|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định

(binhdinh.gov.vn) - UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 123/KH-UBND về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.Q - stp.binhdinh.gov.vn)

Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai kịp thời, chi tiết, hiệu quả và thống nhất các nhiệm vụ, nội dung đề ra tại Quyết định số 1892/QĐ-UBND ngày 28/5/2024 của UBND tỉnh nhằm tăng cường, củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ hòa giải viên; từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Theo kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì lựa chọn 01 đơn vị cấp xã thực hiện chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình “cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở” với các nội dung: Hướng dẫn củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bầu bổ sung, thay thế hòa giải viên ở cơ sở, bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở; Hướng dẫn, tạo điều kiện cho đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên phối hợp, hỗ trợ cho tổ hòa giải ở cơ sở; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở (tổ chức các lớp tập huấn; cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,...); Hỗ trợ pháp lý, kỹ năng thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp tài sản có giá trị lớn và các vi phạm pháp luật thuộc trường hợp được hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; Huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở (nếu có).

Sở Tư pháp có nhiệm vụ: phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan rà soát, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả như mục tiêu đã đề ra; bổ sung nguồn tập huấn viên là đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân, luật gia, luật sư, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và phương pháp bồi dưỡng, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện bằng hình thức phù hợp.

Sở Tư pháp, UBND cấp huyện chủ trì biên soạn, phát hành các tài liệu dành cho đội ngũ tập huấn viên (tài liệu về phương pháp hướng dẫn kỹ năng bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở, bài giảng mẫu, tài liệu hỗ trợ khác).

Sở Tư pháp chỉ đạo, tổ chức rà soát, đánh giá, kiện toàn tổ hòa giải, bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở từ nguồn tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; huy động cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở làm hòa giải viên ở cơ sở. Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở. 

Sở Tư pháp, UBND cấp huyện biên soạn, phát hành các tài liệu về kiến thức pháp luật, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

Sở Tư pháp tham mưu thực hiện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ lãnh đạo UBND cấp xã, công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Sở Tài chính, Sở Tư pháp có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

Sở Tư pháp, UBND cấp huyện đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Sở Tư pháp thu hút đội ngũ luật sư, luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, người đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên tham gia, hỗ trợ cho công tác hòa giải; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở.

Sở Tư pháp, Sở Ngoại vụ tổ chức các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quốc tế (nếu có) nhằm nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở bằng hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương.

Sở Tư pháp Kiểm tra, khảo sát việc triển khai thực hiện (thực hiện lồng ghép trong kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh).


Tác giả: DTD

Tin liên quan

Tin nổi bật Tin nổi bật