|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò

(binhdinh.gov.vn) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022 - 2025.

Ảnh minh họa

Mục tiêu của kế hoạch nhằm kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững. Phấn đấu tiêm phòng vắc xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò tại thời điểm tiêm phòng.

Đối tượng tiêm vắc xin Trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất); không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm khác.

Đối tượng tiêm vắc xin Trâu, bò chưa được tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ (theo hướng dẫn của nhà sản xuất); không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm khác.

Hằng năm, UBND tỉnh tổ chức tiêm vắc xin VDNC trâu, bò đồng loạt 01 đợt chính vào tháng 4, tháng 5 tại tất cả các địa phương trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng. Ngoài đợt tiêm chính, các địa phương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ.

Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) trên phạm vi toàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung của Kế hoạch phòng chống bệnh VDNC. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các giải pháp, chính sách hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi bò đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đảm bảo phát triển chăn nuôi. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống dịch bệnh phù hợp, phát huy hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững.

UBND các huyện, thành phố, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh VDNC thuộc địa bàn, bố trí kinh phí để thực hiện công tác tổ chức phòng, chống dịch; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Trong trường hợp chống dịch, chi phí vượt quá nguồn dự phòng, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Các doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò chấp hành thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh.  Phối hợp tốt với cơ quan chức năng, thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng dấu dịch của hộ khác, bán chạy trâu, bò bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi.

TL


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật