Bảy cách đơn giản để tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn thông tin trên mạng
1. Cập nhật thường xuyên phần mềm đang sử dụng: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rằng hầu hết người sử dụng không quan tâm đến việc không nâng cấp và cập nhật phần mềm của mình. Phần lớn trong số họ cho rằng đó là một việc không cần thiết. Tuy nhiên đây chính là một trong nguyên nhân chính dẫn đến việc mất an toàn thông tin cho người sử dụng.
Chúng ta hoàn toàn có thể đặt các chế độ tự động cập nhật đối với các phần mềm đang hoạt động. Từ đó, phần mềm sẽ được tự động kiểm tra và thông báo đến người dùng khi có phiên bản cập nhật mới. Các bản cậpnhật này thường bao gồm việc cái tiến chức năng cũng như khắc phục các lổ hổng bảo mật trên ứng dụng để bảo vệ người dùng được tốt hơn.
2. Sử dụng chương trình anti-virus: mỗi thiết bị máy tính như laptop, máy tính để bàn, điện thoại thông minh hay tablet nên được cài đặt và sử dụng chương trình diệt virus hoặc tường lửa cá nhân. Hầu hết các phần mềm diệt virus hiện nay đều có sẵn chức năng tự động cập nhật những mẫu virus mới xuất hiện để liên tục bảo vệ người dùng khỏi những virus mới xuất hiện trên mạng.
Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc đến việc bỏ ra các khoảng chi phí nhỏ để sử dụng các dịch vụ và phần mềm có bản quyền từ các hãng uy tín. Việc sử dụng các phần mềm diệt virus được bẻ khoá trên mạng thậm chí còn ẩn chứa nhiều hiểm hoạ mất an toàn thông tin hơn khi bản thân các phần mềm này đã được cài cắm thêm mã độc trong đó.
Bên cạnh đó, người sử dụng có thể sử dụng các phần mềm miễn phí được cung cấp bởi các hãng bảo mât uy tín. Tuy nhiên các phần mềm miễn phí này thường có chức năng hạn chế hơn so với các phiên bản trả tiền.
3. Quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ thông tin riêng tư của mình: Hầu hết người sử dụng Internet hiện nay cho rằng các thông tin mà họ gửi lên mạng Internet thông qua các mạng xã hội, các dịch vụ chia sẽ hay các dịch vụ khác. Tuy nhiên, các thông tin này có thể bị lợi dụng bởi những cá nhân với các mục đích không đúng đắn.
Vì vậy, khi sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin như mạng xã hội, người sử dụng nên bỏ ra một khoảng thời gian nhỏ để nghiên cứu các tuỳ chọn riêng tư trên dịch vụ đó. Hầu hết các dịch vụ hiện nay đều cung cấp khả năng giới hạn chia sẽ thông tin nhằm bảo vệ thông tin của người dùng chỉ được nhìn thấy bởi những đối tượng tin cậy của chính người sử dụng.
4, Hãy cẩn trọng với các email và tin nhắn lạ: Hàng ngày, có thể chúng ta sẽ nhận được các email, tin nhắn hay thông báo trên các mạng xã hội thông báo về một sự kiện liên quan đến chính chúng ta kèm các yêu cầu thực hiện một số tác vụ như khai báo thông tin, truy cập trang web hay đọc thông tin trong tệp tin đính kèm. Những thông điệp dạng như trên rất có khả năng là các email/thông điệp lừa đảo nhằm lừa chúng ta truy cập vào các trang web độc hại hoặc vô tình khai báo các thông tin quan trọng của bản thân như mật khẩu, tài khoản hay thông tin tài chính. Một số hình thức lừa đảo chủ yếu có thể kể tên như thông báo tài khoản ngân hàng/email/mạng xã hội bị thay đổi và yêu cầu khai báo lại thông tin để thực hiện tiếp các tác vụ về sau.
Cần lưu ý rằng các ngân hàng/cơ quan nhà cung cấp dịch vụ rất ít khi yêu cầu khai báo thông tin qua email/tin nhắn. Do đó, khi gặp các email và tin nhắn tương tự, chúng ta cần cẩn trọng quan sát các đặc tính của email để xác minh tính chính xác của các yêu cầu. Trong trường hợp các yêu cầu liên quan đến thông tin quan trọng, hãy tự mình liên lạc với tổ chức nắm giữ để xác minh việc yêu cầu cung cấp thông tin mà chúng ta nhận được là hợp lệ và không bị làm giả.
5, Sao lưu giữ liệu: là việc lưu trữ các dự liệu quan trọng vào các thiết bị lưu trữ tách biệt như USB, ổ cứng di động hoặc các dịch vụ lưu trữ đám mây tin cậy. Việc sao lưu trên sẽ giúp bảo vệ và khôi phục dữ liệu trong trường hợp mất mát trong quá trình sử dụng các thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin.
6. Sử dụng phần mềm bản quyền: Một số người dùng vẫn sử dụng các phần mềm bẻ khoá được cung cấp miễn phí trên mạng Internet cho các nhu cầu sử dụng hàng ngày của mình. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc lây lan virus đối với người dùng. Ngoài các chương trình cần trả tiền, người sử dụng có thể cân nhắc các phần mềm miễn phí hoặc mã nguồn mở để thay thế cho các chương trình trả phí kể trên.
7. Sử dụng mật khẩu mạnh: Mật khẩu mạnh là các mật khẩu có nhiều loại ký tự như chữ hoa, chữ thường, chữ số hay ký tự đặc biệt. Các mật khẩu yếu như “123456”, “abcdef”,”abc123”… là các mật khẩu dễ đoán và dễ dàng bị lấy cắp với người sử dụng khác. Ngoài ra, không nên sử dụng chung một mật khẩu cho các loại tài khoản và lưu trữ mật khẩu không được mã hoá trên máy tính hoặc những nơi dễ thấy bởi những người khác.
Theo C.K (Cục An toàn thông tin)