A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chỉ số giá tiêu dùng Tháng 03 và Quý I /2024 tỉnh Bình Định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 3 năm 2024 giảm 0,23% so tháng trước; tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,99% so với tháng 12 năm trước; bình quân quý I năm 2024 tăng 2,23% so với cùng kỳ.

Ảnh CPI tháng 03 2024

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 04 nhóm tăng giá so với tháng trước: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,4%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,05%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Ngược lại, có 04 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm so với tháng trước: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,82%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,23%; nhóm giao thông giảm 0,37% và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,15%. Có 03 nhóm có chỉ số ổn định so với tháng trước là nhóm thuốc, dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục.
So tháng trướcChỉ số giá tiêu dùng giảm do tháng sau Tết Nguyên đán nên một số mặt hàng thực phẩm, dịch vụ phục vụ Tết giá giảm so với tháng trước, cụ thể như sau:

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đời sống sinh hoạt, nhu cầu mua sắm của người dân trở lại nhịp sống bình thường. Thị trường tiêu dùng tương đối ổn định. Tình hình mua bán tại các chợ truyền thống và siêu thị sau Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh có phần trầm lắng, một số mặt hàng thiết yếu giá giảm về lại như ngày thường như:
- Nhóm thịt gia súc tươi sống giảm 1,67%, trong đó: giá thịt lợn giảm 1,97%, thịt bò giảm 1,46%, giá mặt hàng thịt chế biến giảm 1,95%.
- Thịt gia cầm tươi sống giảm 1,6%, do nhu cầu tiêu thụ giảm, cụ thể: giá thịt gà giảm 1,49%, giá thịt gia cầm khác giảm 2,54%. Trứng các loại giảm 3,91%.
- Nhóm thủy sản tươi sống giảm 4,29%, do thời tiết thuận lợi, đồng thời lượng tiêu dùng giảm, trong đó, cá tươi, hoặc ướp lạnh; tôm tươi hoặc ướp lạnh; thủy hải sản tươi sống khác giảm lần lượt: 3,85%; 5,9%; 4,29%Nhóm thủy sản chế biến cũng giảm 0,39%.
- Nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm 1,27%, giá hầu hết các loại rau đều giảm do thời tiết thuận lợi như: bắp cải giảm 0,51%, su hào giảm 2,04%, cà chua giảm 3,19%,…Trong khi đó, rau dạng quả, củ tăng 1,11% do ít hàng.
- Nhóm quả tươi, chế biến giảm 1,73% như: quả có múi giảm 0,62%, chuối giảm 3,29%, táo giảm 0,08%, xoài giảm 4,60%, quả tươi khác giảm 0,55%, do nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán.
Đồng thời, giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 6,71% do giá giảm sau Tết Nguyên đán (vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 57,42%, vận tải hành khách hàng không giảm 6,29%, vận tải hành khách đường bộ giảm 1,1%). 
Bên cạnh đó, xăng A95 tăng 152 đồng/lít; xăng E5 tăng 223 đồng/lít; gas tăng 5.000 đồng/bình 12 kg, giá vàng nữ trang tăng 2,69% so với tháng trước. Chỉ số nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,94% so với tháng trước do một số dịch vụ ăn uống ngoài gia đình vẫn giữ giá của tháng Tết.
Chỉ số giá vàng tăng 5,55%  và đô la Mỹ tăng 2,05% so với tháng trước.
So cùng kỳ: Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 3 năm 2024 so với cùng kỳ tăng 2,64%. Trong 11 nhóm hàng chính, có 8 nhóm có chỉ số tăng: Giáo dục tăng 10,92%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,50%; nhóm Giao thông tăng 3,20%; Hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,80%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,41%; Đồ uống và thuốc lá tăng 2,15%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,56%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,46%. Ngược lại, có 02 nhóm giảm là: Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,29%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,20%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định.
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ lần lượt tăng so với cùng kỳ: Vàng tăng 22,23%, đô la Mỹ tăng 4,64%.
So quý 1 năm 2023: Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ quý I/2024 tăng 2,23% so với cùng quý năm trước. Trong đó, có 8 nhóm chỉ số tăng; tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 10,92%; kế tiếp là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,33%; nhóm Giao thông tăng 2,66%. nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,88%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,62%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,54%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,49%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,56%. Ngược lại, có 2 nhóm giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,42%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định.
Chỉ số giá vàng tăng 17,70%, giá đô la Mỹ tăng 4,02% so với cùng kỳ./.


Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Nguồn:cucthongke.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật