Lễ Hội làng Rèn Tây Phương Danh

Lễ Hội làng Rèn Tây Phương Danh
Lễ Hội làng Rèn Tây Phương Danh
Lễ Hội làng Rèn Tây Phương Danh
Lễ Hội làng Rèn Tây Phương Danh
55481e9c02f270190986c3e3_7ea20
bd__2__23d23
bd__1__72193
bd_88138
Giới thiệu
Thời gian tham quan tại 1 điểm: 90 phút
Địa chỉ: Thôn Tây Phương Danh, Thị trấn Đập Đá, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định

Để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn trên đất này, hằng năm, người dân Tây Phương Danh đã đồng tâm hợp lực tổ chức một lễ hội gọi là Lễ hội làng rèn, kéo dài suốt 3 ngày kể từ ngày 12-2 âm lịch! Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang hành nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người đang hành nghề rèn trên toàn tỉnh. Ngoài ra lễ hội còn thu hút sự tham gia của những nghề có liên quan đến nghề rèn như nghề sắt. Có nhiều hộ đã mang nghề truyền thống của làng mình đi lập nghiệp phương xa cũng không bỏ lỡ dịp này, sắp xếp về quê để kịp trẩy hội cùng bà con. 

Ảnh Ban Lễ bái Tổ sư nghề rèn. Người mặc áo dài đỏ hoa vàng là chánh bái.

Các bô lão đang dâng hương lên cụ tổ nghề của làng

Biểu diễn nghệ thuật trong ngày Hội làng rèn

Đúng 4 giờ sáng ngày 12-2 âm lịch, các vị bô lão trong làng nghề trang trọng trong những bộ lễ phục truyền thống với sự có mặt của hàng ngàn người dân trong nghề, tất cả đều trang nghiêm đứng trước bàn thờ Tổ và các bậc tiền hiền khai sinh ra nghề, đồng thanh khấn nguyện cho quốc thái dân an, bày tỏ lòng biết ơn của những thế hệ được thừa hưởng nghề đối với tiền nhân và cầu xin cho sự phồn vinh luôn ưu ái với nghề rèn. Sau đó, cả một vùng nông thôn tưng bừng hẳn lên trong suốt 3 ngày đêm với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi như: Hát bộ truyền thống, các trò chơi dân gian (kéo co, đập ấm...) và các chương trình văn nghệ quần chúng của lực lượng thanh niên.

Về Phương Danh trong những ngày diễn ra lễ hội, khách thăm sẽ được nhìn thấy một vùng quê rạng rỡ với những con đường làng được dọn dẹp phong quang, tất cả mọi căn nhà đều tinh tươm, nam thanh nữ tú với những bộ trang phục đẹp rộn ràng khắp các nẻo đường đi trẩy hội. Và đặc biệt, nhà nào cũng hương khói ấm áp tưởng nhớ cụ tổ của nghề rèn. Từ năm 2003, ngành Văn hóa tỉnh đã đầu tư kinh phí cho làng rèn cũng như hướng dẫn cách tổ chức lễ hội nên từ đó đến nay những hoạt động của lễ hội đã diễn ra quy mô hơn.

Tin nổi bật Tin nổi bật