A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thăm dò, khai quật khảo cổ tại khu vực Thành Hoàng Đế

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phối hợp thăm dò, khai quật khảo cổ tại khu vực xây dựng đền thờ Nguyễn Nhạc thuộc Di tích Thành Hoàng Đế, xã Nhân Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định từ ngày 16/7 đến 16/10/2013.


Mô hình thành Hoàng Đế

Diện tích thăm dò, khai quật là 899m², gồm 41 hố. ông Bùi Chí Hoàng, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được giao chủ trì thăm dò, khai quật.


Trong thời gian thăm dò, khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương. Đồng thời, những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật giao cho Bảo tàng tỉnh Bình Định giữ gìn, bảo quản.


Sau khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật, chậm nhất 3 tháng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định và Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ phải có báo cáo sơ bộ và sau 11 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.


Được biết, Thành Hoàng Đế được triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1775 trên cơ sở thành Đồ Bàn của Vương quốc Champa để lại và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778.


Trong suốt một thời gian dài từ 1776 đến 1793, Thành là đại bản doanh của quân Tây Sơn và sau đó là kinh đô của chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức – Nguyễn Nhạc. Thành Hoàng Đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành  Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành.


Sau khi triều đại Tây Sơn thất bại, Gia Long - Nguyễn Ánh đã trả thù cực kỳ dã man đối với triều đại Tây Sơn. Thành Hoàng Đế, dấu tích một thời vàng son của Tây Sơn cũng bị phá đổ nát. Trên nền cũ của thành, nhà Nguyễn đã cho xây một khu lăng thờ 2 viên quan nhà Nguyễn chết ở đây là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, đây là một khu lăng mang phong cách Nguyễn điển hình nằm trong quần thể của di tích.


Theo chinhphu.vn

 


Tin nổi bật Tin nổi bật