Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” trên địa bàn tỉnh
Ảnh minh họa
Theo đó, mục đích của kế hoạch phát động và triển khai hiệu quả phong trào thi đua góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; các doanh nghiệp tổ chức phong trào thi đua thiết thực hiệu quả với mục tiêu xây dựng doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Bình Định có khoảng 7.500 doanh nghiệp hoạt động ổn định, đóng góp khoảng 60% GRDP, đóng góp trên 70% thu ngân sách của tỉnh; trong đó có 2% doanh nghiệp lớn có tiềm lực mạnh tạo động lực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh cùng phát triển; thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua, phát huy và khuyến khích tính sáng tạo của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương xây dựng nội dung, chỉ tiêu thi đua thiết thực, lấy sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân là thước đo hiệu quả hoạt động. Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong các doanh nghiệp. Thi đua trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước. Nội dung phong trào thi đua gắn với đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời, phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) và hội nhập quốc tế. Gắn kết chặt chẽ kết quả thực hiện phong trào thi đua đối với công tác khen thưởng. Quan tâm khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đóng góp cho cộng đồng, giải quyết nhiều việc làm, khuyến khích nhiều phong trào khởi nghiệp. Việc khen thưởng tôn vinh đảrn bảo, chính xác, công khai, công bằng và kịp thời, tạo động lực để tập thể và cá nhân phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đối với các sở, ngành, các địa phương tiếp tục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tại Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ; Quyết định số 3058/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Đồng thời tuyên truyên sâu rộng Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và phong trào thi đua Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển. Căn cứ yêu cầu đối tượng cụ thể tổ chức phát động, triển khai sâu rộng phong trào thi đua. Việc phát động phong trào thi đua cần được tiến hành với nội dung, tiêu chí cụ thể phương thức phù hợp gắn với yêu cầu hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp với tinh thần “Xây dựng liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp”, trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp.Quán triệt cán bộ, công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm hoặc chiến lược phát triển của doanh nghiệp để tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với đặc điểm, đặc thù của đơn vị mình, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ và kịp thời các sắc thuế cho nhà nước, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường..., tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn thể công nhân viên và người lao động, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra của doanh nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhâp quốc tế.
Giao các sở, ngành, địa phương căn cứ kế hoạch, điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung và chất lượng, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được phân công tại Quyết định số 3058/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Giao Sở Nội vụ là cơ quan Thường trực giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tham mưu đề xuất UBND tỉnh báo cáo cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Định kỳ hàng năm, các sở, ngành, địa phương báo cáo tình hình tổ chức và kết quảthực hiện phong trào thi đua về UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp./.
Hữu Phước