|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giao lưu trực tuyến “Về chính sách đối với người có công với cách mạng”

(binhdinh.gov.vn) - Sáng nay (5.7), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Về chính sách đối với người có công với cách mạng” nhằm giải đáp những vướng mắc của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi dành cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Mừng và Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trương Hải Ân đồng chủ trì buổi giao lưu.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Mừng (trái) và Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trương Hải Ân đồng chủ trì buổi giao lưu.

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến: 

Ba tôi là thương binh hạng 2/4 và cũng là cựu binh bị địch bắt tù đày Côn Đảo, hiện sống ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Từ trước, hàng năm ba tôi có chế độ được đi nghỉ dưỡng đối với thương binh và chế độ cựu binh bị địch bắt tù đày. Nhưng 3 năm trở lại đây chỉ được hưởng một chế độ là thương binh, như vậy có đúng không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp: người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đồng thời là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; người đủ điều kiện công nhận và hưởng chế độ hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đồng thời thời là bệnh binh; người được công nhận và hưởng chế độ người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế đồng thời là người có công với cách mạng.

Như vậy, trường hợp của ba ông hiện đang hưởng 2 chế độ thương binh và tù đày thì chỉ được hưởng 1 suất chế độ điều dưỡng luân phiên đối với người có công với cách mạng. 

Xin cảm ơn câu hỏi của bạn!

Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến.

Bích Hồng , 30 tuổi - 20:50, 04/07/2018

Ba mẹ tôi là y sỹ tình nguyện chiến trường Campuchia. Sau đó, về công tác tại BV Lao phổi tỉnh Bình Định, Ba tôi được Nhà nước tặng Bằng khen Tổ quốc ghi công. Ba tôi đã mất năm 1992, giờ còn Mẹ nuôi 2 anh em tôi. Cho tôi hỏi, như vậy Ba mẹ tôi có được hưởng trợ cấp hay chính sách gì không? Nếu có thì gia đình tôi sẽ cần những thủ tục gì, mong Sở giải đáp cho gia đình tôi.

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 08:44, 05/07/2018

Về vấn đề này, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội xin trả lời như sau:

Trường hợp Ba của ông đã được tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” được công nhận liệt sĩ, thì thân nhân của liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm: Trợ cấp tiền tuất 1 lần khi báo tử, trợ cấp tiền tuất hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế, được ưu đãi các chính sách đối với thân nhân liệt sĩ.

Đề nghị ông liên hệ đến UBND xã, phường, thị trấn nơi ông đang thường trú để được hướng dẫn về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi theo quy định.

Trân trọng cảm ơn ông đã gửi câu hỏi đến Sở LĐ-TB&XH Bình Định!

Lê Thi Lý - 08:44, 28/06/2018

Anh tôi đi bộ đội hy sinh năm 1972, chị dâu tôi chưa có con, ở nhà nuôi bố mẹ liệt sĩ được 3 năm thì tái giá. Vậy chị dâu tôi có được hưởng trợ cấp tiền tuất đối với vợ liệt sĩ không?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 08:45, 05/07/2018

Anh tôi đi bộ đội hy sinh năm 1972, chị dâu tôi chưa có con, ở nhà nuôi bố mẹ liệt sĩ được 3 năm thì tái giá. Vậy chị dâu tôi có được hưởng trợ cấp tiền tuất đối với vợ liệt sĩ không?

Về việc  này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH quy định: Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận và được gia đình hoặc họ tộc của liệt sĩ có văn bản xác nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định.

Đối chiếu với quy định trên, đề nghị bà liên hệ UBND cấp xã nơi bà cưtrú để được hướng dẫn thủ hồ sơ giải quyết chế độ.

Cảm ơn bà đã gửi câu hỏi!

Cán bộ Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội đang trả lời câu hỏi tại buổi giao lưu.

Nguyễn Chí Bình - 08:35, 28/06/2018

Tôi xin hỏi, thủ tục đổi hoặc cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” gồm những gì?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 08:56, 05/07/2018

Trả lời:

Để được cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” đề nghị thân nhân của liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ làm đơn đề nghị cấp lại Bằng “Tổ quốc ghi công” theo mẫu TQ và gửi đơn đến UBND xã nơi thân nhân liệt sĩ đang thường trú xác nhận, tổng hợp gửi về Phòng LĐTBXH, Sở LĐTBXH để lập danh sách gửi Bộ LĐTBXH trình Thủ tướng Chính phủ cấp lại theo quy định.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi! 

