A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh

Ngày 31/10/2013, UBND ban hành Quyết định số 3240/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Ảnh minh họa.

Theo đó, phát triển công nghiệp chế biến dăm gỗ trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và dăm gỗ, phù hợp với Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 tỉnh Bình Định, Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Phát huy mạnh mẽ nội lực đi đôi với tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai và lao động tại địa phương nhằm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài theo hướng phát triển đa dạng, bền vững để chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dăm gỗ với hiệu quả kinh tế cao; tăng cường sự hợp tác phát triển giữa các cơ sở chế biến dăm gỗ với người trồng rừng. Phát triển công nghiệp chế biến dăm gỗ theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất sản phẩm sau dăm gỗ phù hợp với nhu cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao nhằm góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu chung là khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai hiện có, tận dụng những lợi thế của từng địa phương để phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập trung, thâm canh, gắn hiệu quả kinh tế với phát triển biền vững, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm gỗ được quy hoạch hoạt động ổn định, có hiệu quả. Sắp xếp lại ngành công nghiệp chế biến dăm gỗ trên cơ sở cân đối các nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm gỗ rừng trồng để sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn nguyên liệu. Định hướng phát triển sản xuất ván nhân tạo phục vụ sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, trong đó ưu tiên khuyến khích phát triển sản xuất sản phẩm gỗ ghép thanh, ván MDF, ván dán chất lượng cao.

Cụ thể đến năm 2015, sản lượng chế biến dăm gỗ đạt 850.000 BDMT (Bone Dryed Metric Tone: Tấn khô tuyệt đối), với nhu cầu nguyên liệu khoảng 1,7 triệu tấn gỗ rừng trồng (bao gồm nguyên liệu trong và ngoài tỉnh); kim ngạch xuất khẩu đạt từ 115 đến 120 triệu USD. Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất các mặt hàng gỗ khác phù hợp với nhu cầu thị trường như gỗ ghép thanh, ván MDF ... Đến năm 2020, sản lượng chế biến dăm gỗ đạt khoảng 1 triệu BDMT, với nhu cầu nguyên liệu khoảng 2 triệu tấn gỗ rừng trồng (bao gồm nguyên liệu trong và ngoài tỉnh); kim ngạch xuất khẩu đạt từ 130 đến 150 triệu USD, đồng thời hạn chế xuất khẩu dăm gỗ. Sau năm 2020, tập trung phát triển các sản phẩm sau dăm gỗ và sản xuất ván nhân tạo.

Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan công bố quy hoạch đã được phê duyệt; quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh phù hợp quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng; định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo đề xuất các vấn đề có liên quan cho UBND tỉnh.

Theo vpubbinhdinh.gov.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật