Tăng cường năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tỉnh Bình Định, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030
Ảnh minh họa
Theo đó, mục tiêu chung là hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản. Đến năm 2020,100% cán bộ làm công tác quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản các cấp được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; đầu tư, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm của Ngành nông nghiệp nhất là Trạm Chẩn đoán xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y; đầu tư nâng cấp theo từng giai đoạn để đạt chuẩn ISO đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Các chỉ tiêu đối với từng lĩnh vực, cụ thể: trồng trọt từ 90% trở lên vùng sản xuất rau, củ, quả tập trung được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện ATTP; 80% cơ sở sản xuất rau, củ, quả nhỏ lẻ có cam kết đảm bảo ATTP; chăn nuôi từ 90% trở lên trang trại chăn nuôi được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y và ATTP; trên 80% chăn nuôi nông hộ cam kết đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP. 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y và ATTP; từ 80% trở lên cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phân tán được cam kết đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP; Thủy sản từ 90% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra xếp loại đủ điều kiện ATTP; từ 80% trở lên cơ sở nuôi trồng thủy sản do cấp huyện quản lý được ký cam kết đảm bảo ATTP. Từ 80% trở lên tàu cá từ 90 CV trở lên được kiểm tra xếp loại đủ điều kiện ATTP; từ 50% trở lên tàu cá dưới 90CV có cam kết đảm bảo ATTP; Sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản từ 80% trở lên cơ sở có đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện ATTP; từ 60% trở lên cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản do cấp huyện quản lý có cam kết đảm bảo ATTP; Sản xuất, chế biến muối 100% vùng sản xuất muối tập trung và cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến muối có đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện ATTP; từ 80% trở lên cơ sở sản xuất muối do cấp huyện quản lý có cam kết đảm bảo ATTP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Định hướng đến năm 2030, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản từ tỉnh đến cơ sở được triển khai theo các quy định hiện hành của Nhà nước, cán bộ thực thi nhiệm vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm được hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý chất lượng ATTP; Đạt trên 95% đối với các chỉ tiêu đã đạt 90% ở giai đoạn 2015-2020 của từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, muối và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản do cấp tỉnh quản lý được kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Các chỉ tiêu khác đạt từ 90% trở lên.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ban, ngành đoàn thể liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án; Tham mưu các chính sách, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, kế hoạch, chương trình hành động... liên quan đến quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản trình UBND tỉnh xem xét ban hành; Căn cứ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản theo đúng quy định; Chủ trì giám sát, thanh tra, kiểm tra công nhận đảm bảo chất lượng ATTP; hướng dẫn truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thuỷ sản không đảm bảo chất lượng ATTP; quản lý và tổ chức hoạt động kiểm nghiệm phục vụ quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản; Phối hợp với các sở ngành, đoàn thể có liên quan và các địa phương trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý chất lượng và ATTP nông lâm thủy sản...
Yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thủy sản. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về ATTP trong nhân dân; kiểm nghiệm, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm không đảm bảo ATTP trong quá trình lưu thông, chế biến, phân phối ... Các tổ chức đoàn thể, cơ quan báo, đài,
Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội người tiêu dùng, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác vận động, tuyên truyền hội viên và nhân dân tham gia quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
Yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng ATTP nông lâm thuỷ sản tại địa phương. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác kiểm tra, thanh tra, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm không đảm bảo ATTP. Xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản vi phạm ATTP; Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ATTP trong nhân dân; kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp gây mất ATTP. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản coi trọng việc đảm bảo chất lượng ATTP nông lâm thủy sản và muối trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, SSOP, HACCP…; củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nông lâm thủy sản./.
Hữu Phước