Nguyến Thị Ái Nhi - 08:44, 28/06/2018

Bác tôi là cựu thanh niên xung phong, từng bị bắt giam ở nhà tù Côn Đảo. Nhưng hiện tại không còn giấy tờ gì chứng minh quãng thời gian hoạt động cách mạng (chỉ còn 2 người bạn tù ở Côn Đảo từng tham gia chiến đấu cùng bác tôi trước đây). Vậy bác tôi có được hưởng chế độ chính sách gì không? Và cần làm những thủ tục gì?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 08:51, 05/07/2018

Căn cứ Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 và Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục hồ sơ đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày thì trường hợp của bác ông nếu có một trong các giấy tờ thể hiện thời gian và nơi bị địch bắt tù, đày như: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên, lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước; xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù thì đề nghị liên hệ UBND cấp xã nơi thường trú để được hướng dẫn xác lập thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ Người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày. 

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Cán bộ tham gia giao lưu trả lời câu hỏi.

Trần Văn Minh - 15:16, 27/06/2018

Ông của tôi được Chính phủ tặng Bằng khen vì đã góp công góp sức trong cuộc kháng chiến. Năm 2003, ông tôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 47/2002/QĐ/TTg ngày 11/4/2002. Vậy, trường hợp được Bằng khen của Chính phủ tặng thì có thuộc đối tượng áp dụng theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh không?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:11, 05/07/2018

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì trường hợp của ông bạn đủ điều kiện giải quyết trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị liên hệ UBND cấp xã nơi ông bạn cư trú để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

 Phan Tuấn Kiệt - 08:32, 28/06/2018

Bố tôi là thương binh, mất sức lao động trên 61%, chết tháng 5/2018. Mẹ tôi sinh năm 1957, đang hưởng BHYT theo đối tượng thân nhân người có công. Vậy, năm 2019 mẹ tôi có được cấp thẻ BHYT nữa không hay đến thời điểm có quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:05, 05/07/2018

Trường hợp bạn hỏi, đề nghị liên hệ UBND cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn xác lập hồ sơ hưởng chế độ tuất từ trần đối với vợ thương binh 61% trước khi được cấp thẻ bảo hiểm y tế mới. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi!

Phan Minh Tấn - 08:47, 28/06/2018

Bố tôi tham gia du kích xã trong kháng chiến chống Mỹ, bị địch bắt, đày ra Côn Đảo từ năm 1970 đến năm 1975. Bố tôi không có giấy xác nhận ra tù, hiện gia đình chỉ còn giữ những lá thư có đóng dấu mộc của bố tôi ở Côn Đảo gửi về. Tôi xin hỏi, những lá thư đó có được coi là giấy tờ xác minh bố tôi bị tù đày Côn Đảo không? Có được hưởng chế độ người bị địch bắt tù, đày không?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:02, 05/07/2018

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về giấy tờ tài liệu khác để căn cứ giải quyết chế độ người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày: “Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước”. Như vậy, trường hợp bố của ông chỉ còn lá thư đóng dấu mộc không được coi là giấy tờ làm căn cứ giải quyết chế độ người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày. Xin cảm ơn!

Nguyễn Thị Ánh Hồng - 08:49, 28/06/2018

Xin hỏi cơ quan chức năng, trường hợp bố tôi trước kia tham gia hoạt động kháng chiến, trong khi làm nhiệm vụ bị mất tin, mất tích, như vậy có được xem xét công nhận liệt sĩ không ạ?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 09:00, 05/07/2018

Theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ quy định trường hợp người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định sau thì được xem xét công nhận liệt sĩ:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế;

đ) Đấu tranh chống tội phạm;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

 g) Do ốm đau, tai nạn khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Trường hợp bố của ông được xem xét công nhận liệt sĩ nếu thuộc một trong các quy định nêu trên.

Trân trọng cảm ơn ông đã gưi câu hỏi đến Sở LĐTBXH Bình Định.

