Công bố đường dây nóng về an toàn thực phẩm
Ảnh minh họa
Đường dây nóng được xây dựng nhằm tiếp nhận, xử lý và sử dụng các tin báo của tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Bộ Công Thương, đường dây nóng sẽ đảm bảo giữ bí mật về danh tính, điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh của tổ chức, cá nhân báo tin cũng như đảm bảo bí mật thông tin của cơ quan quản lý nhà nước; không sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật;
Đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày; liên lạc thuận tiện, số liên lạc dễ nhớ.
Cách thức hoạt động của đường dây nóng được thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Khi các tổ chức, cá nhân muốn báo tin, phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm sẽ gọi điện thoại đến đường dây nóng, thông qua số 1900 58 58 26;
- Bước 2: Sau khi nghe lời chào và hướng dẫn của tổng đài: “Cám ơn quý vị đã gọi điện thoại phản ánh thông tin vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm qua đường dây nóng của lực lượng Quản lý thị trường. Để phản ánh vi phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố nào, đề nghị báo tin trực tiếp cho Chi cục Quản lý thị trường bằng cách bấm mã vùng của tỉnh, thành phố đó. Ví dụ: Lạng Sơn bấm số 025; Đắk Lắk bấm số 050; Hậu Giang bấm số 071. Để phản ánh với Cục Quản lý thị trường, đề nghị bấm số 911. Xin cám ơn!”.
Theo VnMedia