|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020

(binhdinh.gov.vn) - Tại Công văn số 2266/UBND-NC ngày 09/4/2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương về việc triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020.

Ảnh minh họa

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, trên cơ sở kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân để tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác này; tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác này trong tình hình mới và nhiệm vụ chính trị của sở, ngành, địa phương.

Căn cứ điều kiện, tình hình thực tiễn và định hướng nội dung PBGDPL được xác định tại Quyết định số 121/QĐ-UBND; Công văn số 981/UBND-NC ngày 24/02/2020 của UBND tỉnh hướng dẫn tổ chức PBGDPL về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân và yêu cầu quản lý nhà nước.

Đối tượng cần tập trung ưu tiên phổ biến là đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL mà trọng tâm là người dân tộc thiểu số, người dân tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; học sinh, sinh viên. Trong đó, cần đặt ra các yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể làm cơ sở cho việc đánh giá, sơ kết, tổng kết theo hướng định lượng hiệu quả của quá trình triển khai.

Đặc biệt, để tiếp tục đồng hành cùng cả nước trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành chức năng, trong đó có Công văn số 981/UBND-NC ngày 24/02/2020 của UBND tỉnh hướng dẫn tổ chức PBGDPL về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường trách nhiệm của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, cấp huyện (Hội đồng), Ban Thư ký giúp việc và cơ quan thường trực Hội đồng; tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng trong chỉ đạo, tổ chức PBGDPL trong ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp về PBGDPL. HĐND tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức việc giám sát chuyên đề về công tác PBGDPL trên địa bàn nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của HĐND các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội, đoàn thể trong giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về PBGDPL.

Bên cạnh những nhiệm vụ trên, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phốtiếp tục đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin gắn với triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 - 2021”. Triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định; triển khai công tác PBGDPL trong nhà trường; triển khai thực hiện Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; triển khai Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 09/11) và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường”.

Công tác hòa giải ở cơ sở xây dựng xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Đối với công tác hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháptham mưu UBND tỉnh phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở” tại điểm cầu Bình Định. Xây dựng Kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 04/03/2020 của UBND tỉnh thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2020 (Đề án 428). Bố trí nguồn lực (nhân lực và kinh phí) bảo đảm thực hiện Đề án 428 năm 2020; đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh tham gia đầy đủ đợt tập huấn nghiệp vụ do Bộ Tư pháp tổ chức; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, in, phát hành hoặc theo hình thức phù hợp để trang bị Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên ở cơ sở.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn, thành lập mới (nếu có) Tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên tại các thôn, làng, khu phố. Thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng hoạt động hòa giải ở từng địa bàn cụ thể, vận động thay thế các hòa giải viên không đủ điều kiện để thực hiện công tác hòa giải một cách tích cực, hiệu quả. Lưu ý huy động đội ngũ luật sư, luật gia, người đã và đang công tác trong lĩnh vực pháp luật, trong đó có lực lượng công an xã (đã được chính quy hóa) tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở. Bố trí tài chính, hỗ trợ cơ sở vật chất theo quy định cho công tác hòa giải ở cơ sở; thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo, thống kê theo quy định; kịp thời khen thưởng đối với tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở. Khuyến khích tìm kiếm, xây dựng, đánh giá các mô hình hay, hiệu quả trong hòa giải ở cơ sở và có giải pháp nhân rộng các mô hình đó trên địa bàn.

Trong công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương theo Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm tham mưu, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ “đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật, bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 để cơ quan Tư pháp các cấp chủ trì thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả và yêu cầu đề ra, bám sát hướng dẫn tại Công văn số 412/BNN-VPĐP ngày 14/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh rà soát, đề xuất (nếu có) nội dung sửa đổi, bổ sung; kiến nghị chính sách, cơ chế hỗ trợ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giai đoạn 2021 - 2025 để báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 30/4/2020.

Kim Loan


Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật