

Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Về mức đóng BHXH tự nguyện theo khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định như sau:
“Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (1.490.000 đồng)”.
Đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác./.


Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay.
Hiện nay tại tỉnh Bình Định có trên 1.411.000 người dân tham gia BHYT chiếm tỉ lệ 90.1%, là một trong những tỉnh có tỉ lệ tham gia BHYT cao trên toàn quốc. Theo Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị phấn đấu đến năm 2020 có 90% dân số tham gia BHYT. Vậy chính sách an sinh xã hội về lĩnh vực BHYT đã thực hiện tốt trên địa bàn tỉnh ta, trong đó có sự tham gia của ngành Y tế tỉnh nhà. Vì vậy không thể nói người dân chưa mặn mà với BHYT.
Trường hợp người bệnh không được chăm sóc tận tình khi đi khám bệnh, chữa bệnh cơ quan BHXH xin tiếp thu và sẽ phối hợp với ngành Y tế để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT./.


Xin cảm ơn Ông/Bà đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông/Bà như sau:
Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 quy định:
1- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất được hưởng các chế độ
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2- Người lao động tham gia BHXH tự nguyện đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất chỉ được hưởng các chế độ:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Do đó, người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng các chế độ: hưu trí và tử tuất; không được hưởng các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp như người tham gia BHXH bắt buộc./.


Cảm ơn Bạn đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bạn hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 13 của Luật BHYT số 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế. “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Khi bạn làm việc tại Công ty thuộc đối tượng nhóm 1 - Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng nên bắt buộc phải tham gia BHYT ở Công ty. Thẻ BHYT hộ nghèo sẽ giảm trả tiền cho ngân sách Nhà nước và hết giá trị sử dụng. Bạn không cần phải trả thẻ BHYT hộ nghèo đã cấp trước đó cho địa phương.
Tuy nhiên, vì Bạn thuộc gia đình hộ nghèo nên quyền lợi tham gia BHYT của bạn không thay đổi cho đến khi có kết quả điều tra hộ nghèo đối với năm tiếp theo của cơ quan chức năng.
Thẻ BHYT thuộc đối tượng tham gia bắt buộc có mã thẻ BHYT thay đổi so với mã thẻ BHYT đã cấp của đối tượng hộ nghèo.


Xin cảm ơn Ông/Bà đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông/Bà như sau:
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định:
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Ông/Bà đã tham gia BHXH tại 1 công ty từ năm 2017 đến nay, bây giờ nghỉ việc nếu không có nhu cầu tham gia BHXH tiếp tục thì sau một năm kể từ ngày ngừng đóng BHXH được cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần nếu cung cấp đủ các giấy tờ sau:
- Sổ BHXH.
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội./.


Xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Bà như sau:
Bà tham gia BHXH bắt buộc đến tháng 6/2019 được 18 năm 4 tháng, Bà theo gia đình định cư ở nước ngoài thì được hưởng trợ cấp BHXH một lần nếu đủ các giấy tờ sau:
- Sổ BHXH.
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam.
- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp./.


Xin cảm ơn Ông/Bà đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông/Bà như sau:
Ông/Bà đã tham gia BHXH và BHYT được 12 năm. Nếu Ông/Bà vừa phát hiện bị bệnh nghề nghiệp thì được cơ quan BHXH giải quyết trợ cấp bệnh nghề nghiệp nếu đơn vị cung cấp đủ các giấy tờ sau:
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám bệnh nghề nghiệp.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề ng.hiệp theo mẫu số 05A-HSB ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam.
- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa./


Trước hết xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, với câu hỏi của Bà cơ quan BHXH trả lời như sau:
Theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều kiện để được làm đại lý cơ sở của BHXH và BHYT tại địa phương thì:
1. Điều kiện làm Đại lý thu:
1.1. Đối với UBND xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp
a) Là pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được tổ chức cấp trên bảo lãnh đối với tổ chức không đảm bảo đủ điều kiện là pháp nhân;
b) Có nhân viên do đơn vị quản lý, sử dụng đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 6;
c) Cam kết bồi thường khi để xảy ra thất thoát tiền thu BHXH, BHYT hoặc gây thiệt hại cho cơ quan BHXH và người tham gia BHXH, BHYT.
1.2. Đối với tổ chức kinh tế:
a) Là pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
c) Có nhân viên do đơn vị quản lý đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 6;
d) Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cho Đại lý thu trong quá trình thực hiện hợp đồng Đại lý thu. Ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật, cam kết bảo lãnh phải bổ sung thêm nội dung về việc bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng) cam kết thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh (tổ chức kinh tế...) trong quá trình thực hiện Hợp đồng làm Đại lý thu là thanh toán vô điều kiện cho bên nhận bảo lãnh (cơ quan BHXH) toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT và tiền lãi (nếu có) trong trường hợp bên được bảo lãnh để thất thoát, nộp không đủ, nộp không đúng thời hạn theo quy định hoặc gây thiệt hại cho người tham gia BHXH, BHYT hay cơ quan BHXH vì bất kỳ lý do gì./.


Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2014” BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Do vậy, tham gia BHYT là bắt buộc, không phải là hình thức tự nguyện.
Khoản 7, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2014 quy định ”Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”.
Khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi. Cụ thể mức đóng BHYT theo hộ gia đình được quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT quy định về mức đóng như sau: “Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất “.
Gia đình Ông có nhiều thành viên tham gia BHYT hộ gia đình, Ông lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS), nộp hồ sơ cho một trong các đại lý thu sau: đại lý thu UBND xã, thị trấn; đại lý thu Bưu điện trên địa bàn huyện Phù Mỹ hoặc nộp trực tiếp cho Bảo hiểm xã hội huyện Phù Mỹ. Ông có thể đóng BHYT theo phương thức 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng cho các thành viên trong hộ để được hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT./.


Xin cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông như sau:
Trường hợp Ông không đề cập thời gian tham gia quân đội là bao nhiêu năm và chuyển ngành về cơ quan đơn vị Nhà nước hay tư nhân, đề nghị ông đem sổ BHXH đến cơ quan BHXH để kiểm tra và tư vấn rõ hơn theo Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân./.


Cảm ơn Bà đã tham gia Hội nghị trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Theo khoản 1, Điều 2 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện: “Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH”.
Như vậy nếu con của Bà không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tham gia BHXH tự nguyện.
Về mức đóng BHXH tự nguyện: theo khoản 1, Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định như sau:
“1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (1.490.000 đồng)”.
Mặt khác, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác./.


Xin cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông như sau:
Ông không nêu rõ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được bao lâu nên không có cơ sở trả lời Ông được hưởng BHTN mấy tháng. Trường hợp của ông nếu tham gia BHTN từ năm 2009 -8/2019 thì được hưởng BHTN 10 tháng.
Các vấn đề Ông hỏi được nêu cụ thể ở các văn bản sau:
* Theo quy định tại Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 của Quốc hội:
Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
* Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia BHTN theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng BHTN và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động./.


Xin cảm ơn Bà đã tham gia giao lưu buổi trực tuyến hôm nay.
Theo Điều 21của Luật 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Quy định người tham gia BHYT được thanh toán chi phí phẫu thuật, điều trị ung thư tùy theo quyền lợi được hưởng. Riêng chi phí cấy ghép bộ phận cơ thể trong danh mục kỹ thuật được thanh toán bảo hiểm chưa có phẫu thuật ghép bộ phận cơ thể (từ người này cho người kia) mà mới chỉ có ghép tự thân do đó quỹ BHYT chưa có đủ cơ sở để thanh toán.
Theo khoản 8, Điều 23 Luật 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 thì điều trị nha khoa trong trưởng hợp trồng răng giả thì quỹ BHYT không thanh toán./.


Cảm ơn Ông đã tham gia giao lưu trực tuyến. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông như sau:
Theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 49 Xử lý vi phạm của Luật 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT. Vậy nên trường hợp của Ông không được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp./.


Xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay.
Theo khoản 4, Điều 10 Thông tư 40/2015/TT-BYT Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT
Trong trường hợp cấp cứu người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bênh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
Trường hợp của Bà dự định sinh bé tại BVĐK tỉnh Bình Định nếu vào viện trong tình trạng cấp cứu thì người bệnh được thanh toán 80% , nếu vào viện trong tình trạng không cấp cứu thì người bệnh thanh toán 60% theo quyền lợi được hưởng./.


Trước hết cảm ơn cháu đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, với câu hỏi của cháu cơ quan BHXH trả lời như sau:
Cháu là học sinh của một trường huyện thuộc tỉnh Bình Định thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc; mức đóng BHYT năm học 2019-2020 cụ thể:
.Mức đóng: Bằng 4,5% mức lương cơ sở (lương cơ sở từ 7/2019 là 1.490.000 đồng), Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, tương đương 20.115 đồng/tháng; HSSV đóng 70% còn lại, tương đương 46.935 đồng/tháng.
.Phương thức đóng: Đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng, hoặc 12 tháng.


Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đế Ông hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2014” BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Do vậy, tham gia BHYT là bắt buộc, không phải là hình thức BHYT tự nguyện.
Căn cứ điểm e khoản 1, Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT quy định về mức đóng như sau: “Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất “. Vì vậy, Ông không thể đóng ở mức cao hơn.
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2014, quyền lợi được hưởng quy định như sau:
- Trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến thi được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
- Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến thì được hưởng:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú; 100% chi phí nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016./.


Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 “Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”.
Căn cứ Điều 87 Luật BHXH năm 2014 quy định mức đóng và phương thức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện, Bà đăng ký đóng mới, mức đóng và phương thức đóng được quy định tại Điều này của Luật.
Hồ sơ tham gia gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS), hồ sơ nộp một trong các điểm thu sau: đại lý Bưu điện trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đại lý UBND các xã, phường, thị trấn hoặc đến tại Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố./.


Cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao trực tuyến hôm nay. Vấn đề Ông hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Về phương thức đóng BHXH tự nguyện theo khoản 1, Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo quy định trên, Ông được đóng BHXH tự nguyện 5 năm theo các phương thức trên.
Về mức đóng BHXH tự nguyện: theo khoản 1, Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 quy định như sau:
“1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng (1.490.000 đồng)”.
Mặt khác, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại khoản 1, Điều 10 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác./.


Xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Bà như sau:
Khoản 2 và khoản 4 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp của Bà đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; dự sinh cuối tháng 9/2019 nên đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Sau khi sinh con, Bà mang sổ BHXH và Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh đến cơ quan BHXH địa phương để thanh toán chế độ thai sản./.


Cảm ơn Ông đã đặt câu hỏi. Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn có quy định các chức danh cán bộ xã như sau:
1. Bí thư Đảng ủy xã (nếu nơi chưa có Đảng ủy xã thì Bí thư chi bộ xã);
2. Phó Bí thư Đảng ủy xã (nếu nơi chưa có Đảng ủy xã thì phó Bí thư chi bộ xã); Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND xã;
3. Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó chủ tịch UBND xã, Thường trực Đảng ủy xã (nơi Bí thư hoặc Phó Bí thư kiêm chức danh Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND và UBND), Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ, Hội trưởng Hội nông dân, Hội trưởng Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, xã đội trưởng, trưởng công an xã;
4. Ủy viên UBND xã;
5. Các chức danh khác thuộc UBND xã;
6. Bốn chức danh chuyên môn gồm: Địa chính, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Văn phòng UBND - Thống kê tổng hợp.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì thời gian công tác từ 11/2003 đến tháng 9/2004 theo như trình bày của ông thì thuộc đối tượng được tham gia BHXH. Ông có thể liên hệ cơ quan BHXH ở địa phương cung cấp hồ sơ để được hướng dẫn giải quyết./.


Cảm ơn Ông đã đặt câu hỏi. Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có quy định về trách nhiệm của đơn vị lao động trong việc lập danh sách báo giảm lao động như sau :
"2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”"
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT thì:
"“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.”"
Như vậy theo quy định trên thì trường hợp của Ông giá trị thẻ BHYT tùy vào phát sinh giảm của đơn vị như sau: Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó, hoặc trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm trong tháng 8/2019 thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến 31/8/2019./.


Trước hết xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, với câu hỏi của Bà cơ quan BHXH trả lời như sau:
Bà đã tham gia BHXH được 18 năm, sau đó ngưng 3 năm, giờ Bà muốn tiếp tục tham gia thì được tiếp tục tham gia và được cộng nối thời gian đã tham gia.


Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Chương I của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, thì đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5, và Điều 6 của Nghị định này. Các đối tượng không thuộc phạm vi quy định tại các điều nêu trên thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế./.


Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao trực tuyến hôm nay. Vấn đề Bà hỏi Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2014” BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Do vậy, tham gia BHYT là bắt buộc, không phải là hình thức tự nguyện.
Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2014 quy định ”Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”.
Khi tham gia BHYT theo hộ gia đình, mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi. Cụ thể mức đóng BHYT theo hộ gia đình được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT quy định về mức đóng như sau: “Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất “./.


Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đế Bà hỏi BHXH tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT quy định về mức đóng như sau:
“Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất “. Vì vậy, Bà không thể đóng ở mức cao hơn./.
Theo Điều 21 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Cụ thể quyền lợi được hưởng như sau:
- Trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến thi được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
- Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến thì được hưởng:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú; 100% chi phí nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016./.


Xin cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến.
Hiện tại quyền lợi của người tham gia BHYT vẫn không giảm và được hưởng theo Điều 21 và Điều 22 của Luật 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015./.


Xin cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Ông như sau:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định:
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, khi Ôngnghỉ việc và thực hiện chốt sổ BHXH, sau một năm nghỉ việc Ông đến cơ quan BHXH tại địa phương để nộp hồ sơ hưởng chế độ BHXH 1 lần, hồ sơ bao gồm:
- Sổ BHXH;
- Đơn theo mẫu số 14-HSB ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam./.


Trước hết xin cảm ơn Bà đã đặt câu hỏi, với câu hỏi của Bà cơ quan BHXH trả lời như sau:


Cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Vấn đế Bà hỏi BHXH tỉnh Bình Định xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi năm 2014” BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Do vậy, tham gia BHYT là bắt buộc, không phải là hình thức tự nguyện.
Về thủ tục hồ sơ tham gia BHYT hộ gia đình gồm: Mẫu tờ khai TK1-TS, nộp hồ sơ tại một trong các đại lý sau: đại lý Bưu điện trên địa bàn thành phố Quy Nhơn; đại lý UBND các phường hoặc đến tại Bảo hiểm xã hội thành phố Quy Nhơn, địa chỉ số 215A Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định để thực hiện đăng ký tham gia. Khi tham gia BHYT, dữ liệu hơ sơ, thời hạn tham gia BHYT của bà được lưu trữ trên dữ liệu số hóa (điện tử) tại cơ quan bảo hiểm xã hội./.


Xin cảm ơn Bà đã tham gia buổi giao lưu trưc tuyến hôm nay. Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời câu hỏi của Bà như sau:
Khoản 2 và Khoản 4 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản
Trường hợp của Bà khi sinh con mang Sổ BHXH và Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh đến BHXH địa phương để thanh toán chế độ thai sản./.


Xin cảm ơn Ông đã tham gia buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Với nội dung câu hỏi của Ông cơ quan BHXH xin trả lời như sau:
Ông đã tham gia BHXH bắt buộc 5 năm, hiện tại nghỉ việc Ông có thể tham gia BHXH tự nguyện.