A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

An Lão: Dân đi đào “sâm rừng” là không chính xác

Gần đây một số phương tiện thông tin phản ánh người dân xã An Toàn đổ xô đi khai thác "sâm rừng". Tuy nhiên, chính quyền và nhiều người dân địa phương khẳng định, không có chuyện người dân đổ xô đi khai thác "sâm rừng".

Ông Đinh Công Niên - Chủ tịch xã An Toàn cho biết: Gần đây có thông tin một số người dân trong xã đi tìm một loại cây được gọi cây "sâm rừng" nhưng thực chất họ cũng không biết là loại sâm gì. Dựa trên đặc tính phát triển của cây nên người dân gọi là cây sâm "bảy lá một bông”. Loại cây này thường sống dưới đất sình lầy hoặc ven khe đá lớn dưới suối. Hàng năm cứ vào tháng 9-10, cây bắt đầu nảy mầm và mọc thân mềm (dạng giống như thân cây bông súng), có chiều cao khoảng từ 30-35 cm và có bảy lá, một bông.


Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ra lá và bông, cây sẽ rụng hết cả lá và bông rồi "nằm lì" dưới đất và đợi vào đúng thời điểm năm sau mới lại nẩy mầm, ra lá và bông. Chính do đặc điểm sinh trưởng này của cây, nên rất khó tìm. Chỉ có ít người trong làng chuyên đi gài bẫy săn bắt thú rừng mới để ý phát hiện sau khi được một số người từ tỉnh ngoài đưa mẫu để tìm kiếm và thu mua với giá từ 150.000 - 350.000 đồng/kg.


Ông Bùi Tiến Dũng - Phó Chủ tịch huyện An Lão cho hay: Thông tin người dân xã An Toàn đổ xô đi khai thác sâm rừng (sâm bảy lá, một bông) là không chính xác. Bởi thực chất, hiện nay cũng chưa có nhà khoa học nào kết luận đây là một trong các loài sâm quí. Tại rừng An Toàn nói riêng và huyện An Lão nói chung, dưới tán lá rừng có nhiều loại thảm thực vật, trong đó không ít loài thuốc quí nhưng loài sâm rừng (bảy lá, một bông) rất ít và khó tìm. Vì vậy, không phải người dân địa phương nào cũng biết và đi tìm. Cũng theo ông Dũng, vì ít và khó tìm nên ít người bỏ công tìm kiếm.


Theo Tin Tức Online 


Tin nổi bật Tin nổi bật