Chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ, sạt lờ đất
Ảnh minh họa
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định, trong 12 giờ qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp nhiễu động gió đông trên cao nên khu vực tỉnh Bình Định đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa từ 19h đến 15h ngày 09/12/2018 bình quân 140mm, mưa lớn ở hồ Trọng Thượng 345mm, hồ Vạn Hội 317mm, An Hòa 420mm, hồ Kim Sơn 291mm, Bồng Sơn 188mm, hồ Định Bình 220mm, Tây Xuân 313mm, đập Hầm Hô 280mm, hồ Núi Một 392mm, hồ Đá Mài 238mm, hồ Long Mỹ 214mm.
Mực nước lũ trên các sông trong tỉnh đang lên. Mực nước lúc 16 giờ ngày 09/12 trên sông An Lão tại An Hòa 22,16m trên báo động I 0,16m; trên sông Lại Giang tại Bồng Sơn 7,23m trên báo động II 0,23m; trên sông Kôn tại Vĩnh Scm 69,57m dưới báo động I 0,43m, tại Bình Nghi 16,91m trên báo động I 0,41m, tại Thạnh Hòa 7,77m trên báo động II 0,77m. Mưa lớn đã gây ngập lụt tại xã An Hòa, huyện An Lão làm 92 hộ bị ngập sâu 0,5m. Các xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Tín, An Mỹ (huyện Hoài Ân) đã bị ngập 1.195 hộ. Trên QL19 nước tràn qua tại 03 vị trí xã tại Khu công nghiệp Nhơn Hòa, xã Nhơn Tân và Nhơn Thọ.
Để chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ, sạt lờ đất gây ra, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các sở, ngành; Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các huyện, thị xã, thành phố:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền và người dân nhất là vùng ven sông, suối, vùng trũng thấp để chủ động các biện pháp phòng tránh.
- Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai, công trình đê điều, hồ đập; kiểm soát chặt chẽ việc điều tiết của các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du; sẵn sàng vận hành công trình tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra, đề phòng ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra mưa lón.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao bị ngập sâu, chia cắt, lũ quét, sạt lờ đất, sẵn sàng phương án sơ tán người dân, tài sàn đến nơi an toàn.
- Phân công cụ thể, bố trí lực lượng canh gác tại các vị trí ngầm, tràn giao thông bị ngập sâu, nước cháy xiết; bố trí lực lượng, kiểm soát chặt chẽ các bến đò ngang, dò dọc, khu vực đường bị ngập ... để hướng dẫn người, phương tiện qua lại.
- Rà soát việc chuẩn bị theo “phương châm 4 tại chỗ”, chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm để sẳn sàng ứng phó với các tình huống.
- Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường hướng dẫn bà con nông dân: đối với trên chân 3 vụ lúa, diện tích đã ngâm ủ giống chưa gieo sạ, hướng dẫn bảo quản giống, chờ nước rút đến đâu mới tiến hành gieo sạ; đối vời chân 2 vụ lúa, kéo dài đến ngày l5/12 mới tiến hành ngâm, ủ giống và gieo sạ.
- Duy trì lực luợng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện An Lão và Hoài Ân chủ động triển khai phương án di dời dân vùng ngập sâu, chia cắt.
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống lũ, lụt, nắm vững thông tin và thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo.
Hữu Phước