|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thúc đẩy đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Trong 10 năm qua, cả hệ thống chính trị trong tỉnh đã tích cực triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6.6.2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”. Thông qua sự chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả, công tác đào tạo nghề đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển.

Trong 10 năm qua, cả hệ thống chính trị trong tỉnh đã tích cực triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6.6.2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”. Thông qua sự chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả, công tác đào tạo nghề đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển.

Nhằm quán triệt, xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo việc đưa chỉ tiêu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh (lần thứ XIX, XX). Bên cạnh đó là ban hành Chương trình hành động về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có nhân lực có tay nghề cao cho từng nhiệm kỳ; ban hành Chỉ thị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh.

Tinh gọn mạng lưới, chuẩn hóa đội ngũ

Những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao từng bước được đổi mới. Các cấp, các ngành trong tỉnh tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch và sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh gắn với công tác đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDNN.

Năm 2019, Trung tâm GDNN Bình Định đã được hình thành trên cơ sở hợp nhất Trung tâm GDNN và Giới thiệu việc làm Thanh niên Bình Định, Trung tâm GDNN Hội LHPN tỉnh, Trung tâm GDNN và Hỗ trợ nông dân tỉnh; Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ Hoài Nhơn, Trường Trung cấp Thủ công mỹ nghệ Bình Định, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Định và Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Bình Định sáp nhập vào Trường CĐ Bình Định. Năm 2021, Trường CĐ Bình Định sáp nhập vào Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Qua đó, góp phần tinh gọn mạng lưới, tăng quy mô, năng lực đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. Trong 10 năm qua, có 749 lượt giáo viên, cán bộ quản lý GDNN được cử đi đào tạo, bồi dưỡng các trình độ và chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó, có 24 người được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Đến nay, 100% giáo viên và cán bộ quản lý của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đều đảm bảo về trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm.

Theo ông Đặng Văn Phụng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, các chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh, thu hút đối với giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao được quan tâm thực hiện. 10 năm qua, UBND tỉnh đã hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng kỹ năng nghề và kỹ năng dạy học tích hợp cho 351 giáo viên và cán bộ quản lý của 18 cơ sở GDNN (tổng kinh phí gần 430 triệu đồng). Năm 2024 có 90 nhà giáo của 16 cơ sở đào tạo được tham gia lớp bồi dưỡng về ‘‘Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý dạy và học“. 

Ngoài ra, các cơ sở GDNN cũng thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo. Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn hỗ trợ giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài cộng thêm 40% mức lương hiện hưởng. Trường CĐ Y tế Bình Định hỗ trợ giảng viên tốt nghiệp thạc sĩ 10 triệu đồng, tiến sĩ được hỗ trợ 50 triệu đồng. Trường CĐ Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ hỗ trợ 15 triệu đồng đối với thạc sĩ, 20 triệu đồng đối với tiến sĩ…

Việc dạy và học trong các đơn vị giáo dục nghề nghiệp đang đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

- Trong ảnh: Người học nghề tại Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn đang thực hành kỹ năng nghề. Ảnh: N.M

Các cơ sở GDNN trên địa bàn đã điều chỉnh, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo nhân lực có tay nghề cao gắn với việc đa dạng hóa các phương thức đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động. Thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới nhằm đáp ứng các yêu cầu chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Ông Phạm Văn Tường, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, cho biết: “Việc dạy và học trong các đơn vị GDNN đang đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực. Chúng tôi xác định cung ứng cho thị trường lao động những nhân lực có kiến thức, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội nên tập trung đào tạo theo hướng này. Người học cũng được giảng viên định hướng mục tiêu học tập đúng đắn, thực chất thay vì chỉ tập trung vào bằng cấp”.

Bên cạnh đó, các trường nghề cũng có cơ chế để các DN tham gia xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học. Công tác kiểm định chất lượng đào tạo được các cơ sở GDNN chú trọng thực hiện. Một số cơ sở đã xây dựng và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của học viên nhằm cam kết đảm bảo chất lượng, làm căn cứ để giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo của trường.

Công tác xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực có tay nghề cao được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Hoạt động hợp tác quốc tế được cấp ủy, ban giám hiệu các trường nghề chú trọng, xây dựng và ký kết thỏa thuận hợp tác quốc tế về đào tạo với các trường, học viện của các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan), Úc...   


Tác giả: NGUYỄN MUỘI
Nguồn:Báo Bình Định Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật