A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tay- chân-miệng

Ngày 02/03/2012, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 557/UBND-XV về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh tay- chân-miệng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Công điện số 770/CĐ-BYT ngày 21/02/2012 về việc tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng; để chủ động triển khai, tổ chức phòng chống dịch nhanh chóng, hiệu quả

quyết tâm khống chế dịch, không để bùng phát lây lan trên diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, điạ phương liên quan xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch bệnh TCM năm 2012 của tỉnh, lưu ý đề xuất việc thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tại các địa phương để đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh ở các khu vực có ổ dịch cũ, kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ, nhất là các nhà trẻ tư nhân, các hộ trông trẻ tại gia đình; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh TCM của các đơn vị y tế trực thuộc và của các địa phương. Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng; đảm bảo thu dung, cách ly và điều trị kịp thời các ca bệnh theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế để giảm các trường hợp tử vong; đảm bảo dự trữ, cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ… để phòng chống dịch và điều trị cho bệnh nhân kịp thời. Thường xuyên báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh TCM trên địa bàn tỉnh, đánh giá việc triển khai thực hiện của các sở, ngành, đơn vị, địa phương, đoàn thể liên quan cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TCM tỉnh. Chủ động phối hợp, cung cấp nội dung tuyên truyền bằng nhiều hình thức về cách phát hiện bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh TCM, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho các cơ quan thông tin đại chúng, các sở, ngành, đơn vị, địa phương, đoàn thể liên quan để thực hiện tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân thực hiện.

          Giao Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định và Đài truyền thanh các địa phương trên cơ sở nội dung tuyên truyền theo hướng dẫn của ngành Y tế, tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bệnh TCM tại các giờ cao điểm để người dân, nhất là các bà mẹ, thầy cô giáo, người chăm sóc trẻ có được những kiến thức và tham gia tích cực phòng, chống bệnh TCM; tập trung tuyên truyền các nội dung: “Thực hiện ăn sạch, uống sạch, đồ chơi của trẻ sạch, rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh”; phát động chiến dịch rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh để phòng chống bệnh TCM.

          Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học triển khai ngay các biện pháp phòng chống bệnh TCM trong nhà trường, quản lý sức khoẻ của học sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế; thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất khi phát hiện có trẻ mắc bệnh để phối hợp xử lý kịp thời; trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan y tế, các trường mẫu giáo, mầm non tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp với phụ huynh học sinh về các biện pháp phòng và cách nhận biết sớm bệnh TCM để chủ động cách ly, điều trị kịp thời. Giao Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Y tế cân đối, bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác truyền thông phòng chống dịch, mua xà phòng, hóa chất khử khuẩn, thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch và điều trị, chế độ cho người tham gia phòng, chống dịch và điều trị cho bệnh nhân TCM. 

Bên cạnh đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban, ngành, UBND các xã, phường, thị trấn và các đoàn thể thuộc địa bàn huy động lực lượng phối hợp với ngành Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM; cân đối, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để phục vụ các hoạt động phòng chống bệnh TCM tại địa phương. Đồng thời đề nghị các hội, đoàn thể: phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố vận động hội, đoàn viên tham gia tích cực, trực tiếp tuyên truyền đến tận hộ gia đình, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM theo hướng dẫn của ngành Y tế. Đề nghị các cơ sở y tế Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: phối hợp tốt với Sở Y tế tỉnh Bình Định trong công tác giám sát, phát hiện, cách ly điều trị và hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM, khống chế, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.


Tin nổi bật Tin nổi bật