Nguyễn Văn Tùng - 09:51, 05/07/2018

Ông nội của tôi đã chết, ông có 5 người con trong đó có 2 người con là liệt sĩ, đều không có vợ, con. Tháng 1/2015 bà nội của tôi được truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", bố đẻ của tôi thờ cúng bà nội tôi từ năm 1975 đến tháng 8/2013 thì chết, anh trai của tôi tiếp tục thờ cúng đến nay. Năm 2015 người bác thứ tư của tôi không thờ cúng bà nội nhưng làm thủ tục khai hưởng khoản tiền trợ cấp một lần và hiện vật khen thưởng của bà nội bà mà không có sự thỏa thuận của gia đình tôi và cũng không yêu cầu gia đình tôi cung cấp giấy chứng tử của bố bà. Như vậy là đúng hay sai? Hiện người bác thứ tư của tôi đã chết, anh trai tôi vẫn thờ cúng bà nội thì ai là người hưởng các chế độ của Bà mẹ Việt Nam anh hùng?

Ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Trưởng phòng PT phòng Người có công - 10:05, 05/07/2018

Theo quy định tại khoản 5, Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Đối với bà mẹ được truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì khoản tiền một lần và hiện vật khen thưởng được trao cho người chồng; nếu người chồng đã từ trần thì trao cho con hoặc vợ liệt sĩ thường xuyên giữ trách nhiệm thờ cúng bà mẹ; trường hợp bà mẹ không còn chồng, con thì trao cho người thân gần nhất chịu trách nhiệm thờ cúng, chăm sóc phần mộ của bà mẹ, theo đề nghị bằng văn bản của chính quyền cấp xã nơi bà mẹ cư trú khi còn sống.

Theo đó, Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn con thì người con sẽ nhận khoản tiền trợ cấp một lần và hiện vật khen thưởng.

Theo quy định hiện hành, không quy định chế độ thờ cúng đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Do đó, không có căn cứ để xem xét giải quyết chế độ đối với anh trai của bà.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi!

Nguyễn Thị Hồng - 09:06, 05/07/2018

Tôi xin hỏi, trường hợp Bà mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và 2 con là liệt sĩ thì được hưởng trợ cấp theo chế độ thân nhân của 2 liệt sĩ hay 3 liệt sĩ?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 10:05, 05/07/2018

Sở Lao động – TB&XH tỉnh Bình Định trả lời vấn đề này như sau:

Trường hợp Bà mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và 2 con là liệt sĩ thì được hưởng trợ cấp theo chế độ thân nhân của 3 liệt sĩ.

Trân trọng cảm ơn ông đã gửi câu hỏi.

Nguyễn Giang Linh - 15:01, 02/07/2018

Cha tôi là liệt sĩ, mỗi tháng tôi nhận tiền tử trợ cấp xã hội từ cha tôi thì bị cán bộ địa phương trừ lại 20 ngàn gọi là góp quỹ hỗ trợ. Điều đó đúng hay sai? có vi phạm pháp luật và đạo đức không?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 10:00, 05/07/2018

Sở Lao động – TB&XH tỉnh Bình Định trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định hiện hành không có quy định nào về việc địa phương trừ tiền trợ cấp xã hội đê góp quỹ hỗ trợ. Ông có thể phản ảnh vấn đề trên đến lãnh đạo UBND xã để được trả lời cụ thể về việc này.

Trân trọng cảm ơn ông đã gửi câu hỏi!

Trần Văn Bảy - 09:03, 05/07/2018

Bố tôi được tặng bằng khen của Uỷ Ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình vì có thành tích đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ. vậy bố tôi có được hưởng chế độ gì không?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:49, 05/07/2018

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Theo quy định trên, trường hợp bố của bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần tại Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị bạn liên hệ UBND cấp xã nơi bố bạn thường trú để được hướng dẫn, xác lập thủ tục hồ sơ theo quy định.

Xin cảm ơn!

Phạm Thanh Khương - 15:14, 27/06/2018

Bố tôi là nạn nhân chất độc da cam, thương tật trên 61%, đã chết năm 2017. Mẹ tôi 69 tuổi, làm thủ tục hưởng chế độ tuất hàng tháng nhưng được trả lời là không được vì có thu nhập trên lương cơ sở là 1.400.000 đồng. Theo tìm hiểu, tôi được biết cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội áp dụng là đối với người mất là hưu trí, mất sức. Còn bố tôi là người tham gia kháng chiến nên không áp dụng thu nhập thấp hơn lương cơ sở khi mẹ tôi làm chế độ tuất. Theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì mẹ tôi chỉ cần đủ 60 tuổi trở lên là được hưởng chế độ tuất hàng tháng mà không phụ thuộc bất cứ điều kiện nào khác. Nay mẹ tôi đã già, sức khỏe đi xuống nên muốn sớm tiếp cận được chế độ, đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:49, 05/07/2018

Căn cứ quy định tại Điều 42, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ quy định về Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì trường hợp của mẹ ông đủ điều kiện giải quyết tiền tuất hàng tháng như thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết. Đề nghị ông(bà) liên hệ UBND cấp xã nơi mẹ ông thường trú để được hướng dẫn xác lập thủ tục hồ sơ hưởng chế độ theo quy định. Xin cảm ơn!

Nguyễn Trung, 34 tuổi - 17:02, 04/07/2018

Xin phép cho em hỏi có 1 vấn đề: hiện em sinh sống và học tập bên Y học cổ truyền ở TP.HCM, thời gian đi lấy chứng chỉ hành nghề 1 năm, em đi thực tập ở bệnh viện Y học cổ truyền ở TP.HCM, sau thời gian kết thúc thì em về Sở y tế tỉnh Bình Định có được công nhận chứng chỉ hành nghề không ?? Em xin chân thành cảm ơn

Ông Trần Hạ Giang - Phó Trưởng phòng Người có công - 09:48, 05/07/2018

Vấn đề bạn hỏi, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị bạn liên hệ Sở Y tế tỉnh Bình Định để được trả lời cụ thể./.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chương trình!

Nguyễn Thị Hồng Minh - 08:30, 28/06/2018

Ông tôi là người có công với cách mạng, được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất, được Nhà nước xác nhận là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Năm 2006, ông tôi có xin Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong hạn mức, và đã nộp đầy đủ khoản tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, tại thời gian đó vì một số lý do, ông tôi không làm thủ tục để miễn giảm tiền sử dụng đất đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa hoc theo quy định tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vậy, cho tôi hỏi, bây giờ ông tôi có thể làm hồ sơ xin miễn giảm lại số tiền sử dụng đất đã nộp được không?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 09:48, 05/07/2018

Sở Lao động – TB&XH tỉnh Bình Định trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở

Tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 118/TTg ngày 27/2/1996 có bổ sung đối tượng Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hỗ trợ cải thiện nhà ở. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này không áp dụng đối với các trường hợp đã hoàn tất việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc được giao đất làm nhà ở. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ

Theo trình bày, ông nội của bạn là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, năm 2006 được Nhà nước giao đất làm nhà ở có thu tiền sử dụng đất và việc giao đất này đã được hoàn tất trước thời điểm Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành nên không thuộc trường hợp áp dụng miễn giảm tiền sử dụng đất.

Cám ơn đã gửi câu hỏi!

Phạm Hoài Nam - 15:03, 27/06/2018

Cách đây mấy tháng tôi có đi giám định chất độc da cam, được hưởng chế độ do bị tiểu đường type 2. Sau khi có quyết định được hưởng chế độ, tôi đi khám tại Bệnh viện 108 thì phát hiện bị ung thư tuỷ mà trước đây đi kiểm tra chất độc da cam không phát hiện ra và phải điều trị hàng tháng tại Bệnh viện 108. Vậy, tôi có được giám định lại để được hưởng thêm trợ cấp không?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 09:33, 05/07/2018

Vấn đề bà hỏi thì hiện nay chưa có văn bản quy định về việc giám định lại đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Do vậy, trường hợp của bà không thực hiện giám định lại để hưởng thêm chế độ.

Sở LĐTBXH Bình Định trân trọng cảm ơn bà đã gửi câu hỏi!

Ngọc Minh - 15:02, 02/07/2018

Tôi con thứ 5 của liệt sĩ. Tôi sẽ được hưởng chế độ gì theo quy định của nhà nước và áp dụng tới thời điểm nào hay áp dụng tới khi nào?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 09:31, 05/07/2018

Về việc này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Điểm đ Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định:Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.

Sở LĐTBXH Bình Định trả lởi để ông biết. Cảm ơn ông đã gửi câu hỏi!

