|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trên 1,4 triệu trang văn bản Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định giai đoạn 1975 – 2010 sẽ được số hóa

(binhdinh.gov.vn) - Nhằm chuyển đổi việc khai thác tài liệu lưu trữ lịch sử ở dạng giấy sang khai thác dưới dạng dữ liệu số, giúp cho việc khai thác cung cấp thông tin được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian; góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ tài liệu; thực hiện quản lý thống nhất, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng hiệu quả tài liệu lưu trữ được số hóa; giảm thiểu sự xuống cấp về mặt vật lý và hóa học của tài liệu gốc do phải lưu thông thường xuyên trong quá trình khai thác, sử dụng; UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện số hóa tài liệu Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định giai đoạn 1975 – 2010.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo Kế hoạch, tài liệu đưa ra số hóa tập trung là tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các Phông thuộc các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành thuộc tỉnh từ năm 1975 - 2010 đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh và được khảo sát, thống kê, lập Danh mục cụ thể của từng Phông theo mỗi huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành. Có giá trị phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng đối với tổ chức, người dân để thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành, giải quyết các chế độ, chính sách liên quan đối với người có công cách mạng…

UBND tỉnh yêu cầu việc số hóa tài liệu phải đảm bảo thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 – 2025” và Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử. Tài liệu lưu trữ được số hóa phải là tài liệu có tính pháp lý, có giá trị lịch sử đang được bảo quản, lưu giữ tại Kho Lưu trữ lịch sử tỉnh; đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng; đảm bảo có các bản sao lưu dự phòng tài liệu lưu trữ gốc và hỗ trợ việc thực hiện duy tu, bảo dưỡng, kiểm soát tài liệu; đảm bảo tính trung thực của hồ sơ, tài liệu, tuân thủ các quy trình, kỹ thuật do phần mềm cung cấp.

Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đạt hiệu quả; định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn Sở Nội vụ thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo quy định. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn về công tác bảo đảm an toàn thông tin trong Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ của các Phông Lưu trữ lịch sử tỉnh sau khi tài liệu được số hóa.

Kim Loan


Tin nổi bật Tin nổi bật