|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020

1. Về chất lượng

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó quan tâm đến cán bộ, công chức, viên chức ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, có trí tuệ, tư duy đổi mới và năng lực hoạt động thực tiễn, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ, có tính kế thừa, không để hẫn hụt cán bộ trong từng giai đoạn. Đồng thời tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn theo chức danh ngạch bậc theo quy định. Đến năm 2015, phấn đấu 100% cán bộ lãnh đạo đạt trình độ đại học và trên đại học, trên 80% công chức, viên chức đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ chức hoạt động hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của đa ngành, đa lĩnh vực.

2. Về số lượng nhân lực đến năm 2020

a) Tổng nhu cầu nhân lực chuyên môn nghiệp vụ:

Dự báo nhân lực ngành Nội vụ của tỉnh Bình Định tăng thêm do nhu cầu phát triển ngành thời kỳ 2011-2015 mỗi năm tăng khoảng 10,5% và thời kỳ 2016-2020 mỗi năm tăng khoảng 3-4%. Tổng nhân lực ngành Nội vụ của tỉnh cần tuyển mới giai đoạn 2011-2015 mỗi năm khoảng trên 37 người, giai đoạn 2016-2020 mỗi năm tăng khoảng 17 người.

b) Dự báo nhu cầu cán bộ lãnh đạo, quản lý:

Nhu cầu bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ lãnh đạo Sở Nội vụ; Trưởng, phó các phòng chuyên môn thuộc Sở Nội vụ; Trưởng, phó các phòng chuyên môn của các đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ; Trưởng, phó các phòng Tổ chức - Cán bộ (hoặc Văn phòng) các Sở, ban ngành; Trưởng, phó phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2011-2015 mỗi năm tăng khoảng 12 người và giai đoạn 2016-2020 mỗi năm tăng khoảng 04 người.

c) Dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực:

- Nhân lực trong lĩnh vực tổ chức nhà nước: khoảng 25 người

- Nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo: khoảng 05 người

- Nhân lực trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng: khoảng 05 người

- Nhân lực trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ: khoảng 10 người

d) Dự báo nhu cầu về trình độ đào tạo:

Số cán bộ, công chức, viên chức của ngành Nội vụ có trình độ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ khoảng đến năm 2015 khoảng 19 người đạt tỷ lệ 6,4%; đến năm 2020 khoảng 55 người đạt tỷ lệ 10,2% và đến năm 2020 trình độ cử nhân khoảng 461 người đạt tỷ lệ 85,8% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ tỉnh Bình Định.

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2011-2015 là 49,7%, giai đoạn 2016-2020 là 65,3% tổng số cán bộ, công chức, viên chức.

3. Quy hoạch các vị trí lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Nội vụ để thay thế bổ sung trong những năm 2013-2020

Công tác quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được quan tâm chú trọng; các đơn vị, địa phương thuộc tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch cán bộ từng năm và giai đoạn 5 năm, chú trọng đội ngũ cán bộ nữ, trẻ, cán bộ có năng lực, bảo đảm tính chủ động, tầm nhìn xa, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài, nhằm từng bước bổ sung và thay thế đội ngũ cán bộ lãnh đạo đến tuổi nghỉ hưu. Xây dựng quy hoạch cán bộ theo hướng “động” và “mở”. Hằng năm, các cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị điều chỉnh bổ sung quy hoạch, nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành của CBCCVC. Người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; định kỳ hằng năm có sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cán bộ. Dự kiến đến năm 2020, quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo của ngành Nội vụ là 53 người chiếm tỷ lệ 29,6% trên tổng số CCVC ngành Nội vụ của tỉnh.

4. Những giải pháp phát triển nhân lực ngành Nội vụ đến năm 2020

- Tuyển dụng, bổ sung nhân lực căn cứ vào quy hoạch nhân lực và tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nhân tài, cán bộ trẻ, các chuyên gia trình độ cao tham gia công tác trong lĩnh vực ngành Nội vụ;

- Thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và từng bước hiện đại hoá, chuyên nghiệm hoá. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và các hoạt động công chức công vụ;

- Bố trí, sử dụng nhân lực căn cứ vào quy hoạch nhân lực và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Xây dựng cơ cấu ngạch công chức, viên chức hợp lý, đảm bảo cân đối về trình độ chuyên môn, ngạch công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị;

- Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính; các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài về tham gia công tác trong lĩnh vực ngành Nội vụ. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác;

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định. Xây dựng kế hoạch, quy chế và cơ chế, chính sách đào tạo và phát triển nhân lực ngành Nội vụ; chú trọng việc đào tạo lại theo định kỳ với các hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng chú ý tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật và các kỹ năng hoạt động, công tác ở cơ sở;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đào tạo phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bố trí, sử dụng cán bộ. Mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển đã được đào tạo đạt chuẩn chức danh giữ các chức vụ lãnh đạo phù hợp với chuyên môn đào tạo.

 

Nguồn: Báo cáo 120/BC-UBND, ngày 30/07/2012


Tin nổi bật Tin nổi bật