A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh

(binhdinh.gov.vn)-UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1147/UBND-KT về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.


Ảnh minh họa

Năm 2012, ngành công thương Bình Định thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) đạt 8.056 tỷ đồng, tăng 8,1%. Có được kết quả này là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành CN mà tỉnh đang có lợi thế, như may mặc, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy sản xuất khẩu… Năm 2013, ngành Công thương Bình Định tiếp tục chọn các ngành CN thế mạnh này làm khâu đột phá, để thực hiện mục tiêu nâng giá trị SXCN toàn tỉnh lên 8.860 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2012. Giám đốc Sở Công thương Bình Định Nguyễn Kim Phương cho biết: việc tập trung phát triển các ngành CN đang có lợi thế sẽ khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần phát triển CN một cách bền vững. Cụ thể, đối với ngành may mặc, năm 2012 đã thực hiện kim ngạch xuất khẩu gần 28 triệu USD, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2011, mục tiêu đến năm 2015 sẽ tăng trưởng gấp đôi so với hiện nay. Giám đốc Nhà máy May Phù Mỹ Lê Quang Lương cũng cho biết: để phát triển ổn định, trong thời gian tới, bên cạnh việc mở rộng sản xuất, nhà máy sẽ tập trung đầu tư chiều sâu.
Theo đó, sẽ chuyển dịch sản xuất từ đơn hàng có giá trị thấp và trung bình sang đơn hàng có giá trị cao; tập trung nâng cao tỷ lệ làm hàng xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng). Ngành có sự tăng trưởng khá ấn tượng, với tốc độ tăng bình quân 56,7%/năm là chế biến thức ăn chăn nuôi. Bình Định có nhiều điều kiện để phát triển mạnh ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ vào những lợi thế như nguồn nguyên liệu phong phú với trữ lượng lớn… Với những lợi thế này, mục tiêu đề ra đến năm 2015 ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn của Bình Định. Đối với ngành chế biến thủy sản, các năm qua cũng có sự phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 15%/năm. Để tiếp tục phát triển, trong giai đoạn 2013-2015, ngành này sẽ phát huy hết 100% công suất của các nhà máy hiện có; đầu tư xây dựng mới một số nhà máy chế biến thủy sản ở huyện Phù Cát và Hoài Nhơn với tổng công suất 5.000 - 6.000 tấn/năm và 1 nhà máy ở Quy Nhơn với công suất khoảng 4.000 tấn/năm.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục xác định công tác bảo đảm trật tự ATGT là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 25/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (Khóa XIX) về tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, thường xuyên các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT tại Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 07/KH-BATGT ngày 16/02/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh về triển khai Năm An toàn giao thông 2017 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Xây dựng văn hoá giao thông trong Thanh, Thiếu niên”, với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; kiểm soát chặt chẽ tình trạng cơi nới khung xe, gầm xe để chở hàng quá tải trọng. Thanh tra, kiểm tra các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chú trọng quản lý xe hoạt động vận tải theo hình thức Hợp đồng, xe dù. Giao Sở Y tế chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm y tế trong tỉnh tăng cường công tác sơ cấp cứu, vận chuyển người bị tai nạn giao thông tại hiện trường đến các cơ sở y tế; cấp cứu kịp thời, tích cực điều trị các trường hợp chấn thương do tai nạn giao thông. Giao Sở Nội vụ hướng dẫn đưa tiêu chí an toàn giao thông là một trong những tiêu chí xét thi đua hàng năm của các đơn vị, địa phương. Đơn vị, địa phương nào có người vi phạm trật tự ATGT khi có thông báo thì xử lý nghiêm người vi phạm và không xem xét thi đua. Địa phương nào để gia tăng tai nạn giao thông thì Chủ tịch UBND địa phương nơi đó phải kiểm điểm trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, giao Ban An toàn giao thông tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch hoạt động Năm An toàn giao thông 2017 đối với các đơn vị, địa phương. Thường xuyên kiểm tra, đề nghị đơn vị quản lý sửa chữa các đoạn tuyến Quốc lộ bị hư hỏng; chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, chính quyền địa phương khẩn trương rà soát các vị trí không đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh (như: các ngã ba, ngã tư, điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ,…) để phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời. Định kỳ, tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành đánh giá, rà soát tình hình tai nạn giao thông, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục; đôn đốc, nhắc nhở và yêu cầu các địa phương có tai nạn giao thông tăng phải thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông gia tăng; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Chủ tịch UBND tỉnh biết, chỉ đạo./.

Hữu Phước


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật