Làng nghề nón ngựa

Làng nghề nón ngựa
Làng nghề nón ngựa
Làng nghề nón ngựa
Chiếc nón ngựa làm một cách khéo léo và tỉ mẫn.
Lang_nghe_non_ngua_1_086f6
Lang_nghe_non_ngua_2_b194b
Giới thiệu
Giá: 50.000-400.000 đồng/chiếc
Địa chỉ: Làng Phú Gia, Xã Cát Tường, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định

Nón ngựa là một trong những đặc sản của quê hương Bình Định. Hiện nay, ở Cát Tường, huyện Phù Cát có khoảng 120 hộ có nghề làm nón ngựa. Ngoài Phú Gia, những thôn lân cận như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là ở Phú Gia, với khoảng 70 – 80 hộ làm, chiếm 10% tổng số hộ của thôn. Theo những người cao niên ở làng thì tuy nghề làm nón ngựa ở đây vẫn được tiếp tục duy trì nhưng dường như những chiếc nón đẹp và sắc sảo như cách đây vài chục năm ngày càng hiếm. Một chiếc nón ngựa thường phải qua bốn công đoạn:

- Tạo sườn mê: Rễ cây giang lấy từ trên núi đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn.

- Thắt nang sườn: Đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện để cho những người thợ làm nón bình thường thực hiện tiếp các công đoạn sau.

- Thêu hoa văn trên sườn: Thông thường được thêu hoa văn theo các đề tài long, lân, quy, phụng; lưỡng long tranh châu; mai lan cúc trúc; câu thơ; câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.

- Công đoạn cuối cùng là lợp lá chằm chỉ. Lá kè tươi phải được hái về từ vùng núi Vĩnh Thạnh, Gia Lai sẽ được xử lý công phu, tướt bỏ sống lá, phơi khô trong bóng râm, đặt trên chậu lửa và lồng tre để xông lá cho chín, sau đem ra ngoài trời phơi sương, hơ lửa để vuốt cho lá được thẳng, phẳng. Người thợ dùng kéo chuyên dụng có bản mỏng, lưỡi dài để cắt lá thành từng miếng nhỏ theo chiều cao nón. Xếp chồng mép mí lá bủa (xòe) đều xung quanh sườn nón từ đỉnh xuống. Chằm (khâu) lá vào sườn nón, chỉ chằm nằm dưới mí lá nên nhìn bên ngoài không thấy đường chằm. Chằm xong, người thợ cắt bỏ những sợi chỉ thừa dính trên bề mặt nón và không quên trang trí một đùm chỉ ngũ sắc ở đỉnh nón.

Tin nổi bật Tin nổi bật