Hỗ trợ nước tưới phục vụ sản xuất ứng phó với hạn hán
Nông dân bơm nước chống hạn - Ảnh minh họa.
Theo đó, các địa phương, chủ công trình chủ động sử dụng nguồn thủy lợi phí được cấp bù, kinh phí dự phòng từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để nạo vét kênh mương, cửa lấy nước hồ chứa, trạm bơm, tu bổ sửa chữa công trình, đào ao, khoan đào giếng, đắp đập bổi để tích tạo nguồn nước theo các mục tiệu cụ thể: Hỗ trợ 100.000đ/m3 nếu thi công bằng thủ công và 20.000đồng/m3 nếu thi công bằng cơ giới đối với nạo vét hồ chứa, trạm bơm, kênh chính theo khối lượng thực tế; Hỗ trợ bơm bổ sung ngoài định mức bằng tiền tương đương lượng điện hoặc dầu bơm vượt mức. Định mức tiêu hao năng lượng 01 đợt tưới là 60KW/ha cho bơm điện và 7 lít/ha cho bơm dầu. Hỗ trợ không quá 6 đợt tưới/vụ; Hỗ trợ thực tế kinh phí tối đa cho chi phí đào ao, đào giếng để tưới từ 04 ha trở lên không quá 6 triệu đồng/ao.
Hỗ trợ chi phí khoan giếng đường kính ống 60mm, cấp nước tối thiểu cho 3ha, khoảng cách giếng tối thiểu 350m, tính theo chiều sâu khoan thực tế, mức hỗ trợ 150.000đồng/giếng khoan; Hỗ trợ chi phí khoan giếng đường kính 42mm, mức hỗ trợ 1 triệu đồng/giếng để tưới cho 1ha. Hạn chế khoan giếng mới, ưu tiên sửa chữa giếng cũ đã có.
Hỗ trợ 2 triệu đồng/đập để đắp đập tạm, đập bổi tưới từ 5ha trở lên và hỗ trợ 1,5 triệu đồng/đập để tưới từ 2 đến 5ha. Đối với các trường hợp chống hạn khẩn cấp do UBND tỉnh quyết định riêng.
Các huyện miền núi, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí; huyện Hoài Ân ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách huyện 30%; Các huyện còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí, ngân sách địa phương hỗ trợ 50% kinh phí còn lại ./.
HOÀNGNAMQUỐC