Hoàng Minh Sang - 14:59, 02/07/2018

Cha tôi là Liệt sĩ, hi sinh năm 1968. Gia đình tôi mới tìm ra mộ và có nguyện vọng muốn cải táng cha tôi vào nghĩa trang liệt sĩ. Vậy, gia đình tôi cần làm những thủ tục gì và được hưởng các chế độ của nhà nước không? Cụ thể là những khoản nào?

Ông Trần Hạ Giang - Phó Trưởng phòng Người có công - 09:29, 05/07/2018

Vấn đề này, bạn cần thông báo với cơ quan quân sự địa phương nơi phát hiện mộ, để được phối hợp về quy tập mộ liệt sĩ theo quy định tại tại Điều 19 Thông tư số 214/2013/ TT-BQP ngày 7/12/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Về chế độ, được thực hiện theo Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-TTgngày 6/12/2013 quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi!

Nguyễn Văn Vỹ - 15:11, 27/06/2018

 

Bà nội của tôi là vợ hai của ông nội tôi, nuôi 2 con của chồng từ nhỏ. Lớn lên, 2 bác của ông nội tôi đi bộ đội và hy sinh, nhưng bà nội của tôi chưa được hưởng chế độ, chính sách. Bà nội tôi chết năm 1996. Vậy, bà nội của tôi có được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và hưởng chế độ tuất không?

Bà Bùi Thị Bích Hạnh - Chuyên viên phòng Người có công - 09:23, 05/07/2018

* Về chê độ trợ cấp đối với người nuôi dưỡng liệt sĩ: Trường hợp bà nội của ông là người nuôi 2 con của chồng từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất liệt sĩ hàng tháng.

* Về công nhận Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Căn cứ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;

b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;

d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;

đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên bà nội của ông là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ nên không đủ điều kiện để đề nghị danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi!

Trần Văn Minh - 15:16, 27/06/2018

Ông của tôi được Chính phủ tặng Bằng khen vì đã góp công góp sức trong cuộc kháng chiến. Năm 2003, ông tôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định 47/2002/QĐ/TTg ngày 11/4/2002. Vậy, trường hợp được Bằng khen của Chính phủ tặng thì có thuộc đối tượng áp dụng theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh không?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:11, 05/07/2018

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì trường hợp của ông bạn đủ điều kiện giải quyết trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 24/2016/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị liên hệ UBND cấp xã nơi ông bạn cư trú để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Phan Tuấn Kiệt - 08:32, 28/06/2018

Bố tôi là thương binh, mất sức lao động trên 61%, chết tháng 5/2018. Mẹ tôi sinh năm 1957, đang hưởng BHYT theo đối tượng thân nhân người có công. Vậy, năm 2019 mẹ tôi có được cấp thẻ BHYT nữa không hay đến thời điểm có quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:05, 05/07/2018

Trường hợp bạn hỏi, đề nghị liên hệ UBND cấp xã nơi cư trú để được hướng dẫn xác lập hồ sơ hưởng chế độ tuất từ trần đối với vợ thương binh 61% trước khi được cấp thẻ bảo hiểm y tế mới. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi!

Phan Minh Tấn - 08:47, 28/06/2018

Bố tôi tham gia du kích xã trong kháng chiến chống Mỹ, bị địch bắt, đày ra Côn Đảo từ năm 1970 đến năm 1975. Bố tôi không có giấy xác nhận ra tù, hiện gia đình chỉ còn giữ những lá thư có đóng dấu mộc của bố tôi ở Côn Đảo gửi về. Tôi xin hỏi, những lá thư đó có được coi là giấy tờ xác minh bố tôi bị tù đày Côn Đảo không? Có được hưởng chế độ người bị địch bắt tù, đày không?

Ông Trần Văn Thiêm - Chuyên viên phòng Người có công - 09:02, 05/07/2018

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về giấy tờ tài liệu khác để căn cứ giải quyết chế độ người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày: “Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước”. Như vậy, trường hợp bố của ông chỉ còn lá thư đóng dấu mộc không được coi là giấy tờ làm căn cứ giải quyết chế độ người HĐCM, HĐKC bị địch bắt tù, đày. Xin cảm ơn!


Tin nổi bật Tin nổi bật