A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 

 

Ảnh minh họa.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là EVN) là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định 975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo dự thảo, ngành, nghề kinh doanh chính của EVN bao gồm: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

Bên cạnh đó, EVN còn kinh doanh các ngành nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính như: Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện; xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị nhà máy điện, thiết bị đường dây và trạm biến áp, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, trang bị bảo hộ lao động; đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực…

Bộ Công Thương đề xuất, tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, EVN có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu chấp thuận.

Vốn điều lệ của EVN tại thời điểm 31/12/2012 là 143.404 tỷ đồng. Theo dự thảo, việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi điều chỉnh vốn điều lệ, EVN phải đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của EVN gồm: Hội đồng thành viên EVN; kiểm soát viên; tổng giám đốc EVN; các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; bộ máy giúp việc của EVN. Trong đó, Hội đồng thành viên EVN có từ 5 - 9 thành viên, có nhiệm kỳ là 5 năm. 

Tổng giám đốc EVN là người đại diện theo pháp luật của EVN; điều hành hoạt động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên EVN phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên EVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc EVN do Bộ Công Thương bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc EVN là 5 năm.

Theo dự thảo, “Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” là nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, bao gồm: EVN (doanh nghiệp cấp I); các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo; các công ty con của EVN (doanh nghiệp cấp II); các công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Việc quản lý, điều hành Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam được thực hiện thông qua EVN.

EVN đại diện cho Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam thực hiện các hoạt động chung trong quan hệ với bên thứ ba trong và ngoài nước hoặc các hoạt động khác nhân danh Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam theo thỏa thuận giữa các đơn vịthành viên và quy định của pháp luật có liên quan.

EVN sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên tại các đơn vị thành viên để phối hợp, định hướng hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

 

Theo chinhphu.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật