|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

60 năm chiến thắng An Lão: Hồi ức sống động từ những nhân chứng lịch sử

Chiến thắng An Lão ngày 07/12/1964 không chỉ là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là minh chứng hùng hồn cho tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường của quân và dân ta. Sau 60 năm, những bài học từ những nhân chứng lịch sử vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương ngày nay.

Ông Nguyễn Văn Giáo thăm viếng Di tích lịch sử cấp Quốc gia “Chiến thắng An Lão” đặt tại xã An Tân.

Kháng chiến gian khổ
Vào đầu tháng 12/1964, Bộ Tư lệnh Quân khu V và Đảng ủy đã quyết định triển khai chiến dịch giải phóng An Lão. Chiến dịch nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, với sự trưởng thành toàn diện về năng lực. Đặc biệt, quần chúng nhân dân đã đóng vai trò to lớn khi đóng góp sức người, sức của, cung cấp hàng chục tấn lương thực và hàng nghìn ngày công để hỗ trợ mở đường, vận chuyển lương thực và đạn dược. Mặc dù kế hoạch ban đầu dự kiến kéo dài từ 5 đến 7 ngày; tuy vậy, với sự mưu trí và lòng dũng cảm, quân và dân ta đã biến nơi đây thành điểm khởi đầu cho một chiến thắng vang dội.

Ông Nguyễn Văn Giáo (86 tuổi, xã An Hoà, huyện An Lão), một người con của An Lão, là nhân chứng sống của cuộc chiến, một thanh niên phòng vệ tham gia cơ sở khi mới vừa tròn 20 tuổi. Suốt những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi, ông đã dâng trọn trái tim và sức lực của mình cho sự nghiệp cách mạng. Một xã đội trưởng mẫn cán, chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, góp phần viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Khi nhớ lại những năm tháng ấy, ông bồi hồi chia sẻ những giây phút với sự lãnh đạo của Đảng và các chỉ huy tài tình, cuộc tấn công vào đồi Núi Một diễn ra bí mật, bất ngờ và quyết liệt không thể nào quên: Trong đêm hôm đó, đến khoảng 9 giờ, lực lượng bắt đầu di chuyển, chúng tôi thận trọng bám sát từng bước để đến được vị trí đã định. Khi đến giờ hành động, tất cả nổ súng đồng loạt. Đồi Núi Một là nơi khai hỏa đầu tiên, tạo bất ngờ lớn khiến địch không kịp phản ứng. Nhờ giữ được yếu tố bí mật tuyệt đối, chúng tôi đã tiêu diệt gọn hai trung đội địch tại đây, chỉ còn vài tên sống sót trốn thoát. Toàn bộ vũ khí trên đồi cũng được thu giữ, khẳng định chiến thắng hoàn toàn trong trận này. Hiện nay, tại chân đồi Núi Một, di tích lịch sử cấp Quốc gia “Địa điểm Chiến thắng An Lão” (xã An Tân) đã được xây dựng, tu bổ và trở thành điểm  tham quan quen thuộc của du khách.
Trong khoảng thời gian trường kỳ kháng chiến ấy, dân và quân ta không tránh được những lần bị tra tấn dã man, tàn bạo của kẻ thù. Nói đến đây, ông Nguyễn Văn Giáo đã không giấu được xúc động: "Chúng tôi đã chịu đựng bao nhiêu năm dưới sự chà đạp tàn bạo của kẻ thù, chứng kiến những cảnh tượng đau đớn và mất mát không thể quên. Chúng bắn giết, hành hạ người dân không thương tiếc. Bản thân tôi từng thấy cảnh chúng tra tấn dã man: treo người lên để đánh, trói chặt trên ghế dài, rồi ép uống xà phòng cho đến chết. Sau đó, chúng thản nhiên đạp nạn nhân xuống, coi con người không còn giá trị nào cả. Những ký ức ấy luôn là nỗi đau nhức nhối trong lòng."
Và chính bản thân ông Giáo cũng không thiếu những phút giây đối mặt với tử thần. Tuy lúc ấy đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, nhưng khi được nhắc đến, ông Giáo hào hứng kể lại sự ác liệt của chiến trường năm xưa: "Những trận chiến ác liệt ngày ấy luôn đi kèm cái chết cận kề, bom đạn dội xuống không ngừng, pháo bắn tứ phía. Khi tham gia giải phóng thôn Vạn Trung (huyện Hoài Ân), tôi cũng suýt không qua khỏi. Lúc đó, cứ tưởng địch đã rút hết, nhưng không ngờ vẫn còn phục kích. Tôi nghe tiếng thằng Trí gọi: Giáo, Giáo, Giáo địch kia, còn kìa! Liền lập tức nhảy qua núp sau cây gòn. Ngay lúc ấy, địch bắn một loạt trung liên, đạn xé tan thân cây gòn. Nếu không Chiến thắng An Lão không chỉ là thành quả của lực lượng quân đội mà còn là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ba dân tộc anh em Kinh, H’rê và Ba Na đã sát cánh bên nhau, chia sẻ từng miếng ăn, từng giọt nước, cùng bám đất giữ làng và hỗ trợ lực lượng kháng chiến. Ông Đinh Xuân Hùng, nguyên Bí thư Huyện ủy An Lão, cũng là một người con của đồng bào H’rê và là nhân chứng lịch sử thời kháng chiến, tự hào chia sẻ: "Nhân dân kiên cường bám trụ, lao động sản xuất, không chỉ cải thiện đời sống mà còn tích cực hỗ trợ bộ đội trong những lúc khó khăn. Dù thiếu thốn, không có đủ lương thực, chúng tôi vẫn chia nhau củ khoai, củ mì cùng nhau vượt qua đói khát. Tuy sống trong cảnh nghèo khó, nhưng tinh thần kiên định của nhân dân không hề giảm sút, chúng tôi luôn đồng lòng với cách mạng, quyết tâm bảo vệ quê hương."
An Lão 60 năm xây dựng và đổi mới
Chiến thắng An Lão là chiến thắng đầu tiên của miền Trung Trung bộ, đã làm tiêu hao, tan rã phần lớn sinh lực địch, góp phần vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
 Khó khăn, gian khổ đã trải qua, với 60 năm kể từ ngày giành được chính quyền và độc lập, huyện miền núi An Lão hôm nay đã vươn mình mạnh mẽ, từng bước xây dựng và đổi mới. Là nhân chứng sống của những thăng trầm lịch sử, ông Nguyễn Văn Giáo, người đã chứng kiến An Lão thay da đổi thịt từng ngày, xúc động chia sẻ: "Từng bước, Đảng và Nhà nước cùng nhân dân xây dựng chính quyền và khôi phục nền kinh tế. Hiện nay, người dân rất phấn khởi trước đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Bộ mặt của huyện An Lão đã có những thay đổi tích cực với sự phát triển của các cơ sở y tế, đường xá, nhà cửa, điện đường trường trạm. Tôi rất phới khởi vì thấy những nỗ lực của mình, những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đã góp phần vào sự thành công này, mang lại sự cải thiện rõ rệt cho cuộc sống hôm nay.

 


Tác giả: Tiến Huy - TT VHTT -TT huyện
Nguồn:anlao.binhdinh.gov.vn Copy link

Tin nổi bật Tin nổi bật