin cảm ơn.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết:
- Trong chế độ ăn uống cho người sốt xuất huyết quan trọng nhất là bù nước, bù điện giải như uống oresol.
Do bệnh nhân sốt cao kèm mất nước nên cần bù nước đầy đủ, người bệnh nên uống các loại nước trái cây, nước quả ép (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) vì chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi.
- Về chế độ ăn, bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt.
Tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Ăn nhiều bữa trong ngày, ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thì mau hồi phục sức khỏe.
- Với người bệnh sốt xuất huyết, cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả
Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, thuốc đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng chăm sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi lẽ khi sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng hơn, khi bệnh nặng, sức đề kháng kém người bệnh rất dễ bị sốc và nguy cơ tử vong.
Xin cảm ơn.
Chào anh/chị!
Đối với vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung, mỗi nhà sản xuất có chỉ định riêng đối với độ tuổi của đối tượng được tiêm chủng. Hiện tại trên thị trường có 2 loại vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung:
- Vắc xin Cervarix: Chỉ định cho đối tượng nữ từ 10 - 25 tuổi. Lịch tiêm gồm 03 mũi
+ Mũi 1: Lần đến tiêm đầu tiên.
+ Mũi 2: Sau mũi 1 là 01 tháng.
+ Mũi 3: Sau mũi 1 là 6 tháng.
- Vắc xin Gardasil: Chỉ định cho đối tượng nữ từ 9 - 26 tuổi. Lịch tiêm gồm 3 mũi:
+ Mũi 1: Lần đến tiêm đầu tiên.
+ Mũi 2: Sau mũi 1 là 02 tháng.
+ Mũi 3: Sau mũi 1 là 6 tháng.
Ngoài đối tượng được chỉ định tiêm chủng, nhà sản xuất không khuyến cáo tiêm cho các đối tượng khác.
Trân trọng cảm ơn.
Xin cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Dengue thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Lúc này người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện:
- Các biểu hiện của thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ): Tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít.
- Xuất huyết: Xuất huyết dưới da như nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím; Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu; kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn; Xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào bạn.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.
Xin cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Biện pháp tránh lây nhiễm virus Zika cho phụ nữ có thai, chăm sóc trước sinh và cách phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai sống trong khu vực bị ảnh hưởng của dịch:
- Tuyên truyền cho phụ nữ có thai chủ động tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh, thường xuyên áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi; thường xuyên ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác phòng, chống muỗi đốt.
- Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết... Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika của Bộ Y tế, trong đó có danh sách các vùng đang có dịch trong nước và thế giới trên website: http://moh.gov.vn, http://vncdc.gov.vn và các nguồn thông tin chính thức khác.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe thai kỳ để chẩn đoán trước sinh đầu nhỏ dựa vào siêu âm thai, tuy nhiên thường phải từ tuần thai thứ 28 trở đi mới có thể phát hiện được. Tất cả trẻ mới sinh cần được đo vòng đầu theo dụng cụ và kỹ thuật tiêu chuẩn của WHO trong vòng 24 giờ sau sinh. Kết quả đo vòng đầu sau đó so sánh với bảng chuẩn về vòng đầu theo tuổi và giới của trẻ theo quy định.
Xin cảm ơn.
Chào chị. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Trong thời kỳ mang thai nếu người mẹ không may mắc bệnh Zika trong vòng 3 tháng đầu cảu thai kỳ thì khi trẻ sinh ra có thể dị tật bẩm sinh như sau:
- Dị tật ở mắt
- Suy giảm tăng trưởng
- Mất thính lực
- Đặc biệt gây biến chứng dị tật đầu nhỏ trẻ sơ sinh sẽ có đầu và não nhỏ bất thường.
Còn bệnh sốt xuất huyết: Thời kỳ mang thai mẹ không may mắc sốt xuất huyết thì đứa trẻ sinh tra không bị nhiễm.
Trân trọng cảm ơn.
Xin cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Khi nghi ngờ bị bệnh SXHD cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, tránh tự điều trị không đúng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
2. Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng, tuy nhiên cần phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời. Trong đó nên khuyến khích bù dịch sớm bằng đường uống: uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối.
3. Đối với sốt xuất huyết Dengue trên cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, người béo phì, người cao tuổi; có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận, …; người sống một mình hoặc nhà ở xa cơ sở y tế thì nên cho nhập viện theo dõi điều trị.
Ngoài ra, những trường hợp có các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như: Vật vã, lừ đừ, li bì; Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; Nôn - nhiều; Xuất huyết niêm mạc; Tiểu ít.... Các trường hợp này yêu cầu phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và xử trí kịp thời tùy theo diễn biến của bệnh.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào anh/chị!
1. Hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin viêm gan B được chủng ngừa cho trẻ em theo lịch như sau:
- 01 mũi viêm gan B sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu sau sinh).
- 3 mũi vắc xin 5 trong 1 (có thành phần viêm gan B) vào các tháng tuổi thứ 2, 3, 4.
2. Nếu tiêm đầy đủ ( 03 mũi cơ bản và các mũi nhắc lại sau 5 năm), khả năng bảo vệ không bị bệnh viêm gan B được bền vững.
Trân trọng.
Người đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác (Có 4 typ vi rút Dengue). Do vậy vẫn bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
Xin cảm ơn
Xin cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
1.Gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue bởi vì:
- Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4. Sốt xuất huyết Dengue do vi rút Dengue gây nên, khác với các bệnh sốt xuất huyết do các tác nhân khác gây nên.
- Biểu hiện của bệnh: sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng khác như nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn; da xung huyết, phát ban; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; vật vã, li bì; đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan...
2. Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.
Bệnh SXHD hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Cũng giống như các bệnh sốt nhiễm siêu vi, khi mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường sau 1 tuần là khỏi. Tuy nhiên tùy theo sức đề kháng của cơ thể, cách chăm sóc và điều trị người bệnh, hoặc bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn và quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Xin chào anh/chị.
Việc tiêm hai hay nhiều loại vắc xin cho trẻ em trong cùng một buổi tiêm không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và không làm biến đổi khả năng sinh kháng thể miễn dịch của mỗi vắc xin. Tuy nhiên, khi tiêm nhiều loại vắc xin trong cùng một buổi thì cần tiêm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể của trẻ.
Anh/chị nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để được nhân viên y tế kiểm tra và tư vấn loại vắc xin phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Trân trọng cảm ơn./.
Xin cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi Aedes aegypti. Bệnh SXHD phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.
- Tác nhân gây bệnh: do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 típ huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4.
- Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút. Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8-12 ngày sau hút máu có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.
- Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
2. Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti.
Bệnh SXHD hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD.
Lăng quăng/bọ gậy và muỗi Aedes là véc tơ làm lan truyền mầm bệnh, nhưng ổ lăng quăng trong các hộ gia đình rất đa dạng: Quạt nước, máng nước chăn nuôi, xô/chậu/chum/vại/bể đựng nước sinh hoạt, bình cắm hoa, lốp xe hỏng, phế thải... vì vậy để khống chế được SXHD trước hết mỗi gia đình cần chủ động kiểm tra và loại bỏ tất cả các ổ chứa lăng quăng tại gia đình mình.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào bạn.
Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch....Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Xin chào anh/chị.
Trẻ em cần đảm bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin phòng bệnh được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các vắc xin cần thiết theo độ tuổi. Vắc xin phòng cúm cũng là một trong những loại vắc xin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ, tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ được chỉ định tiêm vắc xin phòng bệnh thích hợp.
Trân trọng cảm ơn./.
Chào anh/chị!
Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin 5 trong 1 chỉ tiêm 3 liều cơ bản, không có mũi nhắc lại. Nhưng trẻ đủ 18 - 23 tháng sẽ được tiêm nhắc 01 mũi vắc xin DPT ( Bạch hầu - ho gà - uốn ván) và 01 mũi Sởi - Rubella tại các Trạm Y tế.
Trân trọng.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
- Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do muỗi Aedes truyền, ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Vi rút Zika thuộc nhóm Flavivirus,họ Flaviviridae, cùng nhóm với các vi rút sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, sốt vàng và sốt Tây sông Nile. Vi rút Zika được phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus vào năm 1947 tại rừng Zika thuộc Uganda.
- Biểu hiện bệnh: Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến một tuần.Là trường hợp có phát ban và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau:
+ Sốt, thường dưới 38,50C.
+ Viêm kết mạc mắt sung huyết, không mủ.
+ Đau khớp, phù quanh khớp.
+ Đau cơ.
Các biểu hiện triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày.
Xin cảm ơn.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh lưu hành địa phương ở Việt Nam, nhất là các tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung.
Cảm ơn câu hổi của bạn.
Xin chào anh/chị.
Vắc xin phòng bệnh cúm giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm, làm giảm tỷ lệ phải nhập viện và thậm chí làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan tới cúm ở trẻ em, những người từ đủ 6 tháng tuổi trở lên cần phải được sử dụng vắc xin này hàng năm. Trường hợp cháu được 37 tháng tuổi đã đủ tuổi theo chỉ định cần tiêm ngừa vắc xin phòng cúm, anh/chị nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn để được cán bộ y tế xem xét và chỉ định các loại vắc xin thích hợp.
Trân trọng cảm ơn./.
Chào chị.
Trẻ nam cũng phải tiêm vắc xin phòng bệnh rubella vì lý do:
- Vắc xin phòng bệnh Rubella thường ghép chung với vắc xin Sởi, quai bị, Rubella hoặc Sởi rubells, không có vắc xin riêng.
- Bệnh sởi và rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả và phòng hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ em.
- Bệnh có thể gây các biến chứng nặng và nguy hiểm như viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh.
Xin cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Đề phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika cần phải:
- Hạn chế đến các vùng đang có dịch khi không cần thiết.
- Người đang sinh sống ở vùng có dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Thường xuyên diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi; ghường xuyên ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác, chống muỗi đốt.
Đến nay bệnh do vi rút Zika chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
Cảm ơn câu hổi của anh.
Xin cảm ơn quý vị đã đặt câu hỏi. Câu hỏi về Bệnh viêm màng não do não mô cầu, chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, ... trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%. Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.
Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân.
Bệnh do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
2. Hiện nay có 2 loại vắc-xin não mô cầu là AC và BC được sử dụng để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin não mô cầu giúp tạo miễn dịch chủ động trong việc phòng ngừa bệnh viêm màng não do mô cầu Meningococcal thuộc nhóm huyết thanh có trong vắc xin. Vì vậy tốt nhất là cho trẻ tiêm vắc xin não mô cầu đủ liều, đúng lịch để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm não mô cầu gây ra. Tại Bình Định hiện sử dụng vắc xin não mô cầu BC, Vắc-xin não mô cầu BC được sử dụng cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi tới người 45 tuổi, đặc biệt những người có nguy cơ cao. Liều tiêm gồm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên khoảng 6 - 8 tuần.
Xin cảm ơn quý vị.
Chào anh/chị!
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay.
Hiện nay, đối với mỗi bệnh có nhiều loại vắc xin được sản xuất, anh/chị có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng tùy theo lứa tuổi của bé.
Anh/chị nên đưa trẻ đến cơ sở y tế (Trạm Y tế, các cơ sở tiêm chủng) để được cán bộ y tế tư vấn rõ hơn.
Trân trọng.
Chào anh/chị!
Vắc xin Priorix và vắc xin Pentaxim có thể được chỉ định tiêm cùng 1 lúc nhưng phải tiêm khác vị trí.
Đối với vắc xin Pentaxim, các mũi tiêm cơ bản cần cách nhau tối thiểu 01 tháng.
Mũi tiêm Pentaxim nhắc lại trong năm tuổi thứ 2.
Trân trọng.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Theo lịch tiêm chủng của Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin Viêm não Nhật Bản mũi 1 khi đủ 1 tuổi, mũi thứ 2 cách 1-2 tuần sau lần 1 và mũi thứ 3 cách 1 năm sau mũi 2.
Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì vậy, hiện tại cháu 16 tháng tuối anh/chị có thể đưa cháu đến các Trạm Y tế xã/phường để được cán bộ y tế tư vấn, tiêm chủng và hướng dẫn theo quy định của chương trình.
Trân trọng cảm ơn./.
Chào bạn.
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với típ vi rút Dengue khác, bệnh nhân có thể sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
Xin cảm ơn.
Chào bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Dị tật đầu nhỏ là: Hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là: Là tình trạng trẻ sơ sinh có kích thước vòng đầu được đo trong vòng 24 giờ sau khi sinh nhỏ hơn trung bình trừ đi 2 độ lệch chuẩn (-2SD) theo tuổi và giới.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Hiện nay, vắc xin dịch vụ có nhiều loại nên các bà mẹ cần mang theo phiếu/số tiêm chủng của con mình để cán bộ y tế biết được trẻ đã tiêm những vắc xin gì và có chỉ định tiêm đúng cho trẻ.
Trân trọng cảm ơn.
Chào anh/chị!
Trong thời kỳ có thai, người mẹ cần tiêm phòng vắc xin phòng bệnh uốn ván càng sớm càng tốt.
Trong quá khứ:
+ nếu chị đã tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván thì lần mang thai này chỉ cần tiêm 01 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván.
+ nếu chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh uốn ván, thì trong lần mang thai này cần tiêm 02 mũi vắc xin uốn ván, mỗi mũi cách nhau ít nhất 01 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày.
Lần thai sau, chỉ cần tiêm 01 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván.
Trân trọng.
Chào chị. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do muỗi Aedes truyền, cùng véc tơ truyền bệnh với bệnh sốt xuất huyết Dengue, ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Vi rút Zika được phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus vào năm 1947 tại rừng Zika thuộc Uganda. Ổ chứa vi rút và thời kỳ lây truyền của bệnh hiện nay chưa được hiểu biết đầy đủ. Khoảng 60% đến 80% các trường hợp nhiễm vi rút Zika không có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến một tuần. Người bệnh có biểu hiện như phát ban trên da, sốt, viêm kết mạc, đau khớp, phù quanh khớp, đau cơ. Các biểu hiện triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Khoảng 80% trường hợp nhiễm vi rút Zika không có triệu chứng, nhưng đáng lưu ý là sự gia tăng các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh ở những khu vực có dịch bệnh lưu hành. Kết quả của các nghiên cứu sơ bộ cho thấy vi rút Zika là nguyên nhân gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng Guillain-Barré. Đến nay, bệnh do vi rút Zika chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Để phòng bệnh cần thực hiện các nội dung sau:
1. Nếu trong khu vực đang sống có bệnh do vi rút Zika, hoặc người đến/ở/về từ quốc gia có dịch, cần chủ động tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.
2. Bệnh do muỗi Aedes (cùng với muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue) nên bản thân và vận động người dân xung quanh thường xuyên áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi; thường xuyên ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác phòng, chống muỗi đốt. Phối hợp chính quyền và cơ quan y tế địa phương thực hiện tốt các đợt diệt lăng quăng/bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi để loại trừ véc tơ truyền bệnh.
3. Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch... Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân.
4. Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đến/ở/về từ vùng dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày và khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
5. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika của Bộ Y tế, trong đó có danh sách các vùng đang có dịch trong nước và thế giới trên website: http://moh.gov.vn, http://vncdc.gov.vn và các nguồn thông tin chính thức khác.
Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm vi rút Zika ở phụ nữ đang mang thai, có thể liên hệ cơ quan y tế để sàng lọc phát hiện các trường hợp hội chứng đầu nhỏ bằng siêu âm thai, tuy nhiên thường phải từ tuần thai thứ 28 trở đi mới có thể phát hiện được.
Trân trọng cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Biểu hiện của bệnh nhân sốt xuất huyết:
1. Sốt cao tiên tục từ 2-7 ngày, đau đầu, chán ăn, buồn nôn
2. Đau nhức mỏi cơ, khớp, nhức 2 hố mắt, da sung huyết, phát ban
3. Đau vung gan hoặc ấn đau vùng gan
4. Có các biểu hiện xuất huyết: chảy máu cam, chảy máu chân răng, nếu nặng có biểu hiện nôn ra máu, đi ỉa phân đen,...
Trân trọng cảm ơn.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
- Bệnh sốt xuất huyết hiện tại chưa có thuốc điều trị. Nên bệnh có thể tự khỏi nhưng có sự theo dõi sức khỏe và hỗ trợ sức đề kháng cho cơ thể.
- Bệnh nhân vẫn tắm, giữ cơ thể sạch sẽ.
Trân trọng cảm ơn.
Chào chị!
Đối với trường hợp cháu đã được chủng ngừa 01 vắc xin phòng bệnh lao và 01 mũi vắc xin 6in1. Như vậy, cháu đã được bảo vệ phòng bệnh lao. Riêng đối với vắc xin 6in1 thì chưa được bảo vệ, chị nên tiếp tục chủng ngừa cho bé 2 mũi 6in1 nữa theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Với tình hình sức khỏe hiện nay, chị nên đưa cháu đến điểm tiêm chủng để được Y Bác sỹ thăm khám và chỉ định được hay không được tiêm chủng.
Trân trọng.
Chào anh. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Cháu mới có 8 tháng 10 ngày, phải đợi cháu đủ 9 tháng đưa cháu đi tiêm mũi sởi , 18 - 24 tháng tiêm Bạch hầu, ho gà uốn ván và tiêm nhắc mũi sởi tại trạm y tế xã. Ghi chú: Nếu trẻ muốn tiêm chủng những mũi tiêm dịch vụ thì sau 12 tháng cho trẻ đi tiêm Sởi-Quai bị-Rubella, thủy đậu, não mô cầu BC, Phế cầu, ...Mỗi loại vắc xin tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.
Xin cảm ơn!