|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

(binhdinh.gov.vn) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề; phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu, Nhơn Lộc

Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2025, các làng nghề tập trung hỗ trợ phát triển gồm: Làng nghề rượu Bàu Đá,thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn; Làng nghề Bánh tráng, Bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn; Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước; Làng nghề nón ngựa Phú Gia, thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát. Đối với làng nghề thực hiện bảo tồn và phát triển: Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, các làng nghề được lựa chọn để tập trung phát triển theo các tiêu chí: Đã được công nhận làng nghề theo các tiêu chí được quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới; Có sản phẩm đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng tạo nên thương hiệu của địa phương, có tiềm năng phát triển trong thời gian tới; Có tiềm năng phát triển gắn với du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương; Có Đề án phát triển làng nghề của địa phương hoặc của các ngành được phê duyệt. Đối với làng nghề được lựa chọn để bảo tồn và phát triển theo các tiêu chí: Làng nghề được hình thành lâu đời tại địa phương; Sản phẩm của làng nghề mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương; Làng nghề hiện còn hoạt động nhưng có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

UBND tỉnh yêu cầu mỗi địa phương chỉ tập trung lựa chọn từ 01 đến 02 làng nghề có tiềm năng phát triển hoặc bảo tồn gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn. Bảo đảm tính chủ động phối hợp, triển khai đồng bộ, kịp thời của các sở, ngành,UBND các huyện, thị xã, thành phố và lồng ghép các nguồn vốn trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch.


Tác giả: LXH

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật