|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh

(binhdinh.gov.vn) - Ngày 6/8, UBND tỉnh ban hành văn bản số 5261/UBND-VX về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa

Theo văn bản, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt quản lý chặt chẽ thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thang máy, cần trục, bình chứa khí nén… trên địa bàn tỉnh như đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2808/LĐTBXH-ATLĐ ngày 29/7/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Cụ thể, tập trung nguồn lực cho công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động bao gồm cả khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, cải thiện điều kiện lao động nhằm chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động nói riêng, của người dân nói chung góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động. Công khai thông báo các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường thực hiện thanh tra chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như: khai thác khoáng sản, khai thác đá, xây dựng, quản lý sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công khai thông báo các vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng; xử lý nghiêm những vi phạm về an toàn lao động; kiên quyết khởi tố các vụ tai nạn nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người do vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động; quản lý chặt chẽ thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (đặc biệt thiết bị có tác động rộng lớn đến xã hội như thang máy, cần trục, bình chứa khí nén...); bố trí nguồn lực cho thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương theo Điều 89 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Nghị định số 110/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, nghiệp vụ chuyên môn an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng thanh tra chuyên ngành; thực hiện và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật An toàn, vệ sinh lao động, trong đó chú trọng khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động./.

KY


Tin nổi bật Tin nổi bật