A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề xuất quy định mới trong hoạt động đường sắt

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

Ảnh minh họa.

Bộ Giao thông vận tải cho biếtLuật Đường sắt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Ngày 19/1/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP.

Qua gần 8 năm thi hành, Luật Đường sắt và các Nghị định nêu trên đã phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tế; về cơ bản đã xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước về lĩnh vực đường sắt, xác lập được mối quan hệ cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động đường sắt và bước đầu tạo lập các cơ sở, tiêu chí và nguyên tắc cơ bản để phát triển bền vững ngành đường sắt. Mặc dù vậy, thực tiễn thi hành các Nghị định cho thấy còn có một số vướng mắc, bất cập.

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt thay thế cho các Nghị định nêu trên nhằm điều chỉnh những quy định về hoạt động của ngành đường sắt cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong hoạt động giao thông đường sắt cũng như tăng cường sức cạnh tranh của vận tải đường sắt so với các loại hình vận tải khác.

Bổ sung quy định về đường sắt đô thị

Dự thảo Nghị định gồm 8 chương, 56 điều. So với Nghị định 109/2006/NĐ-CP thì dự thảo Nghị định tăng 1 chương, 5 điều. Trong đó, sửa đổi bổ sung 11 điều, giữ nguyên 40 điều.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với đường sắt đô thị- loại hình giao thông mới mà khi xây dựng Luật Đường sắt cũng như Nghị định hướng dẫn chưa được quy định, Bộ đã đề xuất bổ sung mới quy định về chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị; quy định về giấy phép lái tàu đường sắt đô thị.

Cụ thể, ngoài các quy định tại Khoản 4 Điều 46 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 47 Luật Đường sắt, đối với đường sắt đô thị người lái tàu phải đảm bảo các điều kiện sau: Có bằng, chứng chỉ đào tạo lái tàu đường sắt đô thị; có độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; đạt yêu cầu sát hạch lái tàu đường sắt đô thị.

Bên cạnh đó, đường sắt đô thị khi đưa vào khai thác phải có chứng nhận an toàn hệ thống. Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về an toàn hệ thống đường sắt đô thị và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Miễn giảm giá vé đi tàu

Theo Bộ Giao thông vận tải, một số quy định liên quan đến miễn giảm giá vé đi tàu cho đối tượng chính sách xã hội cũng cần sửa đổi cho phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ, miễn vé áp dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 2 đối tượng miễn vé đi cùng.

Dự thảo cũng nêu rõ việc giảm giá vé sẽ áp dụng cho các đối tượng sau đây: Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc màu da cam; người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng.

Theo dự thảo, người được miễn, giảm giá vé tàu phải xuất trình giấy chứng nhận thuộc đối tượng quy định cùng giấy tờ tùy thân khi mua vé cũng như khi đi tàu. Trường hợp đối tượng chính sách xã hội đi tàu được hưởng từ 2 chế độ giảm giá vé trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ giảm giá vé cao nhất.

Bộ Giao thông vận tải cho biếtLuật Đường sắt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Ngày 19/1/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP.

Qua gần 8 năm thi hành, Luật Đường sắt và các Nghị định nêu trên đã phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tế; về cơ bản đã xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý nhà nước về lĩnh vực đường sắt, xác lập được mối quan hệ cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động đường sắt và bước đầu tạo lập các cơ sở, tiêu chí và nguyên tắc cơ bản để phát triển bền vững ngành đường sắt. Mặc dù vậy, thực tiễn thi hành các Nghị định cho thấy còn có một số vướng mắc, bất cập.

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt thay thế cho các Nghị định nêu trên nhằm điều chỉnh những quy định về hoạt động của ngành đường sắt cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong hoạt động giao thông đường sắt cũng như tăng cường sức cạnh tranh của vận tải đường sắt so với các loại hình vận tải khác.

Bổ sung quy định về đường sắt đô thị

Dự thảo Nghị định gồm 8 chương, 56 điều. So với Nghị định 109/2006/NĐ-CP thì dự thảo Nghị định tăng 1 chương, 5 điều. Trong đó, sửa đổi bổ sung 11 điều, giữ nguyên 40 điều.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với đường sắt đô thị- loại hình giao thông mới mà khi xây dựng Luật Đường sắt cũng như Nghị định hướng dẫn chưa được quy định, Bộ đã đề xuất bổ sung mới quy định về chứng nhận an toàn hệ thống đường sắt đô thị; quy định về giấy phép lái tàu đường sắt đô thị.

Cụ thể, ngoài các quy định tại Khoản 4 Điều 46 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 47 Luật Đường sắt, đối với đường sắt đô thị người lái tàu phải đảm bảo các điều kiện sau: Có bằng, chứng chỉ đào tạo lái tàu đường sắt đô thị; có độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; đạt yêu cầu sát hạch lái tàu đường sắt đô thị.

Bên cạnh đó, đường sắt đô thị khi đưa vào khai thác phải có chứng nhận an toàn hệ thống. Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về an toàn hệ thống đường sắt đô thị và điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Miễn giảm giá vé đi tàu

Theo Bộ Giao thông vận tải, một số quy định liên quan đến miễn giảm giá vé đi tàu cho đối tượng chính sách xã hội cũng cần sửa đổi cho phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ, miễn vé áp dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng người lớn. Trẻ em được miễn vé phải sử dụng chung chỗ của người lớn đi cùng. Mỗi người lớn được kèm không quá 2 đối tượng miễn vé đi cùng.

Dự thảo cũng nêu rõ việc giảm giá vé sẽ áp dụng cho các đối tượng sau đây: Mức giảm 90% giá vé áp dụng cho người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Mức giảm 30% giá vé áp dụng cho các đối tượng là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nạn nhân chất độc màu da cam; người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng.

Theo dự thảo, người được miễn, giảm giá vé tàu phải xuất trình giấy chứng nhận thuộc đối tượng quy định cùng giấy tờ tùy thân khi mua vé cũng như khi đi tàu. Trường hợp đối tượng chính sách xã hội đi tàu được hưởng từ 2 chế độ giảm giá vé trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ giảm giá vé cao nhất.

Theo chinhphu.vn


Tin nổi bật Tin nổi bật