A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đề án Phát triển quan hệ lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Định

(binhdinh.gov.vn) - UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2094/QĐ-UBND Đề án Phát triển quan hệ lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Phạm vi áp dụng của Đề án gồm: Phạm vi không gian và phạm vi thời gian. Cụ thể, quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động, đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động, đình công tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2024 - 2025 và những năm tiếp theo.

Đối tượng áp dụng Đề án gồm: người lao động, tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định được thành lập theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động cấp tỉnh, cấp huyện. Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tỉnh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện nội dung Đề án.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là đến năm 2025, cơ bản xây dựng và đi vào vận hành hệ thống quan hệ lao động của tỉnh phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản mà Việt Nam đã cam kết, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, tạo nền tảng duy trì và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cho những năm tiếp theo, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bền vững.

Cụ thể, 100% tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi có yêu cầu được hướng dẫn thành lập, đăng ký thành lập theo đúng quy định của pháp luật, được hỗ trợ đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. 100% cán bộ quản lý nhà nước về quan hệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động. Phấn đấu hàng năm thành lập mới ít nhất 40 công đoàn cơ sở, kết nạp mới 8.000 đoàn viên công đoàn. Phấn đấu ít nhất 75% cán bộ ban chấp hành, ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quan hệ lao động khi được bầu vào ban chấp hành, ban lãnh đạo. Phấn đấu ít nhất 75% doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoàn thành việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động; xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài, đảm bảo 100% trọng tài viên lao động được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động. Bổ nhiệm, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên lao động, đảm bảo 100% hòa giải viên lao động được đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện tốt hai chức năng hỗ trợ quan hệ lao động và hòa giải tranh chấp lao động.

Các nhiệm vụ và giải pháp chính của Đề án gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;  Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động; Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động; Thúc đẩy các hoạt động đối thoại và thương lượng tập thể; Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động; Triển khai thực hiện các chính sách phúc lợi cho người lao động.


Tác giả: DTD

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật