A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện

UBND huyện đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Phòng Y tế huyện; Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Trung tâm Y tế huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện tại Văn bản số 592/UBND-KTN ngày 19/4/2024.

Hiện nay, trên địa bàn huyện tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài; tổng đàn chó, mèo của huyện hơn 16.530 con, tỷ lệ tiêm phòng vaccine Dại hàng năm còn thấp, nguy cơ bùng phát bệnh Dại chó, mèo trên địa bàn huyện trong thời gian đến là rất cao. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2308/UBND-KT ngày 01/4/2024 về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện đề nghị các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tục quán triệt triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 15/3/2024; chỉ đạo của Bộ Y tế tại Văn bản số 1208/BYT-DP ngày 15/3/2024 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại; chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 1905/UBNDKT ngày 15/3/2024 tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 07/3/2024 của UBND huyện về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024 trên địa huyện.
2. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
- Tham mưu UBND huyện thành lập Tổ Công tác liên ngành, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức tiêm phòng bệnh Dại và công tác quản lý chó, mèo nuôi tại các địa phương, nhất là các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng thấp; báo cáo UBND huyện những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo, xử lý kịp thời.
- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai công tác quản lý chó, mèo nuôi, thống kê tổng đàn, tiêm phòng; tổ chức bắt chó thả rông và các biện pháp phòng chống bệnh Dại; đôn đốc, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện tại các địa phương.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Trung tâm Y tế huyện dự trù kinh phí phòng, chống bệnh Dại trình UBND huyện xem xét, phê duyệt.
3. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện
- Phân công lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn để hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tiêm phòng, phòng chống bệnh Dại; định kỳ báo cáo công tác phòng, chống bệnh Dại, tổng hợp số lượng vật nuôi, kết quả tiêm phòng vaccine Dại chó, mèo và khó khăn vướng mắc do chủ quan, khách quan, báo cáo UBND huyện chỉ đạo.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp chó, mèo mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại hoặc người bị chó, mèo mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại cắn, cào, liếm vào vùng da bị tổn thương, niêm mạc, người bị phơi nhiễm; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; cung cấp nội dung tuyên truyền về mối nguy hại của bệnh Dại, các dấu hiệu nhận biết chó, mèo mắc bệnh Dại, vaccine sử dụng và các quy định, biện pháp quản lý chó, mèo nuôi… cho các cơ quan liên quan, phục vụ công tác tuyên truyền.
4. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai công tác phòng, chống bệnh Dại ở người; chủ động đảm bảo đầy đủ vaccine phòng bệnh Dại và huyết thanh kháng Dại cho người; phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn, tư vấn người bị chó, mèo cắn, cào, liếm …cách xử trí vết thương ban đầu và phải đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.
- Chủ động phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị phơi nhiễm với chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại, phối hợp điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
5. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Phòng Y tế huyện tăng cường công tác tuyên truyền về mối nguy hại của bệnh Dại động vật, các quy định của pháp luật về tiêm phòng, quản lý chó mèo nuôi và phòng, chống bệnh Dại để người dân nâng cao ý thức và tự giác thực hiện.
7. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phối hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Y tế huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các ngành, địa phương tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại để học sinh chủ động phòng tránh và vận động gia đình thực hiện tiêm phòng Dại và quản lý chó, mèo nuôi.
8. UBND các xã, thị trấn
- Tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu các chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý, nhất là việc khai báo, tiêm vaccine và phòng, chống bệnh Dại; không để chó, mèo chạy rông, khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người… phải quản lý và thực hiện đầy đủ các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người xung quanh (đặc biệt đối với chó phải được đeo rọ mõm, có dây xích và người dắt) và bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác kê khai chăn nuôi theo quy định; thống kê chính xác số hộ nuôi và số lượng chó, mèo nuôi ở từng cấp thôn; yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, tiêm phòng; gắn trách nhiệm Trưởng cấp thôn và hội, đoàn thể trong công tác thống kê, tiêm phòng bệnh Dại.
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức thực hiện tiêm phòng vaccine Dại cho đàn chó, mèo, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng trên 70% tổng đàn theo quy định; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các hội, đoàn thể chỉ đạo các cấp hội trực thuộc chủ động phối hợp ngành Y tế, ngành Nông nghiệp, các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành các quy định phòng chống bệnh Dại, tự giác tiêm phòng định kỳ vaccine phòng Dại cho chó, mèo nuôi theo quy định.
10. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân nuôi chó, mèo Thực hiện nghiêm việc đăng ký nuôi chó, mèo với UBND xã, thị trấn; chấp hành tiêm vaccine phòng Dại cho chó, mèo; nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; khi đưa chó, mèo ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để chó, mèo cắn người; khi phát hiện chó, mèo có dấu hiệu bất thường, phải nhốt để theo dõi và báo cho nhân viên thú y cấp xã để phối hợp xử lý. 


Nguồn:tayson.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật