|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch Phối hợp thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Ngày 12/9/2021, Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch Phối hợp thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Kế hoạch hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.

Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng nhằm mục đích:  Xây dựng phương án hỗ trợ, triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến; vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16/CT-TTg) và triển khai học trực tuyến; Thúc đẩy, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để ủng hộ, nhân rộng Chương trình trên toàn quốc, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.

Các nội dung cụ thể của Chương trình

Đảm bảo việc phủ sóng di động:

a) Phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. Thời hạn hoàn thành trong tháng 9/2021.

b) Phủ sóng 100% toàn bộ 1910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc. Thời hạn hoàn thành trong năm 2021.

Hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến:

a) Giai đoạn 1, trong năm 2021: Dự kiến huy động 01 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc; trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến.

b) Giai đoạn 2, từ năm 2022 - 2023: Tiếp tục phát động Chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thực hiện học trực tuyến.

Một số hỗ trợ khác cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tổ chức dạy và học trực tuyến:

a) Miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố;

b) Miễn phí 100% cước Internet di động khi sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố;

c) Hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet đảm bảo việc dạy, học trực tuyến.  

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai hỗ trợ phủ sóng 100% các điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến trong tháng 9/2021; Phủ sóng 100% các điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc trong năm 2021; Kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số công bố và miễn phí các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến; Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, đề xuất phương án miễn phí cước kết nối Internet di động tới các nền tảng dạy, học Việt Nam; nghiên cứu đề xuất phương án hỗ trợ đối với gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg; Vận động các doanh nghiệp ngành TT&TT tham gia ủng hộ, hỗ trợ máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương theo mục tiêu của Chương trình; Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền các hoạt động của chương trình “Sóng và máy tính cho em“; động viên khích lệ, chia sẻ những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ giáo viên, học sinh, nhà trường đã và đang vượt qua những khó khăn của dịch bệnh COVID-19 để tổ chức dạy tốt, học tốt, đảm bảo “ngừng đến trường, không ngừng học”; Chủ trì, đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất để có giá ưu đãi của máy tính bảng được mua bằng nhiều nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho Chương trình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát và cung cấp thông tin cho Bộ TT&TT về nhu cầu máy tính và Internet cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trước mắt là các địa phương đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19; Cung cấp cho Bộ TT&TT danh sách các nhà trường chưa kết nối Internet và phối hợp với Bộ TT&TT rà soát, công bố các nền tảng dạy, học trực tuyến để khuyến nghị sử dụng; Kết nối nguồn lực và điều phối nguồn lực để chuyển về các Sở GDĐT, các phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục có học sinh, sinh viên thuộc diện nghèo, cận nghèo thuộc tại các địa phương theo 2 giai đoạn thực hiện Chương trình; Phát động, kêu gọi các ban, bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành Giáo dục tham gia quyên góp, ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em“; Hướng dẫn các nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến, khai thác sử dụng thiết bị và Internet của Chương trình có hiệu quả; Tuyên truyền các hoạt động của chương trình “Sóng và máy tính cho em“; động viên khích lệ, chia sẻ những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ giáo viên, học sinh, nhà trường đã và đang vượt qua những khó khăn của dịch bệnh COVID-19 để tổ chức dạy tốt, học tốt, đảm bảo “ngừng đến trường, không ngừng học“.

Hai Bộ phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai Chương trình; Tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi các nguồn lực xã hội ủng hộ, nhân rộng Chương trình; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số trong việc tổ chức thực hiện Chương trình; Sử dụng kinh phí địa phương, huy động nguồn lực tổng thể của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn để tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Chương trình, góp phần hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh/thành phố được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện khác phục vụ việc dạy, học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.  

 

Theo.mic.gov.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật