|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phương án bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2022

(binhdinh.gov.vn) - Ngày 17/12, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5041/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án Dự trữ hàng hóa và bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ảnh minh họa

Theo UBND tỉnh, việc ban hành Quyết định nhằm chủ động cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường hàng hóa và giá cả nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh về các mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng hệ thống, hình thức phân phối hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn để người dân có thể tiếp cận được hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý; Hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia Phương án tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng; mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, giữa cơ sở sản xuất với phân phối, giúp các đơn vị chủ động tốt nguồn hàng, góp phần ngăn chặn tình trạng khan hiếm giả tạo, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Để đạt được mục tiêu bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; đồng thời, khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022 như sau:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương nắm bắt tình hình diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa để phối hợp tổ chức, điều phối hàng hóa khi thị trường có biến động theo chỉ đạo của UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng hóa có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Tết Nguyên đán nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân; Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố khuyến khích, vận động các Siêu thị, Trung tâm thương mại, các doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tham gia dự trữ và bán hàng bình ổn trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Thông tin danh sách các đơn vị tham gia trên Website Sở Công Thương và các phương tiện truyền thông khác; Chỉ đạo Trung Khuyến công và Xúc tiến thương mại tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng giữa tỉnh Bình Định với các tỉnh, thành để chủ động nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Lễ, Tết, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; giúp các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn hàng cung cấp cho thị trường tỉnh; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất tiếp cận, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối hiện đại; đẩy mạnh hỗ trợ kết nối, quảng bá online; cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần đảm bảo cân đối cung – cầu, ổn định thị trường;  Vận động các đơn vị phân phối trên địa bàn quản lý tăng cường tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp phục vụ nhân dân trong dịp Lễ, Tết;  Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát thị trường kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm đối với các hành vi găm hàng, đầu cơ, nâng giá bất hợp lý.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo, đài tăng cường truyền thông về Phương án Dự trữ hàng hóa và bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối và nhân dân trên địa bàn tỉnh biết, hưởng ứng tham gia; Phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan định hướng công tác thông tin, tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa thiết yếu, kiểm soát lạm phát; kịp thời cung cấp thông tin chính xác, chính thống về tình hình giá cả các mặt hàng trong phạm vi quản lý đến người dân. Tăng cường theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phát tán thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận về giá cả các mặt hàng thiết yếu; Hỗ trợ thông tin tuyên truyền, quảng bá cho các đơn vị tham gia bán hàng bình ổn đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương đề xuất UBND tỉnh cho tạm ứng vốn từ Ngân sách Nhà nước không lãi suất có thời hạn và hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cho các đơn vị có khả năng tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu tham gia bình ổn thị trường trong trường hợp biến động giá cả hàng hóa tăng cao mà các doanh nghiệp không thể chủ động được nguồn vốn. Chủ động, phối hợp với Sở Công Thương theo dõi sát tình hình, diễn biến giá cả thị trường để kịp thời đề xuất, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá phù hợp theo thẩm quyền quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất nông nghiệp bảo đảm đủ nguồn cung trong tỉnh; có giải phápquản lý theo chuỗi từ khâu giết mổ, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ chăn nuôi nhằm bình ổn giá cả thịt gia súc, gia cầm. Vận động các đơn vị thuộc chuỗi cung cấp rau, trứng, thịt an toàn tham gia Phương án để hình thành chuỗi cung ứng hàng hóa ổn định phục vụ công tác cân đối cung – cầu, đồng thời thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Bình Định chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các khách hàng tham gia Phương án được tiếp cận các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất theo quy định của Hội sở chính, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, vận chuyển, buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…trên địa bàn. Xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá tùy tiện, trái pháp luật hoặc tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, vận động và đôn đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối trên địa bàn thực hiện việc dự trữ hàng hóa, chủ động cân đối cung cầu, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng và thực hiện cam kết tham gia bán hàng bình ổn trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trên địa bàn để có biện pháp điều hành phù hợp; có giải pháp bình ổn giá, thực hiện chính sách điều hành đảm bảo mục tiêu, sát với tình hình thực tế và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Trường hợp phát hiện có hiện tượng tăng giá đột biến do hành vi tin đồn thất thiệt, đầu cơ găm hàng, liên kết độc quyền mua, độc quyền bán thì báo cáo cho UBND tỉnh để xem xét, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ổn định giá cả thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát; Kịp thời thông tin về tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn và đề nghị Sở Công Thương tổ chức điều phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu khi cần thiết.

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân phối trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy và nâng cao trách nhiệm cộng đồng doanh nghiệp trong việc tham gia dự trữ và bán hàng bình ổn trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đánNhâm Dần năm 2022, góp phần ngăn chặn tình trạng khan hàng, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương; Phối hợp với Sở Công Thương cung cấp đầu mối thông tin liên hệ của doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa thiết yếu; đồng thời định kỳ cung cấp thông tin về giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu về Sở Công Thương để kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh; Trong trường hợp thị trường xảy ra biến động, các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm ổn định thị trường theo chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan.

TL


Tin nổi bật Tin nổi bật