A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch Truyền thông phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phitrên địa bàn tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2021–2025

(binhdinh.gov.vn)-UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Truyền thông phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bình Địnhgiai đoạn 2021–2025.

Mục đích của Kế hoạch là nhằm nâng cao nhận thức, hành vi củangười chăn nuôi, cơ sở giết mổ và doanh nghiệp trong việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, giảm số lượng lợn bệnh phải tiêu hủy và giảm ô nhiễm môi trường; bảo đảm yêu cầu chủ động phòng, chống dịch bệnh, tránh hoang mang trong xã hội, nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI); giúp người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan theo nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh.

Kế hoạch yêu cầu phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng nhiều hình thức truyền thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Hàng năm, các đơn vị liên quan tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống bệnh dịch gia súc nói chung và Dịch tả lợn  Châu  Phi nói riêng; tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán lợn, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y); tuyên truyền về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi,... do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn gây ra; thông tin, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; sát trùng phòng dịch, không sử dụng thức ăn dư thừa để cho lợn ăn; các trang trại, hộ chăn nuôi lớn không chủ quan, tăng cường các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn, đặc biệt đàn giống để tái đàn sau khi hết dịch; thông tin về mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; cách xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; các biện pháp về quản lý tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm từ lợn của các cơ sở giết mổ khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; cácbiện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh; thông tin việc nghiên cứu tạo giống virus, vaccine, các kít chẩn đoán, chế phẩm sinh học để xét nghiệm và trị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ tiên tiến, gắn định vị địa lý, thiết bị nhận dạng động vật, phương tiện vận chuyển lợn giống để quản lý nhằm hạn chế việc dừng, đỗ phương tiện trong quá trình vận chuyển lợn; kinh  nghiệm của các địa phương, tổ chức quốc tế, cơ quan chuyên môn nước ngoài trong việc phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thông tin phê phán, lên án các hành vi vận chuyển, buôn bán, nhập lậu lợn, sản phẩm lợn trái phép.

Nguồn kinh phí thực hiện cácnội dung truyền thông tại Kế hoạch này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn, tổ chức triển khai việc thực hiện Kế hoạch./.

KY


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật