A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020

1. Quan điểm

- Phát triển nhân lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

- Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của giai đoạn 2011-2020.

- Phát triển nhân lực phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực, vùng, miền trong tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển    

a)Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và cơ cấu hợp lý theo nhu cầu phát  triển của nền kinh  tế - xã hội. Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020.

- Nâng cao trình độ dân trí, tạo bước chuyển biến rõ rệt về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa, tiếp tục phân bổ lại dân cư trên địa bàn tỉnh nhằm đạt tới sự phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và các ngành khác và tạo ra sự bứt phá mới về phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố, thị xã đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, trong đó chú ý đào tạo cán bộ miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp vững vàng về chính trị, có đạo đức lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân, có trí tuệ, tư duy đổi mới và năng lực hoạt động thực tiễn, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, nhằm lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Đào tạo 15 - 20 tiến sĩ và 550 - 600 thạc sĩ và tương đương;

+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao gióa dục toàn diện, phổ cập giáo dục bậc trung học.

+ Cơ cấu lao động năm 2015 là nông - lâm - ngư nghiệp 57,5%, công nghiệp - xây dựng 20,9% và dịch vụ 21,6% lực lượng lao động.

+ Năng suất lao động tăng nhanh từ 31,8 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 60,3 triệu đồng/lao động năm 2015.

+ Đến năm 2015:

* Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 46,0%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 32,0%, tăng 11 % so với năm 2010. Cơ cấu lao động sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng là 80,0%; trình độ trung cấp nghề chiếm 13,0%; cao đẳng nghề chiếm 7,0%.

* 100% cán bộ, công chức của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn chức danh theo qui định. Trong đó ít nhất 5% cán bộ công chức viên chức có trình độ tiến sĩ,thạc sĩ và tương đương, 5% có trình độ ngoại ngữ đủ điều kiện đi đào tạo ở nước ngoài.

* 100% cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ dự nguồn cấp xã có trình độ trung cấp chuyên ngành và trung cấp lý luận chính trị-hành chính trở lên, trong đó có 40% cán bộ công chức có trình độ đại học ,cao đẳng chuyên ngành.

* Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ cấu hợp lý; tỷ lệ cán bộ nữ ít nhất là 15%, cán bộ trẻ dưới 40 tuổi 20%, cán bộ dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi đạt từ 25-30%.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tiếp tục đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ và các chức danh tương đương; thực hiện các giải pháp nâng cao gióa dục toàn diện, phổ cập giáo dục bậc trung học cho phù hợp.

+ Cơ cấu lao động năm 2020 là Nông - Lâm - Ngư nghiệp 45,0%, công  nghiệp - xây dựng 28,0%  và các ngành dịch vụ 27,0% lực lượng lao động.

+ Năng suất lao động tăng từ 60,3 triệu đồng/lao động năm 2015 lên 130,0 triệu đồng/lao động năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,0%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đạt 60,0%, tăng 30% so với năm 2015. Cơ cấu lao động sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng là 71,0%; trình độ trung cấp nghề chiếm 16,0%; cao đẳng nghề chiếm 13,6%.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Dự báo cung lao động

Theo dự báo tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2011 - 2015 là 0,36%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 0,33%/năm. Dân số trung bình ước thực hiện đến năm 2015 là: 1.520 ngàn người và ước thực hiện đến năm 2020 là: 1.545 ngàn người. Lực lượng lao động tương ứng đến năm 2015 là 913 nghìn người và năm 2020 là 1.005 nghìn người.

- Tổng số lực lượng lao động (tổng cung lao động):

+ Thực hiện chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn 2011 - 2015 mỗi năm tỉnh giảm tỷ lệ sinh 0,2%o - 0,3%o; giai đoạn 2016 - 2020 mỗi năm tỉnh giảm tỷ lệ sinh 0,15%o - 0,2%o. Theo dự báo tốc độ tăng dân số trung bình thời kỳ 2011-2015 của tỉnh là 0,36%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 0,33%/năm. Dân số trung bình ước thực hiện đến năm 2015 là: 1.520 ngàn người và ước thực hiện đến năm 2020 là: 1.545 ngàn người.

+ Về tổng số lao động làm việc: Năm 2010 có 832,6 ngàn người. Năm 2015 là 913 ngàn người và đến năm 2020 là 1.005 nghìn người.

+ Về nhu cầu lao động qua đào tạo nghề: Năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt 55% và năm 2020 đạt 70% so tổng số lao động.

- Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế

+ Ngành Nông - lâm - ngư nghiệp: Năm 2005 là 64,7% , ước thực hiện năm 2010 là 58,3%; đến năm 2015 đạt 52% và dự kiến đến năm 2020 là 37%.

+ Ngành Công nghiệp - xây dựng: Năm 2005 là 15,5% , ước thực hiện năm 2010 là 19,3%; đến năm 2015 đạt 23% và dự kiến đến năm 2020 là 32%.

+ Ngành Dịch vụ: Năm 2005 là 19,8% , ước thực hiện năm 2010 là 22,4%; đến năm 2015 đạt 25% và dự kiến đến năm 2020 là 31%.

2. Dự báo cầu lao động

2.1. Nhu cầu lao động được đào tạo đến năm 2015

+ Nông, Lâm, Thủy sản

* Hệ dạy nghề (TCDN): Tổng số  227.980 người

* Hệ đào tạo (GD-ĐT):  Tổng số      2.905 người

+ Công nghiệp và Xây dựng

* Hệ dạy nghề (TCDN): Tổng số 114.990 người

* Hệ đào tạo (GD-ĐT):  Tổng số      4.100 người

+ Dịch vụ

* Hệ dạy nghề (TCDN): Tổng số   99.400 người

* Hệ đào tạo (GD-ĐT):  Tổng số   11.855 người

2.2. Nhu cầu lao động được đào tạo đến năm 2020

+ Nông, Lâm, Thủy sản

* Hệ dạy nghề (TCDN): Tổng số  255.280 người

* Hệ đào tạo (GD-ĐT):  Tổng số      2.690 người

+ Công nghiệp và Xây dựng

* Hệ dạy nghề (TCDN): Tổng số   242.880 người

* Hệ đào tạo (GD-ĐT):  Tổng số       3.402 người

+ Dịch vụ

* Hệ dạy nghề (TCDN): Tổng số  198.200 người

* Hệ đào tạo (GD-ĐT):  Tổng số     12.692 người

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền về đào tạo , phát triển nguồn nhân lực

Tổ chức triển khai quán triệt, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các doanh nghiệp, đảng viên và trong nhân dân đối với Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển toàn diện con người, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực (số lượng đông, tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp…) thành lợi thế (chủ yếu qua đào tạo), là nhiệm vụ của toàn xã hội, mang tính xã hội: của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của doanh nghiệp và của gia đình cũng như bản thân mỗi người lao động. Đây chính là thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội vì con người và do con người, là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

Việc phát triển nhân lực phải được xem là một trong những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong công tác chỉ đạo điều hành trong công tác quản lý của các cấp lãnh đạo tỉnh. Trong các chỉ tiêu nhiệm vụ, chỉ đạo thực hiện và đánh giá công tác hàng năm, cần xác định thêm nhiệm vụ đáp ứng nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường… của tỉnh.

2. Đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực

2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực.

- Thống nhất về quản lý Quy hoạch phát triển nhân lực trên địa bàn.

- Hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế-xã hội.

2.2. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

2.3. Hình thành ở cấp tỉnh Hội đồng đào tạo nhân lực (gồm đại diện lãnh đạo các trường Đại học, Cao đẳng, Giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn, lãnh đạo sở ngành) để giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực.

2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác qui hoạch, đào tạo cán bộ

Nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý. Đào tạo phải theo qui hoạch, theo yêu cầu, cơ cấu từng ngành, có trọng tâm, trọng điểm và gắn với bố trí sử dụng bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Quan tâm đào tạo cán bộ cho một số ngành quan trọng nhưng còn thiếu nhất là cán bộ có trình độ cao. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Làm tốt công tác qui hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ, người dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con em gia đình có công với cách mạng.

Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai và minh bạch trong công tác qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, nể nang tùy tiện trong công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá, bổ nhiệm cán bộ nhằm hoàn thiện quy chế thực hiện chủ trương này.

Rà soát công tác qui hoạch cán bộ các ngành, chính quyền, Mặt trận đoàn thể để có cơ sở lựa chọn ngành, mục tiêu đào tạo sau đại học. Việc tổ chức và phân công đào tạo phải cân đối giữa các ngành, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý nhà nước sau đại học. Các cơ quan của tỉnh có trách nhiệm giới thiệu cán bộ đủ điều kiện cử đi đào tạo sau đại học, tạo điều kiện để cán bộ hoàn thành tốt chương trình đào tạo và phát huy hiệu quả trình độ đào tạo sau đại học.

4. Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển có số lượng và cơ cấu hợp lý.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh, huyện đúng tiêu chuẩn, chức danh, ngạch bậc theo qui định. Đối với cán bộ dưới 45 tuổi thuộc diện qui hoạch chức danh lãnh đạo,quản lý phải tốt nghiệp đại học chính qui và tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc chính trị - hành chính.

- Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là các xã thuộc các huyện nghèo đạt tiêu chuẩn chức danh theo qui định gắn với đổi mới qui trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã. Đối cới cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã cần thực hiện tốt 05 giải pháp của Chương trình hành động số 08/CTr-TU ngày 30/8/2011 của Tỉnh ủy Bình Định về thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh.

5. Đào tạo thu hút cán bộ chuyên môn, khoa học, công nghệ có trình độ cao

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, khoa học, công nghệ có trình độ cao cho các ngành kinh tế xã hội của tỉnh. Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ đối với những ngành quan trọng của tỉnh, chú trọng đào tạo các ngành, lĩnh vực trọng yếu như: Quản lý nhà nước, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, ưu tiên đào tạo ở nước ngoài đối với những ngành mà trong nước chưa có khả năng đào tạo hoặc chất lượng đào tạo còn hạn chế.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động chuyển giao công nghệ. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, hợp đồng cán bộ chuyên môn khoa học công nghệ, gắn  thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao ngoài tỉnh về làm việc.

6. Đào tạo đội ngũ công nhân, lao động có tay nghề cao

Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng qui mô, bảo đảm cơ cấu ngành nghề đào tạo. Gắn mục tiêu đào tạo nghề với giải quyết việc làm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ của tỉnh nói chung và Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh nói riêng.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn coi đây là nội dung và yêu cầu cấp thiết trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

7. Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực

Để đạt được các mục tiêu trong quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh cần thiết phải có nguồn tài chính để thực hiện. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực từ 2011 đến năm 2020 của tỉnh như sau:

Chỉ tiêu 2011 - 2015 2016 - 2020 2011 – 2020 Tổng số 2901 3023 5924 I. Vốn đào tạo nhân lực 1115 973 2088 II. Vốn đầu tư cơ sở đào tạo 1786 2050 3836 Trong đó:       1. Ngân sách Trung ương 1160 1209 2369 2. Ngân sách địa phương 580 605 1185 3. Nguồn vốn khác 1161 1209 2370

7.1. Vốn cho nhu cầu đào tạo nhân lực

- Đối với cơ sở đào tạo nghề, dự kiến phân nguồn thu cho nhu cầu đào tạo nhân lực theo tỷ trọng: Ngân sách Nhà nước 20% và huy động các thành phần kinh tế tham gia 80%.

- Đối với các Trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực chủ yếu từ nguồn thu của người có nhu cầu học và nguồn vốn huy động từ nguồn xã hội hóa.

- Đối với các Trường Đại học, Cao đẳng công lập, nguồn vốn cho việc đào tạo nhân lực được trích từ nguồn chi thường xuyên của NSNN, nguồn thu của người học và nguồn vốn huy động khác.

7.2. Vốn cho nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nhân lực

Trong chiến lược phát triển thời kỳ mới, tầm quan trọng của nguồn nhân lực với chất lượng cao đã được xác định. Vì vậy ngân sách Nhà nước sẽ đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp vốn để thực hiện qui hoạch phát triển nhân lực. Dự kiến tỷ lệ nguồn vốn như sau:

          - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: 60% (TW 40%; ĐP 20%)

          - Nguồn vốn huy động từ DN (đơn vị sử dụng nhân lực): 5%

          - Nguồn vốn từ Chương trình dự án: 15%

          - Nguồn vốn từ nước ngoài (ODA, FDI, …): 10%.

          - Nguồn vốn huy động từ người được đào tạo: 5%

          - Nguồn vốn khác: 5%

8. Mở rộng, tăng cường phối hợp và hợp tác phát triển nhân lực

8.1. Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương

Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan tổ chức Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện về giáo viên, nội dung chương trình và nguồn vốn để hỗ trợ Bình Định phát triển nhân lực.

8.2. Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh bạn

Tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận như Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, .... nhằm phát triển nhân lực. Các Sở chuyên ngành tăng cường hợp tác với các sở tỉnh bạn trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.

8.3. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

Bằng các mối quan hệ qua Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, thông qua các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Bình Định, qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để có chiến lược tăng cường hoạt động hợp tác, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao nhân lực với các nước nhằm mang lại điều kiện tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 được triển khai một cách có hiệu quả, các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện những công việc sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Theo dõi tổng hợp và báo cáo tình hình triển khai Qui hoạch phát triển nhân lực của tỉnh cho UBND tỉnh và các Bộ ngành Trung ương theo định kỳ. Hàng năm cân đối ngân sách của địa phương, ngân sách Trung ương và các Chương trình mục tiêu cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo điều kiện để thực hiện các dự án nhất là dự án có liên quan đến đào tạo phát triển nhân lực trình độ cao.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng và thực hiện các Đề án về phát triển nông nghiệp, trong đó đáng lưu ý là phát triển chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, nông sản của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và các loại dịch vụ khác, phát triển chăn nuôi tập trung, độc lập tách biệt với khu dân cư.

3. Sở Công Thương: Khuyến khích hỗ trợ các Doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Tiếp tục thực hiện Đề án: Khôi phục và phát triển các làng nghề CN và TTCN. Thực hiện công tác qui hoạch phát triển thương mại, xây dựng và hoàn thiện các Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, khuyến khích phát triển HTX thương mại - dịch vụ ở các huyện để cung cấp dịch vụ vật tư kỹ thuật, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng và tiêu thụ hàng nông sản cho bà con lao động ở vùng sâu, vùng xa.

4. Ban quản  lý Khu Kinh tế: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu Kinh tế Nhơn Hội và các khu, cụm công nghiệp. Tăng cường thu hút đầu tư các dự án lớn có hàm lượng kỹ thuật cao nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

5. Sở Giáo dục - Đào tạo: Tiếp tục xây dựng kế hoạch  theo từng thời kỳ cụ thể, thực hiện các Chương trình, Đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, toàn diện.

6. Sở Y tế: Nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tiên tiến và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu và chú trọng đến tuyến y tế cơ sở. Tăng cường công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong y học, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, từng bước nâng cao thể lực cho người lao động và thực hiện tốt công tác dân số.

7. Sở Nội vụ: Tiếp tục thực hiện các Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về đào tạo nghề phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới dạy nghề của tỉnh đã được phê duyệt, thực hiện tốt Đề án “Xã hội hoá công tác dạy nghề”; Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; Đề án Xuất khẩu lao động và Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo trong tỉnh đang triển khai.

9. Sở Tài chính: Căn cứ dự toán ngân sách hàng năm bảo đảm cấp đủ vốn cho các Chương trình, Đề án và phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, bảo đảm đúng mục đích và hiệu quả.

10. Các Sở, Ban có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh thời kỳ 2011 - 2020 căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai thực hiện.

 

Nguồn: Quyết định số 531/QĐ-UBND, ngày 28/09/2012 của UBND tỉnh Bình Định


Tin nổi bật Tin nổi bật