A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy hoạch báo chí in tỉnh Bình Định đến năm 2020

QUY HOẠCH, SẮP XẾP MẠNG LƯỚI BÁO CHÍ IN

TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020. 

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH:

- Xây dựng quy hoạch phát triển báo chí in trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với hệ thống báo chí in trên toàn quốc và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu phát triển báo chí in ngang tầm khu vực và báo chí in cả nước. Thực hiện ngày càng tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những thành tựu của đất nước, những hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; đồng thời báo chí in là cầu nối của Đảng, Nhà nước với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí in, tạo điều kiện cho báo chí hoạt động đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và khai thác có hiệu quả các hoạt động báo chí. Chú trọng đưa báo chí in đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; khắc phục tình trạng ra báo chí kém chất lượng, chạy theo thương mại.

- Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt, đảm bảo an ninh - quốc phòng, đảm bảo an toàn thông tin. Ngăn ngừa, khắc phục khuynh hướng sai trái, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức báo chí; kiên quyết đấu tranh chống các lực lượng thù địch lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tuyên truyền xuyên tạc gây hại cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Tuân thủ đúng Luật báo chí, các quy định của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh. Tăng cường tính định hướng và chất lượng toàn diện cho các báo, tạp chí, không tăng số lượng tờ báo.

- Hạn chế tối đa việc xuất bản báo chí in sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước; từng bước xoá bỏ bao cấp, tự chủ về tài chính theo lộ trình phù hợp.

II. NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH :

- Sắp xếp, ổn định hệ thống báo chí in trong toàn tỉnh, duy trì các cơ quan báo, tạp chí hoạt động có hiệu quả. Khắc phục sự chồng chéo, lãng phí, mất cân đối, hiệu quả xã hội thấp. Rà soát, giảm bớt những tạp chí, bản tin không đủ các điều kiện để hoạt động theo đúng quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, Nghị định của Chính phủ, Quy chế xuất bản bản tin của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với tạp chí của các sở, ngành có sự trùng lặp về nội dung, số lượng phát hành thấp, phạm vị thông tin hẹp, hiệu quả tuyên truyền không cao, đối tượng phục vụ không nhiều thì xem xét chuyển thành đặc san xuất bản không định kỳ hoặc bản tin xuất bản định kỳ.

- Tập trung đầu tư tờ Báo in chủ lực thuộc Đảng bộ tỉnh (Báo Bình định) và duy trì một số tạp chí phù hợp.

- Đối với các cơ quan đã có đặc san hoặc bản tin khi sáp nhập cơ quan thì chỉ thực hiện một đặc san hoặc bản tin.

III. ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH.

1. Báo chí của cơ quan Đảng:

- Báo Bình Định.

2. Hội chính trị -xã hội - nghề nghiệp:

- Tạp chí Văn nghệ Bình Định (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh).

3. Các bản tin của các sở, ngành của tỉnh.

- Một số đơn vị, cơ quan có hoạt động rộng, phục vụ đông đối tượng.

IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH.

1. Báo Bình Định (thuộc Tỉnh uỷ Bình Định):

- Xuất bản nhật báo, trong đó từ thứ 2 đến thứ 7 in 12 trang, chủ nhật in 16 trang, khuôn khổ 18 x 41cm.

- Nội dung phổ biến, tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội của tỉnh; kêu gọi đầu tư vào Bình Định, quảng bá thu hút khách du lịch, phục vụ rộng rãi cán bộ, nhân dân trong tỉnh; đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng và sự góp ý của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

- Hình thức đẹp, khuôn khổ theo quy định của pháp luật.

- Phạm vi phát hành trong tỉnh và giao lưu với các tỉnh, thành phố, phát hành qua bưu điện và tự phát hành.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên… đủ năng lực điều hành và hoạt động.

- Lộ trình:

+ Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

+ Đảm bảo số lượng báo phát hành đến các cơ quan, doanh nghiệp, xã, phường, thị trấn, thôn, bản, làng và đông đảo nhân dân để kịp thời thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh (tỉnh sẽ có chính sách tài trợ phát hành báo chí cho các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa).

- Bình Định nguyệt san (là ấn phẩm thuộc Báo Bình Định):

+ Giai đoạn 2009-2010: giữ nguyên như hiện nay.

+ Giai đoạn 2011-2020: không xuất bản ấn phẩm Bình Định nguyệt san để tập trung nâng cao chất lượng cho Báo Bình Định.

2 Tạp chí Văn nghệ Bình Định (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định).

- Nội dung phổ biến, tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hoạt động văn học-nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.

- Hình thức đẹp, khuôn khổ theo quy định của pháp luật.

- Phạm vi phục vụ cho cán bộ, hội viên, nhân dân trong tỉnh và giao lưu, trao đổi với Hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố; phát hành qua bưu điện và tự phát hành.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên… đủ năng lực điều hành và hoạt động.

- Lộ trình:

+ Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

+ Kinh phí hoạt động do ngân sách tỉnh cân đối, bố trí trong dự toán được giao hàng năm cho Hội.

3. Bản tin

3.1.  Bản tin Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Lộ trình:

+ Giai đoạn 2009 đến năm 2010: giữ nguyên tạp chí Văn hoá Bình Định như hiện nay.

+ Đến năm 2011: chuyển sang Bản tin Văn hoá, Thể thao và Du lịch xuất bản định kỳ;

+ Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

3.2.  Bản tin Công đoàn Bình Định

- Lộ trình:

+ Giai đoạn 2009 đến năm 2010: giữ nguyên tạp chí Công đoàn Bình Định  như hiện nay.

+ Đến năm 2011: chuyển sang Bản tin Công đoàn Bình Định xuất bản định kỳ.

+ Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

3.3. Bản tin Khoa học - Công nghệ

- Lộ trình:

+ Giai đoạn 2009 đến năm 2010: giữ nguyên tạp chí Khoa học – Công nghệ Bình Định như hiện nay.

+ Đến năm 2011: chuyển sang Bản tin Khoa học – Công nghệ Bình Định xuất bản định kỳ.

+ Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

3.4. Bản tin Người làm báo  Bình Định

- Lộ trình:

+ Giai đoạn 2009 đến năm 2010: giữ nguyên tạp chí Người làm báo Bình Định như hiện nay.

+ Đến năm 2011: chuyển sang Bản tin Người làm báo Bình Định  xuất bản định kỳ;

+  Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

3.5. Bản tin của Ban Quản lý khu kinh tế Bình Định.

-Lộ trình:

+ Giai đoạn 2009-2010: thành lập mới, giao Ban quản lý đặt tên; xuất bản bản tin định kỳ.

+ Đến năm 2011: có thể nâng lên thành đặc san.

+ Số lượng phát hành, cơ chế, chính sách hoạt động: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong từng thời kỳ (2009-2010; 2011-2015; 2016-2020).

3.6. Các bản tin khác:

Lộ trình:

+ Giai đoạn 2009-2020: giữ nguyên các bản tin đã có: Bản tin Thông báo nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bản tin Thông tin Hội đồng nhân dân của thường trực HĐND tỉnh, Bản tin Sản xuất và thị trường nông, lâm, thuỷ sản Bình Định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bản tin Tư pháp Bình Định của thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Bản tin Công thương Bình Định của Sở Công Thương, Bản tin Thông tin và Truyền thông của Sở Thông tin và Truyền thông.

Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, biên tập viên kiêm nhiệm, đảm bảo nội dung có chất lượng.

+ Giai đoạn: 2011-2020: Thành lập mới một số bản tin thuộc:  Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội làm vườn tỉnh và một số sở, ngành, địa phương…có đủ điều kiện theo quy định về thành lập bản tin

* Nguồn kinh phí thực hiện xuất bản bản tin định kỳ của các sở, ngành, đoàn thể (kể cả các loại bản tin thành lập mới): Sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cân đối bố trí trong nguồn kinh phí nghiệp vụ hàng năm cho đơn vị. Đối với những đặc san, bản tin xuất bản phục vụ một số các nhiệm vụ chính trị theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh; những đặc san, bản tin có phạm vi phát hành rộng, có giá trị thiết thực phục vụ đông đảo công chúng, giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ thêm kinh phí.

Các sở, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố… xuất bản đặc san nhân sự kiện quan trọng, thì xin giấy phép xuất bản của cơ quan có thẩm quyền.

4. Đối với Báo chí Trung ương và các tỉnh, thành phố:

Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Thông tin và truyền thông. Tỉnh tạo điều kiện tốt nhất để các văn phòng đại diện các báo Trung ương, các tỉnh, thành phố; phóng viên thường trú hoạt động tại Bình Định và các cơ quan báo chí in, phát hành báo tại Bình Định.

 

PHẦN III

CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC GIẢI PHÁP:

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với hoạt động báo chí in.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí in tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện để báo chí in thực hiện tốt Luật báo chí và các văn bản chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, các biên tập viên và phóng viên.

4. Có chính sách đầu tư từ ngân sách tỉnh và các cơ quan chủ quản báo chí phù hợp để hoạt động báo chí ngày càng có hiệu quả, nâng cao chất lượng về vật chất, trang thiết bị công nghệ.

5. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực: kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý báo chí có trình độ, năng lực và uy tín, đảm bảo cho hoạt động báo chí địa phương phát triển lành mạnh, phù hợp với xu thế phát triển thông tin hiện đại. Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ biên tập viên, phóng viên, chính sách bảo vệ quyền lợi người làm báo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng cao trong lĩnh vực báo chí để thu hút nhân tài.

6. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác phát hành báo in cho các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; mở rộng mạng lưới phát hành báo in đến thôn, bản, làng, nhất là báo Nhân dân, báo Bình Định đến tất cả các cơ quan, xí nghiệp, xã, phường, thị trấn, thôn, bản, làng trong ngày. Tuyên truyền cán bộ, nhân dân đọc, xem báo. Các loại tạp chí, bản tin phát hành đến cơ sở của chuyên ngành.

Nguồn: Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 6/7/2009 của UBND tỉnh Bình Định


Tin nổi bật Tin nổi bật