|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khi nước đã thôi mặn

Có thể người xưa sử dụng nhiều tên gọi khác nhau, như Nước Mặn hải môn trong bản đồ Hồng Đức,... nhưng đều chỉ về cảng thị Nước Mặn, một thương cảng sánh vai với Thanh Hà, Hội An của Đàng Trong thời mở cõi.


Giờ nó là một vùng quê kiểng có tên thôn An Hòa, xã Phước Quang, tỉnh Bình Định.

Bước chân của người phương Tây, qua các thương nhân, người du hành, nhà truyền giáo như Cristophoro Borri, P.B.Lafont, Pierre Poivre …đã đặt lên và có những ghi chép quý giá trong bút ký, hồi ký của họ về sự tồn tại của một cảng thị phồn vinh. 

“Chúng tôi lại leo lên lưng voi và lên đường với một đoàn tùy tùng đông đảo để đi đến thành phố Nước Mặn. Vị tổng trấn liền ra lệnh xây dựng cho chúng tôi một cái nhà rất tiện nghi ở thành phố (ville) Nehorman”, là những dòng ghi chép của Cristophoro Borri trong Xứ Đàng Trong năm 1621.



Từ những cứ liệu lịch sử khá hiếm hoi ấy, cộng thêm với gia phả, ký ức truyền đời của cư dân Việt và Minh Hương, đặc biệt của các dòng họ cự phú Ngụy, Từ, Khưu, Lý, Khổng, Lâm, Huỳnh... hoặc dấu vết còn sót lại như các mảnh sành sứ, móng đất nung, bình phong, trụ đá tán, tường vôi, gạch, đá ong, mật mía …, dưới nhiều góc độ khác nhau, các nhà sử học, khảo cổ học, văn hóa học đã khảo sát vị trí, quy mô và quá trình hoạt động, phục dựng trong các công trình nghiên cứu phần nào diện mạo đô thị Nước Mặn. 

Hằng năm, mồng 2 tháng 2 âm lịch, tại nơi này có tổ chức lễ hội với nhiều loại hình văn hóa văn nghệ truyền thống. Hình như nhà nghiên cứu gửi hoài vọng bằng những hồi quang ý niệm nguồn gốc, nỗi hoài cổ luôn ẩn náu chờ lúc tuôn trào trong tâm trạng cư dân hiện đại quá nhiều sức ép của văn minh kỹ trị. 

Mỗi lễ hội đều có chức năng riêng và chung, có thể gom những bọt sóng đã tàn phai, những ngọn lửa đã lụi tắt, những con thuyền đã chôn chặt mỏ neo dưới ba thước đất… kéo khoảng thời gian đã về hư không trở lại trần thế. Nhưng với du khách, đó có thể là một chuyến vui chân, một chốn hẹn hò, một chút sôi động giữa tháng ngày phẳng lặng, một nỗi tìm hiểu, một khao khát mong cầu… 

Hình như ý nghĩa tâm linh ở mội lễ hội luôn là ý nghĩa vượt trội, không chỉ ở nơi này. Cho nên khói hương nghi ngút từ sáng ngày hôm trước cho tới sáng trưa chiều tối đêm hôm sau, trong các điện thờ miếu thờ, giữa hàng nghìn con người nam phụ lão ấu chen vai thích cánh, không còn là chuyện lạ.

Khi Nước Mặn đã thôi mặn, khách hành hương dù hữu tâm cũng đâu phải ai cũng nghĩ mình là hạt muối thêm vào. 

Hội Bài chòi cổ trong Lễ hội đô thị Nước Mặn


Chùa Bà-địa điểm chính của Lễ hội Đô thị Nước Mặn


Giờ biểu diễn




Nguyễn Thanh Mừng (Nguồn: danviet.vn)




Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật