Quy định mới về quản lý Đề án đào tạo nguồn nhân lực ở trong nước và ngoài nước
Ảnh minh họa.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng là cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu, cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp; các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan.
Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia thời gian không quá 2 năm; đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm nghiên cứu không quá 06 tháng; bồi dưỡng sau tiến sĩ không quá 2 năm; bồi dưỡng cán bộ quản lý KH&CN không quá 3 tháng.
Mỗi đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định, tuy nhiên đều phải theo nguyên tắc cạnh tranh và tiêu chí tuyển chọn nhất định sau:
- Trình độ chuyên môn và thành tích khoa học và công nghệ;
- Chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu dự kiến triển khai trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng;
- Ưu tiên thuyết minh đề cương nghiên cứu là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình, Đề án khoa học và công nghệ cấp quốc gia; nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt hoặc đặc biệt quan trọng; nhiệm vụ khoa học và công nghệ khẩn cấp ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh, quốc phòng hoặc chuyển giao công nghệ, vận hành công nghệ mới tại các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức y tế, an ninh quốc phòng, cơ quan quản lý nhà nước; nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ các hướng nghiên cứu mới và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác mà trong nước chưa hình thành, chưa có hoặc không có điều kiện để thực hiện;
- Ưu tiên đối tượng được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016./.
H.G