|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh

(binhdinh.gov.vn)-Ngày 19/7/2013, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2852/UBND-KTN chỉ đạo các sở, ngành thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển các DN gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh.


Ảnh minh họa.

* Đối với DN chế biến gỗ

Nghiên cứu từng bước thực hiện chuyển đổi sản xuất sản phẩm ngoài trời sang sản xuất sản phẩm gỗ nội thất kết hợp các vật liệu khác, tăng cường công tác thiết kế mẫu để chủ động phát triển những mẫu mã mới, vật liệu mới như kim loại, vải, nhựa, mây, đá… có giá thành cạnh tranh; tranh thủ tận dụng có hiệu quả các gói giải pháp hỗ trợ cho các DN của các ngân hàng thương mại, nhất là các giải pháp hiện đang triển khai thực hiện áp dụng đối với các DN chế biến gỗ của BIDV- Chi nhánh Bình Định và Phú Tài, từng bước tái cơ cấu nguồn vốn hoạt động và thực hiện tích lũy vốn, gầy dựng niềm tin đối với các ngân hàng thương mại; khẩn trương thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá.

 

* Đối với Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định

Tăng cường phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định, các rào cản kỹ thuật thương mại quốc tế, nội dung cam kết WTO, chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu, các nội dung của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ đến các hội viên; dự báo chính xác tình hình cung- cầu, xây dựng kênh thông tin mở, chia sẻ thông tin về thị trường, công tác tìm kiếm thị trường mới, phân công thị phần... tránh chồng chéo khách hàng nhằm giúp DN chủ động hội nhập kinh tế, giảm rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa; hướng dẫn các DN phát động phong trào tái cơ cấu sản phẩm, bộ máy quản lý, cân đối nguồn vốn và kế hoạch tài chính đầu tư phù hợp, tiến hành thay thế dần thiết bị kém hiệu quả hoặc đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, tham gia sản xuất sạch hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện và triển khai thực hiện đề án chuyển đổi hoạt động sản xuất gỗ ngoài trời sang sản xuất sản phẩm gỗ trong nhà; phối hợp với Chi nhánh BIDV Bình Định và Chi nhánh BIDV Phú Tài và các tổ chức tín dụng triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ mới cho các DN ngành gỗ.

 

* Đối với Sở Công Thương, các sở, ngành và địa phương liên quan:

Tập trung công tác tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DN, nhất là hàng tồn kho, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần bình ổn thị trường. Bên cạnh đó khuyến khích sự nỗ lực của cộng đồng DN, đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển; nâng cấp, mở rộng phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên ngành đồ Gỗ và hoạt động CNTT; tiếp tục liên kết với các DN giới thiệu quảng bá các sản phẩm mới, sản phẩm gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ… để tìm kiếm, mở rộng thị trường; thông qua Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại, UBQG về Hợp tác KTQT (Bộ Công Thương) khai thác các thông tin về thị trường, xu hướng tiêu dùng, các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, dự báo và cung cấp đến các DN sản xuất hàng xuất khẩu để chủ động xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp, kịp thời chuyển đổi cơ cấu sản phẩm có lợi thế, có thị trường; thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ nội thất trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp tình hình phát triển của các DN gỗ lâm sản hiện nay, thực hiện hỗ trợ đầu tư nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ nội thất trên địa bàn tỉnh; điều chỉnh, bổ sung chính sách xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ các DN nói chung, DN gỗ lâm sản nói riêng tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

 

Các sở, ngành và các địa phương có liên quan đồng hành cùng với DN để nắm bắt tình hình DN, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp  khả thi, đúng chính sách, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp DN ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.

 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị BIDV và các tổ chức tín dụng tiếp tục hỗ trợ cung ứng vốn tín dụng cho các DN, nhất là các DN thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ sản phẩm ngoài trời sang sản phẩm trong nhà; cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn bằng ngoại tệ đối với khách hàng ngành gỗ; cho vay hỗ trợ cơ cấu tài chính, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và phí dịch vụ, ưu tiên về lãi suất và phí cho vay… nhằm giúp các DN vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật